Hơn 12.000 cảnh sát bị đình chỉ sau vụ đảo giáo sĩ Gulen
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã đã đình chỉ chức vụ của hơn 12.000 nhân viên cảnh sát vì có quan hệ với giáo sĩ Fethullah Gulen.
Theo VOV, giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara cáo buộc đừng đằng sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7.
Cụ thể có 12.801 cảnh sát, trong đó có 2.523 người nắm giữ vị trí lãnh đạo, bị đình chỉ công tác trong một phần cuộc điều tra âm mưu đảo chính. Trong khi đó, tổng số nhân viên cảnh sát trên cả nước Thổ Nhĩ Kỳ là 270.000 người.
Một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang làm nhiệm vụ ở Istanbul hôm 21/7 – Ảnh: AP
Tri thức Trực Tuyến đưa tin, kể từ sau vụ đảo chính bất thành nói trên, Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải hoặc đình chỉ công tác khoảng 100.000 nghìn người thuộc quân đội, công chức, cảnh sát, ngành tư pháp, với cáo buộc liên quan tới giáo sĩ Gulen.
Video đang HOT
Khoảng 32.000 người bị bắt giữ vì bị tình nghi đóng vai trò trong cuộc đảo chính.
Tuổi Trẻ đưa tin, các nhóm nhân quyền lẫn các đồng minh phương Tây của Thổ tỏ ra lo ngại. Họ nói ông đang dùng cuộc đảo chính làm cái cớ để ngăn chặn tất cả những người bất đồng và gia tăng hành động chống đối những người bị nghi ngờ có cảm tình với phiến quân người Kurd.
Trước đó, ngày 3/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng, bắt đầu từ ngày 19/10. Theo đề xuất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan, trong trường hợp cần thiết, Ankara có thể duy trì tình trạng khẩn cấp ít nhất 12 tháng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuần trước nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hưởng lợi từ việc gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng, cho rằng sẽ có thêm nhiều thời gian cần thiết để truy cứu những người phải chịu trách nhiệm cho âm mưu đảo chính này.
Tuy nhiên, Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ quy định tình trạng khẩn cấp chỉ có thể kéo dài tối đa 6 tháng. Hiện Ankara đang yêu cầu Mỹ thực thi các biện pháp cần thiết để dẫn độ giáo sĩ Gulen về nước xét xử.
Theo Tiền Phong, đêm ngày 16/7, một nhóm các binh sĩ quân đội và cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự tại hai thành phố lớn của nước này là Ankara và Istanbul.
Hơn 240 dân thường Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, hơn 2.000 người khác bị thương sau khi nhóm đảo chính thực hiện các hành vi bạo động.
Theo Người Đưa Tin
Thổ Nhĩ Kỳ bắt em giáo sĩ Gulen cùng hơn 100 người khác
Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt ông Kudbettin Gulen trong cuộc điều tra toàn quốc với cáo buộc tham gia cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7.
Em trai giáo sĩ Gulen. Ảnh: Irmak
Ông Kudbettin Gulen hôm qua bị cảnh sát chống khủng bố bắt ở quận Gaziemir, tỉnh Izmir, sau khi có tin tình báo cho thấy ông đang ở nhà người họ hàng, hãng Anadolu đưa tin.
Ông Kudbettin là em trai giáo sĩ Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ, bị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc chủ mưu cuộc đảo chính hồi tháng 7. Ankara muốn Washington bắt giữ ông và giao cho giới chức Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông Gulen bác bỏ cáo buộc, tuyên bố sẵn sàng về Thổ Nhĩ Kỳ nếu Mỹ đồng ý dẫn độ, nhưng Washington yêu cầu Ankara phải cung cấp bằng chứng thuyết phục.
Thực tế ông Kudbettin bị bắt khi vừa ở nước ngoài về.Một số người họ hàng của giáo sĩ Gulen, gồm cháu trai, cháu gái, anh em họ cũng bị bắt sau cuộc đảo chính.
Văn phòng trưởng công tố ở tỉnh Sakarya đã mở cuộc điều tra với gần 150 người do nghi liên quan đến cuộc vận động của giáo sĩ Gulen. Toà án đã ra lệnh bắt 115 người trong số này. Cảnh sát cũng thực hiện cuộc đột kích ở 27 tỉnh để truy lùng các nghi phạm.
Cuộc đảo chính xảy ra hôm 15/7 khiến 290 người thiệt mạng, hơn 1.400 người bị thương. Đến nay Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ khoảng 32.000 người do nghi có liên quan, còn 100.000 người thuộc quân đội, cảnh sát, tư pháp và công chức bị sa thải.
Khánh Lynh
Theo VNE
Giáo sĩ Gulen sẵn sàng về Thổ Nhĩ Kỳ nếu Mỹ đồng ý dẫn độ Giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị tố chủ mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, sẵn sàng về nước nếu Mỹ chấp thuận yêu cầu dẫn độ ông. Giáo sĩ Fethullah Gulen. Ảnh: AFP "Nếu Mỹ đồng ý, tôi sẽ đi, đó không phải là vấn đề. Sau đó tôi sẽ để chính phủ dày vò mình trong những ngày còn lại và...