Hơn 20 năm đưa học sinh qua sông miễn phí
Mỗi ngày, bất kể trời mưa nắng, bà Tôn Hoàng Dịch Thủy (51 tuổi) vẫn cần mẫn đưa học sinh từ cồn vượt sông Hậu sang bên kia bờ để đến trường. Công việc đưa đò miễn phí này đã gắn với bà hơn 20 năm qua.
Bà Thủy và em học sinh được bà đưa đón miễn phí suốt 3 năm qua – ẢNH: DUY TÂN
Bà Thủy kể, bà sinh ra trong gia đình nghèo khó, đông anh chị em, không có đất canh tác nên mẹ bà làm nghề chèo ghe bán rau củ trên sông và nhận chở khách để lo cho các con. Đến năm 1996, khi mẹ già yếu, bà Thủy thay mẹ làm nghề đưa đò ở Cồn Sơn (thuộc P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) cho đến nay.
Mặc dù đưa đò kiếm tiền sinh sống nhưng bà Thủy lại chở miễn phí các em học sinh và người lao động nghèo. Bà chia sẻ: “Chứng kiến các em học sinh qua sông vất vả tôi nhớ lúc mình còn nhỏ. Khi đó, nhà cách trường một con sông nhỏ, mỗi lần đi lại rất khó khăn, nhiều lần xin đi nhờ đò bị từ chối nên tôi không qua sông đi học được. Vậy nên, giờ làm người lái đò, tôi muốn giúp các em được cắp sách tới trường nên nhận đưa qua sông miễn phí”. Bên cạnh đó, bà còn sẵn lòng giúp đưa người lao động nghèo qua sông không lấy tiền.
Bà Thủy lái đò đưa khách tham quan Cồn Sơn
Video đang HOT
Ròng rã hơn 20 năm qua, mỗi ngày bà Thủy đưa hàng chục chuyến đò chở học sinh và người dân Cồn Sơn vượt sông Hậu qua bên kia bờ. Công việc của bà bắt đầu từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối. Đặc biệt, mốc thời gian đưa rước học sinh luôn được bà ghi lại rất rõ trên tấm bảng nhỏ. Buổi sáng, khoảng 6 giờ 30 đưa các em qua sông để đến trường, 11 giờ chở các em trở lại về nhà. Đối với các em học buổi chiều, thời gian đến trường là 12 giờ 30 và khi về là 17 giờ 30.
Ngoài việc đưa các học sinh qua đò trong giờ học chính khóa, bà Thủy còn đưa các em đi học thêm. Nhiều khi bị bệnh mệt, bà vẫn cặm cụi đưa đò vì không muốn để các em lỡ ngày học nào. Thu nhập từ việc đưa đò của bà Thủy chủ yếu từ việc chở khách tham quan sang Cồn Sơn. Bà dành dụm để chăm sóc người mẹ già yếu và sửa chữa, nâng cấp phương tiện, mua xăng chạy đò.
Em Bạch Hữu Lợi (ngụ Cồn Sơn), đang học lớp 8A8, Trường THCS An Thới, P.Bùi Hữu Nghĩa, cho biết: “Em đi đò của cô Thủy đã được 3 năm nay. Nếu không có cô Thủy, mỗi ngày qua lại để đến trường cũng tốn hơn 5.000 đồng, mỗi tháng gần 100.000 đồng, đó là một khoản tiền lớn đối với gia đình em. Trong lúc đưa đò, cô còn thường nhắc nhở chúng em phải ngồi cẩn thận và đi học thì phải biết giúp đỡ nhau học tập thật tốt để cha mẹ và thầy cô vui lòng”.
Theo thanhnien
Chàng trai của tộc người 400 nhân khẩu được tuyên dương toàn quốc
Từ núi cao, Lô Văn Anh - người con của đồng bào Ơ Đu xuống TP Vinh theo đuổi giấc mơ con chữ. Vừa qua, Văn Anh là đại diện duy nhất của dân tộc Ơ Đu vinh dự được góp mặt trong lễ tuyên dương 166 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc 2018.
Lô Văn Anh (SN 1999), người con của dân tộc Ơ Đu - một trong những dân tộc có số nhân khẩu ít nhất cả nước, sinh ra ở xã Kim Đa, huyện Tương Dương, Nghệ An. Khi xã Kim Đa phải nhường đất cho dự án Thủy điện Bản Vẽ, gia đình Lô Văn Anh phải đến Nga My tái định cư nhưng cả gia đình quyết định chuyển đến xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An sinh sống.
Người con của tộc người Ơ Đu Lô Văn Anh.
"Em sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng may mắn bố mẹ có tư tưởng tiến bộ, coi trọng việc học hành. Theo thống kê chưa đầy đủ, người Ơ Đu có khoảng hơn 400 nhân khẩu, sống chủ yếu ở huyện Tương Dương và khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ ở huyện Thanh Chương", Lô Văn Anh cho biết.
Sau khi học hết trung học cơ sở, em thi vào Trường THTP Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, bắt đầu cuộc sống tự lập xa nhà. Ba năm học cấp 3, Lô Văn Anh là một trong số rất ít học sinh người Ơ Đu có thành tích học tập khá tại trường. Người con của núi rừng mơ ước được phục vụ trong quân đội nhưng chiều cao không đủ tiêu chuẩn. Mặc dù vậy, em vẫn hết sức nỗ lực trong kỳ thi THPT quốc gia và đạt số điểm 22 điểm/3 môn khối C.
Số điểm này, cộng với điểm ưu tiên, Lô Văn Anh có thể lựa chọn vào một trường đại học thuộc top đầu nhưng sau nhiều cân nhắc, em đã có lựa chọn riêng của mình: đi học nghề.
"Là người dân tộc thiểu số, nhiều điều kiện học tập không thể bằng các bạn khác, đặc biệt là cơ hội việc làm sau khi ra trường. Bởi vậy, em nghĩ học nghề sẽ tốt hơn cho mình, cho cả bố mẹ. Sau khi suy nghĩ, cân nhắc, em chọn ngành Công nghệ ô tô - một trong những nghề "thời thượng" hiện nay, cơ hội việc làm sẽ lớn hơn", Lô Văn Anh tâm sự.
Lô Văn Anh và thầy trưởng khoa Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức chụp ảnh lưu niệm tại lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2018. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Hiện Lô Văn Anh là sinh viên năm thứ 1, khoa Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức (đóng ở TP Vinh, Nghệ An). Từ dân chuyên khối C, chuyển sang học chuyên ngành kỹ thuật, em phải nỗ lực hơn các bạn nhiều lần.
Cô Đinh Thị Minh Hạnh - Chủ nhiệm lớp Cao đẳng ô tô 4, K12, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức, chia sẻ về cậu học trò của mình: "Lô Văn Anh là sinh viên hiền lành, ngoan, chịu khó và đặc biệt có tinh thần cầu thị, ham học hỏi. Ngoài ra, em cũng là hạt nhân văn nghệ và tham gia tích cực nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường".
Việc có tên trong danh sách 166 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2018 do Ủy ban Dân tộc, Bộ GD&ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương đối với Lô Văn Anh là một bất ngờ lớn, nhưng cũng là động lực tiếp sức cho em trên con đường học hành sắp tới. Thương cậu học trò nghèo chưa một lần được đi xa, đích thân thầy trưởng khoa đưa Văn Anh ra thủ đô dự lễ tuyên dương.
Được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn, Lô Văn Anh đang cố gắng để hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất.
"Được ra thủ đô dự lễ tuyên dương cùng nhiều bạn, nhiều anh chị là người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trên cả nước, bản thân em vừa thấy vinh dự, vừa thấy ngưỡng mộ, khâm phục các anh chị. Em tự hứa cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống và trong học tập, để mọi người biết đến dân tộc Ơ Đu nhiều hơn.
Người Ơ Đu bây giờ có số lượng người rất ít, không còn duy trì được tiếng nói của mình, nhiều nét văn hóa bị mai một, hòa lẫn vào dân tộc khác, không có nhiều người học được lên cao nhưng em nghĩ, quan niệm về sự học cần phải được thay đổi. Dù là dân tộc ít người, dù điều kiện sống còn hết sức khó khăn nhưng nếu có cố gắng, có quyết tâm, người Ơ Đu cũng có thể đạt được những thành tích như các đồng bào dân tộc thiểu số khác", Lô Văn Anh chia sẻ.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Công ty CP Phân bón Bình Điền và Đài Phát thanh- TH Đắk Lắk: 10 năm "Nâng cánh ước mơ- Nối nhịp cầu nhân ái" Năm 2019, chương trình "Nâng cánh ước mơ- Nối nhịp cầu nhân ái" do Cty CP Phân bón Bình Điền và Đài Phát thanh- Truyền hình Đắk Lắk phối hợp tổ chức, đã tròn 10 năm thực hiện. Đầu năm 2009, những người làm báo ở Đài PTTH tỉnh Đắk Lắk nhận ra giá trị nhân văn của "Mái ấm Bình Điền", nên...