Hơn 15% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi
Tại nước Việt Nam, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá ngày càng có xu hướng trẻ hóa với 21,6% nam 16-24 tuổi hút thuốc; 17% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi.
Tại Hội thảo Câp Nhât thông tin vê Ngay Thê giơi Không thuôc la va thưc thi Luât PCTH thuôc la diễn ra chiều 26/5, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam vẫn xếp vào trong số 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên cho thấy độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thống kê gần đây nhất năm 2013 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc của nam giới trưởng thành tại Việt Nam chiếm tỷ lệ hơn 48%. Như vậy, với dân số hơn 90 triệu người, trên toàn quốc có khoảng hơn 15 triệu nam giới ở tuổi trưởng thành hút thuốc lá.
Xu hướng hút thuốc ở thanh niên ngày càng trẻ hóa với 21,6% thanh niên từ 16 – 24 tuổi là người hút thuốc. Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc lá trong họ sinh độ tuổi 13 – 15 năm 2007 thì có 17% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi, hơn 10% cho biết sẽ có ý định hút thuốc trong tương lai.
Việt Nam là một trong những nước mức thuế thuốc lá rẻ nhất thế giới, trong khi đó Việt Nam nằm trong “top” 15 nước có tỉ lệ hút thuốc cao nhất thế giới. Ảnh: H.Hải
“Do thuế thuốc lá thấp, nên giá các sản phẩm thuốc lá rất rẻ đã tạo điều kiện để thanh thiếu niên dễ tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá và nhanh chóng trở thành người nghiện thuốc lá. Nhiều người trong số các em đã phải gánh chịu những hậu quả to lớn do sử dụng thuốc lá”, ông Khuê nói.
Trên thế giới, mỗi năm thuốc lá giết gần 6 triệu người trên toàn cầu, trong đó hơn 600 nghìn ca tử vong liên quan đến hút thuốc thụ động. Nếu không có những hành động kịp thời, con số tử vong do nạn dịch thuốc lá sẽ tăng lên thành 8 triệu ca mỗi năm vào năm 2030. Hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nước hãy tăng thuế thuốc lá. Bởi việc tăng thuế thuốc lá rất có hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở nhóm thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc. Theo nghiên cứu, khi tăng thuế thuốc lá sao cho giá thuốc lá tăng thêm 10% sẽ giúp giảm tiêu thụ thuốc lá khoảng 4% ở các nước có thu nhập vao và khoảng 8% ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Bà Phan Thị Hải, Phó Chánh Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh), Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khỏe và kinh tế tại Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 40 nghìn người Việt nam tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70 nghìn người/năm. Theo điều tra tại bênh viện K năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2011 cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. Xét trên gánh nặng kinh tế, năm 2012, người Việt Nam đã bỏ ra tới 22 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng thuốc lá. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho chỉ 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra đã lên tới con số trên 23 nghìn tỷ đồng/năm.
“Để giảm số người hút thuốc lá mỗi năm Bộ Tài chính đang đề xuất mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá cần tăng từ 65% mức hiện nay lên 75% vào năm 2015 và 85% vào năm 2018″, bà Hải nói.
Việt Nam hiện là nước có mức thuế thuốc lá thấp (chiếm 41,6% trên giá bán lẻ), thấp gần nhất so với các nước trong khu vực (như Brunei 81%, Thái Lan 70%, Philipine 53%, Lào 43%. Trong khi đó, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được coi là biện pháp kiểm soát thuốc lá có hiệu quả cao và chi phí thấp nhất. Báo cáo Y tế thế giới năm 2010 ước tính ở 22 quốc gia thu nhập thấp nhất, khi tăng 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ giúp ngân sách các quốc gia này có thêm hơn 1,4 tỷ USD mỗi năm từ khoản thu thuế thuốc lá.
Video đang HOT
Các nghiên cứu cũng tho thấy, việc tăng thuế thuốc lá rất có hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở nhóm thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc.
Do vậy, để giảm mức tiêu thụ thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng chống thuốc lá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế đề xuất lộ trình: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc là từ 65% lên 105% vào thời điểm 2015 cho giai đoạn 3 năm từ 2015 đến 2017; Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 105% lên 145% vào thời điểm năm 2018 cho giai đoạn hai năm 2018-2019 và sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh thuế vào năm 2020.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Việt Nam tự chế ôtô rẻ, tốt: Nói không ai tin?
Tác giả bức tâm thư về công nghiệp ôtô, ông Bùi Ngọc Huyên khẳng định: các DN Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được ô tô, với chất lượng tốt và giá rẻ hơn xe lắp ráp của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Việt Nam làm xe rẻ, tốt?
Ông Huyên cho biết, hiện nay Vinaxuki đã sản xuất được khung xe ô tô từ 5-8 chỗ ngồi, sắp tới sẽ lắp động cơ của Nhật Bản cùng các linh kiện sản xuất tại Thái Lan mà nhiều DN DFI tại Việt Nam vẫn mua về lắp ráp.
Với cách làm này, chất lượng xe sẽ tốt và giá thành chắc chắn rẻ hơn xe của DN FDI.
Cơ sở để ông Huyên khẳng định điều này là giá linh kiện nhập khẩu đang bị các DN FDI đẩy lên rất cao. Hầu hết các DN ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại đều là những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới. Khi đã là những thương hiệu lớn thì mọi chi phí đều được tính khá cao.
Có chính sách tốt, Việt Nam sẽ chế tạo ô tô rẻ đẹp.
Chẳng hạn 1 chiếc vành đúc hợp kim nhôm 16 inch dùng cho lốp xe cỡ 195 nhập khẩu từ Trung Quốc về có giá 600.000 đồng, còn đặt mua của 1 DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam có giá 800.000 đồng, vậy nhưng các hãng ô tô tên tuổi lớn đang bán ra với giá 3 triệu đồng.
Ngoài ra khách hàng thường phải trả cho giá trị thương hiệu khoảng 10% giá bán xe, vì vậy mà giá ô tô bị đẩy lên cao và họ có lãi rất lớn.
Tuy nhiên, theo ông Huyên, để DN ô tô trong nước hạ giá thành thấp hơn nữa và tăng tính cạnh tranh cũng như thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển cần có sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chính sách phù hợp với thực tế.
Hiện nay chúng ta đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá bán xe. Với cách làm này thì không khuyến khích các DN đẩy mạnh nội địa hóa.
Ở các nước trong khu vực người ta thực hiện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá đơn hàng nhập khẩu bộ linh kiện. Chẳng hạn DN nhập khẩu 100% linh kiện xe về lắp ráp, với giá 10.000 USD/ bộ, khi chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 45% thì chi phí sẽ cao, còn nếu DN nào nội địa hóa được 50%, chỉ nhập 50%, khi áp 45% thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí sẽ thấp hơn một nửa.
Tức là càng nội địa hóa nhiều, nhập khẩu ít thì chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ít. Cách làm này sẽ giúp các DN có tỷ lệ nội địa hóa cao giảm được giá thành, tăng tính cạnh tranh mà không hề vi phạm quy định của các hiệp định thương mại đã ký kết.
Tâm huyết bày tỏ với ai?
Theo ông Huyên, chính sách đối với công nghiệp ô tô hiện nay chỉ ưu đãi cho lắp ráp. Các DN nhập khẩu bộ linh kiện về lắp ráp xe được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp bằng 1/2-1/3 so với nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Với chính sách này, chỉ cần DN đầu tư 1 dây chuyền đơn giản, chi phí thấp, thực hiện 4 công đoạn cuối cùng là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định, rồi nhập toàn bộ linh kiện về lắp ráp là được ưu đãi thuế.
"Như vậy sẽ không khuyến khích các DN đẩy mạnh nội địa hóa. Nếu chỉ ưu đãi về lắp ráp thì khó hình thành ngành công nghiệp ôtô vì lắp ráp chỉ chiếm 6% giá trị một chiếc xe", ông Huyên nói.
Cần có niềm tin vào năng lực của DN Việt Nam.
Việc sản xuất những phụ tùng cốt lõi như thân, vỏ xe và hộp số động cơ đến nay chưa được chú ý dù có đầu tư, sản xuất thì không nhận được ưu đãi.
Cụ thể như Vinaxuki đã đầu tư, tự sản xuất được toàn bộ khung xe từ 5-8 chỗ, nếu tính tỷ lệ nội địa hóa đạt 39%. Bên cạnh đó Vinaxuki cũng tự sản xuất 1 số linh kiện và mua của các nhà cung cấp tại Việt Nam, tính chung đạt tỷ lệ nộ địa hóa 53%, nhưng không hề nhận được ưu đãi nào của Nhà nước, phải đi vay thương mại, có thời điểm lãi suất tới 20%/năm để nhập thiết bị, máy móc, trong khi lợi nhuận của ngành này chưa tới 10%.
Vấn đề là Chính phủ phải có sự hỗ trợ DN, ngành công nghiệp nào không có sự nuôi dưỡng, hỗ trợ thì khó thành hình là điều dễ hiểu, ông Huyên cho biết.
Các nước trong khu vực đã có các chính sách hỗ trợ, bảo vệ, khuyến khích các DN đầu tư sản xuất.
Chẳng hạn để khuyến khích các DN sản xuất thân vỏ, máy móc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, ở nhiều nước DN sẽ được vay vốn ưu đãi 100 triệu USD trong 20 năm, nếu làm động cơ được vay tiếp 100 triệu nữa cũng với thời hạn 20 năm. Trong khi ở Việt Nam, chính sách này chưa có. .
"Chúng tôi sản xuất ôtô con, đề nghị nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 50% thì giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Công thương đồng tình, nhưng Bộ Tài chính thì không. Tại các nước khác khi tăng tỷ lệ nội địa hóa thì thuế sẽ được giảm là điều chắc chắn", ông Huyên nói.
Không những thế, rất nhiều cán bộ trong các cơ quan chức năng không có lòng tin. Nhiều cán bộ chỉ ca ngợi hàng ngoại. Với họ, tư duy của họ là Việt Nam không làm được ô tô, ngành này phải dành cho nước ngoài. Vì thế rất hờ hững, DN khó khăn đề nghị cũng không ai giải quyết.
"Tôi rất tin rằng nếu Chính phủ có một chiến lược, một quy hoạch, một chính sách hợp với thực tế hỗ trợ các DN đầu tư thì 10 năm nữa, DN ô tô trong nước sẽ có đóng phần lớn đưa ngành công nghiệp ô tô phát triển, giảm nhập siêu, người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa tốt và giá rẻ hơn", ông Huyên bày tỏ.
Theo Trần Thủy
Vef
Giá ôtô ở Việt Nam đắt hơn Thái Lan, Indonesia 300 triệu đồng Số liệu cho thấy, quy mô thị trường ôtô tại Việt Nam chỉ bằng 20% của Malaysia, 10% của Indonesia và chỉ xấp xỉ 4% so với Thái Lan. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), đơn vị đang cập nhật quy hoạch phát triển ngành ôtô, giá xe ở Việt Nam cao...