Hơn 1.400 cán bộ, giảng viên dự tập huấn các môn Lý luận chính trị
Sáng nay (12/8), hơn 1.400 cán bộ, giảng viên đến từ các cơ sở giáo dục đại học phía Bắc đã về dự lớp tập huấn các môn Lý luận chính trị. Lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo TW tổ chức. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An dự và phát biểu khai mạc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An phát biểu khai mạc
Trên cơ sở thống nhất giữa Ban Tuyên giáo TW và Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Lê Hải An cho biết: Nội dung chương trình lớp tập huấn năm 2019 tập trung vào các nội dung chuyên môn của các môn học: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế Chính trị Mác-Lênin; Chủ nghĩa Xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để triển khai giảng dạy, học tập Lý luận chính trị trong các cơ sở giáo dục đại học từ năm học 2019 – 2020, Thứ trưởng đề nghị:
Các đồng chí Báo cáo viên truyền đạt cho đội ngũ giảng viên các môn Lý luận chính trị những vấn đề mới, cốt lõi của chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị vừa được tổ chức biên soạn;
Ban tổ chức lớp học dành tối thiểu 50% thời gian của lớp tập huấn để tổ chức trao đổi giữa báo cáo viên và học viên về những nội dung các thầy, cô còn băn khoăn khi tiếp nhận chương trình, giáo trình để tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị trước khi đưa vào sử dụng từ năm học 2019 – 2020.
Các học viên tham dự lớp tập huấn, chủ động tự nghiên cứu nội dung chương trình, giáo trình một cách nghiêm túc; tham gia tích cực vào các buổi thảo luận chương trình, giáo trình môn học.
Video đang HOT
Các cán bộ, giảng viên dự khai mạc lớp tập huấn
Thứ trưởng Lê Hải An nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT đề nghị các đồng chí lãnh đạo Khoa, bộ môn Lý luận chính trị thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:
Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, thi kiểm tra đánh giá các môn họcLý luận chính trị; đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo hướng vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn ngành đào tạo của nhà trường trong quá trình giảng dạy. Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử, hệ thống phim, ảnh tư liệu phục vụ việc giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị.
Khuyến khích giảng viên các môn Lý luận chính trị ở các cơ sở giáo dục đại học học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị.
Bố trí đội ngũ giảng viên giảng dạy một cách khoa học, trong thời gian trước mắt cần bố trí giảng viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn đào tạo để đảm bảo chất lượng của môn học theo chương trình, giáo trình mới.
Tiếp tục nghiên cứu, góp ý hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị sau mỗi năm học để bộ chương trình, giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành giảng viên các môn Lý luận chính trị – cần thường xuyên tổ chức các Hội thảo khoa học về đổi mới nội dung chương trình đào tạo giảng viên Lý luận chính trị trong các cơ sở giáo dục đại học.
Theo Thứ trưởng Lê Hải An, việc nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình các môn Lý luận chính trị trong thời gian tới đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề và đỏi hỏi phải tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa cùng với các nhiệm vụ chung của toàn ngành;
Bộ GD&ĐT tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Ban Tuyên giáo Trung ương, sự cố gắng của các đồng chí lãnh đạo và giảng viên; công tác giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị sẽ tiếp tục có những bước chuyển nhất định trong thời gian tới.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Trường sư phạm sẽ tập huấn chương trình mới cho giáo viên
Cách làm này sẽ thay thế mô hình bồi dưỡng giáo viên các cấp do vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT thực hiện.
Chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh hoạ
Đây là lần đầu tiên trường sư phạm tham gia, chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác này. Sự thay đổi này và cơ chế kết hợp giữa trường sư phạm với Sở GDĐT, dưới sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, nhằm tạo ra sự thống nhất, bài bản trong đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Theo đó, Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của từng địa phương do trường đại học sư phạm phụ trách phối hợp Sở GD&ĐT thống nhất xây dựng, báo cáo Bộ và triển khai thực hiện phù hợp. Bộ GD&ĐT sẽ thành lập ban điều hành, giám sát việc bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương để nắm bắt, giám sát thực tế công tác tổ chức thực hiện.
"Quan điểm của Bộ GD&ĐT là giao cho các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục trực tiếp tham gia bồi dưỡng dưới sự phối hợp, hỗ trợ của các Sở GD&ĐT, các nhà trường phổ thông và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT" - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nói.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết việc bồi dưỡng giáo viên trước đây chủ yếu theo cách truyền thụ kiến thức với một số nội dung có sẵn và giáo viên cũng muốn được mang cái có sẵn đó về giảng dạy cho học sinh. Kiểu cầm tay chỉ việc như thế rất dễ dàng cho giáo viên và người đi bồi dưỡng. Nhưng ở chương trình GDPT mới, nhận thức và cách thức bồi dưỡng đã thay đổi.
"Phải biến nhận thức và cách thức được bồi dưỡng trở thành tự bồi dưỡng", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói. Theo đó, giáo viên phải chủ động, năng động tìm hiểu, nắm bắt nội dung, yêu cầu, mục tiêu cần đạt... của chương trình GDPT mới, chương trình các môn học. Chương trình mới được thiết kế theo hướng mở để giáo viên được chủ động, sáng tạo trong cách giảng dạy của mình.
Với các video trao đổi gốc, học liệu gốc về chương trình tổng thể, chương trình môn học, nguyên lý, mục tiêu, yêu cầu cần đạt... của chương trình giáo dục phổ thông mới, được đưa lên mạng, tất cả các giáo viên đều có thể tiếp cận để nghiên cứu, học tập.
Trước khi tham dự bồi dưỡng trực tiếp, các giáo viên đều phải nghiên cứu trước các tài liệu này để nắm được các vấn cơ bản của chương trình GDPT mới. Những học liệu trên sẽ tồn tại trên hệ thống online, giúp giáo viên đọc, học, nghiên cứu nhiều lần.
Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến cũng có diễn đàn để giáo viên khi thấy khúc mắc, khó khăn có thể trao đổi ngay với giảng viên chủ chốt, giáo viên cốt cán.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sẽ phải đảm bảo tiến độ về thời gian để đáp ứng lộ trình triển khai của chương trình giáo dục phổ thông mới. Năm học 2020-2021 tới sẽ áp dụng chương trình mới cho tất cả học sinh lớp 1, năm học 2021-2022 sẽ áp dụng cho lớp 2, lớp 6, năm học 2022-2023 cho lớp 3,7,10 và cuốn chiếu đến năm học 2024-2025 tất cả các cấp học, lớp học sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
MK
Theo baochinhphu
Chấm dứt kiểu ra đề thi "mở" không đúng cách "Cách ra đề thi mở luôn được khuyến khích, ưu tiên nhưng có những đề thi "mở không đúng cách". Có trường đưa nhân vật Khá "bảnh" vào đề thi Ngữ văn khiến dư luận phản ứng, báo chí đăng tải nhưng không lâu sau các trường khác lại tiếp tục đưa nhân vật này vào đề". Thông tin trên được đưa ra...