Hơn 20 năm ‘bám lớp’ tình thương
Thầy giáo biên phòng Vũ Trường Tính đã giúp nhiều trẻ em không có điều kiện học tập tại các trường chính quy biết con chữ, phép tính.
Trung tá Vũ Trường Tính hướng dẫn trẻ tại lớp học tình thương phường Phú Mỹ học bài.
Đối với con em của nhiều lao động nhập cư về làm ăn, sinh sống trên địa bàn Quận 7 (TPHCM), thầy giáo biên phòng Vũ Trường Tính như là người cha thứ 2. Những năm qua, bằng tình thương, trách nhiệm của người lính, anh đã giúp nhiều trẻ em không có điều kiện học tập tại các trường chính quy biết con chữ, phép tính.
Thầy giáo của trẻ nghèo
Căn phòng rộng chừng 25 mét vuông, nằm sâu trong con hẻm thuộc đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, Quận 7, TPHCM có rất đông em nhỏ miệt mài học tập.
Học sinh trong lớp học này là con em của các hộ gia đình nhập cư từ các tỉnh như Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang… về khu vực Quận 7 trọ làm thuê, làm mướn để mưu sinh. Cách đây 4 năm, khi được phân công về thực hiện nhiệm vụ tại Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Mỹ, Trung tá Vũ Trường Tính đã tình nguyện tham gia giảng dạy lớp học này. Mong muốn của anh là được hỗ trợ nhiều trẻ nghèo biết đến con chữ, phép tính.
Trung tá Tính cho biết, trẻ theo học tại đây đa phần là con em các gia đình không có hộ khẩu hoặc hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, nhiều cháu mặc dù đã quá độ tuổi đến trường nhưng vẫn không biết đến mặt chữ, phép tính. Hằng ngày, các em phụ cha mẹ bán hàng hay đi bán vé số, lượm ve chai…
“Hiện, lớp văn hóa có hơn 30 em theo học, với độ tuổi từ 6 – 15. Hơn 4 năm qua, ngoài tôi còn có 1 cán bộ tại phường Phú Mỹ và 1 sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM tham gia giảng dạy. Hoạt động của lớp diễn ra từ 16 giờ đến 18 giờ 30 phút từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần. Ngoài giúp trẻ biết đọc, viết, tôi cùng giáo viên còn phối hợp địa phương mở lớp học võ để rèn luyện sức khỏe cho các em”, Trung tá Tính chia sẻ.
Video đang HOT
Người dân nhập cư sinh sống tại khu vực hành lang cửa khẩu cảng Quận 7 cuộc sống rất khó khăn. Để phụ giúp gia đình, nhiều đứa trẻ phải ở nhà trông nhà, bán vé số hoặc phục vụ quán cơm để có thêm thu nhập. Đây cũng là lý do khiến cho lớp học không thể mở vào ban ngày được. Các em chỉ có thể theo học vào buổi chiều tối sau một ngày vất vả, tất bật với cuộc sống mưu sinh.
Trương Thị Bé Duyên (15 tuổi) quê ở Tiền Giang là một trong những học sinh lớn tuổi nhất tại lớp học tình thương ở phường Phú Mỹ chia sẻ: “Em rất muốn được đến trường như các bạn cùng trang lứa, nhưng do hoàn cảnh gia đình không cho phép nên học hết lớp 3 phải nghỉ học giữa chừng để theo người nhà lên TPHCM. May mắn khi cùng gia đình lên đây có lớp học tình thương của thầy giáo Tính. Ban ngày, em phụ giúp gia đình bán vé số, chiều về cắp sách đến lớp học bài. Em rất vui vì được đến lớp cùng bạn bè, được học chữ, làm toán và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích”.
Trung tá Tính (bên trái) và chính quyền địa phương tích cực vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ quà cho học sinh.
Xóa mù chữ cho hơn 200 trẻ
Năm 1992, tốt nghiệp Trường Trung cấp Biên phòng 2, người lính trẻ Vũ Trường Tính về công tác tại Đồn Biên phòng Thạnh An, huyện Cần Giờ (TPHCM). Tại đây, anh được phân công thực hiện công tác vận động quần chúng tại ấp đảo Thiềng Liềng, địa bàn xa xôi, nghèo khó nhất của xã đảo Thạnh An với tứ bề sông nước, kênh rạch chằng chịt. Người ta vẫn hay gọi Thiềng Liềng là “đảo trong đảo” vì từ trung tâm huyện đi đò mất 45 phút qua trung tâm xã Thạnh An.
Do điều kiện giao thông đi lại khó khăn nên số người mù chữ thời điểm đó ở ấp đảo Thiềng Liềng chiếm số lượng lớn. Đặc biệt nhiều trẻ em dù đã đến tuổi đi học nhưng chưa đến trường. Trước tình hình nói trên, năm 1999, “thầy” Tính đã tham mưu cho Đồn Biên phòng Thạnh An mở lớp học xóa mù chữ tại địa bàn phụ trách, mở đầu chặng đường mang con chữ đến với trẻ nghèo.
Chia sẻ về khoảng thời gian dạy chữ tại ấp đảo Thiềng Liềng, Trung tá Tính nhớ lại: “Đây là những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời làm thầy giáo của tôi. Lúc bấy giờ điều kiện còn khó khăn lắm, lớp học không ra lớp, tôi phải đến từng gia đình vận động bà con chủ động cùng với biên phòng xây dựng lán để làm lớp học tạm thời. Lớp đầu tiên đã thu hút được đông đảo người dân, đủ mọi thành phần, lứa tuổi theo học: Từ những em bé đến các cụ già bước sang tuổi “xưa nay hiếm”. Lớp học này đã tạo tiền đề cho công cuộc xóa mù chữ cho bà con ở trên địa bàn. Đến năm 2009, trẻ em và người dân trên đảo đều biết đến con chữ, phép tính”.
Sau 9 năm dạy tại ấp Thiềng Liềng, năm 2010, Thiếu tá Tính chuyển công tác về Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Nghé thuộc Quận 7 (TPHCM). Tại đơn vị mới, anh tiếp tục tham mưu với lãnh đạo mở lớp học tình thương dạy cho trẻ nghèo tại phường Tân Thuận Đông. Tiếp đó đến năm 2019 chuyển công tác về tại phường Phú Mỹ và anh tình nguyện tham gia giảng dạy tại lớp học tình thương trên địa bàn này cho đến nay.
“Hơn 20 năm mang con chữ đến với trẻ em nghèo, điều mà tôi luôn mong muốn là làm sao các em không có điều kiện đến trường được biết đọc, biết viết. Những năm qua, bản thân đã giúp hơn 200 trẻ nghèo biết con chữ, phép tính. Nhiều em sau khi học tại lớp học tình thương, có nguyện vọng học tiếp, tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ các em. Có những em hiện giờ có việc làm ổn định trong cơ quan Nhà nước hay các công ty”, Trung tá Tính vui vẻ nói.
Con em nhập cư sinh sống ở khu vực hành lang cửa khẩu cảng Quận 7, sau khi theo học tại lớp học tình thương đều chăm ngoan và nắm bắt bài giảng rất tốt. Tuy nhiên trong hơn 10 năm dạy chữ cho trẻ em nghèo tại đây, điều mà tôi trăn trở nhất là do tính chất công việc bố mẹ không ổn định nên các em thay đổi chỗ ở liên tục. Không ít trẻ chỉ theo học được thời gian ngắn rồi phải theo cha mẹ đến những nơi làm mới…”. - Trung tá Vũ Trường Tính
Nhà giáo luôn nỗ lực đổi mới bài giảng
Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giáo viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội là một nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, luôn nỗ lực sáng tạo, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới bài giảng, làm cho từng bài giảng sinh động để học viên hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn hiệu quả nhất.
Khi được cử tham dự Lớp bồi dưỡng kiến thức quân sự tại Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, tôi nhiều lần được nghe giảng, gặp gỡ, trò chuyện với Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giáo viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn của nhà trường.
Nhà giáo Dư Văn Thịnh suy nghĩ, biên soạn, đổi mới bài giảng.
Ấn tượng sâu sắc với tôi về thầy là sự gần gũi, giản dị, khiêm nhường. Khi được tin thầy được Bộ Quốc phòng công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng, năm 2022, chúng tôi đến chúc mừng thầy. Thầy Dư Văn Thịnh nói: "Công việc của tôi và các nhà giáo của trường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi luôn cố gắng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Sự nỗ lực trong công việc là nhu cầu, trách nhiệm, chứ không chỉ là nghĩa vụ, mà mục tiêu là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Khi được tập thể tín nhiệm, cấp trên biểu dương, khen thưởng, thì đó là hệ quả, chứ không phải là mục đích của những nỗ lực đó...".
Thầy giáo Dư Văn Thịnh trao đổi với học viên tại lớp học.
Trung tá Dư Văn Thịnh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người thầy có tác động quan trọng đối với người học; thầy dạy tốt mới có trò học tốt. Thầy cho rằng, người thầy luôn phải là một tấm gương về mọi mặt để học viên, sinh viên học tập và noi theo.
Thầy luôn đề cao phương châm dạy và học theo hướng phát huy sự sáng tạo của người học; đồng thời người giáo viên phải không ngừng sáng tạo, đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. Nếu giáo viên chỉ sử dụng kiến thức có trong tài liệu, giáo trình, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, vận dụng thực tế, thì bài giảng khô cứng, "tra tấn" học viên khi đứng lớp.
Do vậy, mỗi giờ học, bài giảng của Trung tá Dư Văn Thịnh luôn được nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, kiến thức sâu sắc, chọn lọc các ví dụ gần gũi, sát thực với các tình huống và các câu hỏi mở hợp lý, giúp người học dễ nắm bắt và có thể tiếp thu kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Thầy kết hợp hài hòa các phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học, đem lại hứng thú học tập cho học viên.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, thầy chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin của học viên. Giờ học của thầy thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: Giữa giáo viên với học viên, giữa học viên với nhau. Thầy còn chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng gắn với thực tiễn. Với phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, sự chủ động và nâng cao khả năng tư duy cho người học, mỗi bài giảng của thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người học về môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Trung tá Dư Văn Thịnh nhận bằng chứng nhận danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi" cấp Bộ Quốc phòng
Cùng với sự nỗ lực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, Trung tá Dư Văn Thịnh luôn nỗ lực tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 5 năm gần đây, mỗi năm thầy đều viết và có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Thầy chủ động đề xuất và biên soạn giáo trình, tài liệu và một số sách chuyên khảo. Hằng năm, thầy đều chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các đề tài nghiên cứu của thầy luôn hoàn thành đúng tiến độ và được đánh giá cao. Với những nỗ lực ấy, năm 2022, thầy được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.
Trong công tác giảng dạy và sinh hoạt, Trung tá Dư Văn Thịnh luôn đề cao ý thức trách nhiệm, tự giác tu dưỡng, học tập, gương mẫu rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh của nhà giáo quân đội. Thầy còn luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ và động viên học viên chúng tôi học tập, công tác và rèn luyện. Đối với chúng tôi, nhà giáo, Trung tá Dư Văn Thịnh là tấm gương sáng về bản lĩnh, đạo đức và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ...
Bà giáo về hưu mở lớp xóa mù chữ trực tuyến Trên kênh phát trực tiếp của bà Yang Weiyun, 73 tuổi, không có âm nhạc, nhảy múa hay buôn bán sản phẩm như các kênh khác. Cụ bà Yang Weiyun dạy tiếng Trung trực tuyến. Ở đó, cụ bà đã về hưu dạy tiếng Trung cho những người lớn mù chữ. Sống tại thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy, Trung Quốc, bà...