Hơn 12 triệu người Việt bị tăng huyết áp
Ở nước ta, cứ 5 người trưởng thành lại có một người mắc bệnh này, nhưng có tới 60% người chưa được phát hiện.
Xu hướng trẻ hoá
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết ước tính nước ta có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp (chiếm 20% người trưởng thành).
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế và mất sức lao động mỗi năm.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 17 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch, trong đó 9,4 triệu ca là do biến chứng của tăng huyết áp.
Một nghiên cứu tại Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai) chỉ ra rằng, cứ 10 người có đột quỵ lần đầu thì 8 người trong số đó có tăng huyết áp.
Trong khi khuyến cáo chung tăng huyết áp thường gặp ở người trên 45 tuổi, thì gần đây, các chuyên gia cảnh báo thực trang trẻ hoá ở bệnh này.
Theo TS. Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc bệnh.
Nhiều người không hề biết bản thân mình bị tăng huyết áp
Video đang HOT
Tuy nhiên, căn bệnh này nhiều khi không hề có bất cứ biểu hiện triệu chứng nào thậm chí nhiều người mắc họ không hề biết. Vì vậy tăng huyết áp được mệnh danh là “Kẻ làm chết người thầm lặng”.
Bộ Y tế cho hay, gần 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh và chỉ có 14% bệnh nhân mắc bệnh này được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định.
Đến hết năm 2015, quản lý bệnh tăng huyết áp mới chỉ thực hiện ở khoảng 12% số trạm y tế xã. Đây cũng là lý do chính làm cho số người mắc bệnh được phát hiện và được quản lý điều trị còn ít.
6 khuyến cáo quan trọng để dự phòng bệnh nguy hiểm
Các chuyên gia cho biết, tăng huyết áp có rất nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở những người hút thuốc, người béo phì, ít vận động. Đặc biệt ăn nhiều muối cũng là một trong số nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Đây là bệnh mãn tính, không lây nhiễm, đã mắc thì phải quản lý, điều trị suốt đời.Tuy nhiên, bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, mỗi người cần thiết lập, duy trì chế độ ăn hợp lý: Dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
Việc duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ rất quan trọng để dự phòng tăng huyết áp. Cùng đó, không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống đồ có cồn cũng được đề cập đến như là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Người dân cần tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.
Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Để góp phần giải quyết một cách hiệu quả những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực này, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025, đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp quan trọng để dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng.
Bên cạnh giải pháp phòng chống các yếu tố nguy cơ phổ biến như: Thuốc lá, đồ uống có cồn, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu hoạt động thể lực, Chiến lược nhấn mạnh một giải pháp quan trọng là phát triển hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm và lồng ghép quản lý bệnh liên tục, lâu dài tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm: can thiệp thay đổi hành vi nguy cơ; dự phòng các tình trạng tiền bệnh và nguy cơ cao; phát hiện sớm, quản lý người có nguy cơ tim mạch, quản lý lồng ghép đối với các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường…
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khoẻ Việt Nam, đặt mục tiêu tới năm 2030, 100% trạm y tế cấp xã thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến (trong đó có tăng huyết áp); tăng tỷ lệ người dân phát hiện tăng huyết áp từ 50% (năm 2025) lên 70% (năm 2030), cùng đó, tỷ lệ quản lý tăng huyết áp cũng tăng từ 25% lên trên 40%.
Lệ Thanh
Theo vietnamnet
Công dụng bất ngờ khi ăn 1 tép tỏi mỗi ngày
Theo Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chữa được một số bệnh nhiễm trùng và chữa lành một số bệnh nghiêm trọng nếu mới ở giai đoạn chớm nhiễm.
Ăn tỏi sống cũng giúp chữa lành các vấn đề về dạ dày - Ảnh: Internet
Tỏi được xem là liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có sức mạnh loại bỏ độc tố và vi khuẩn có hại trong dạ dày của bạn. Nếu ăn vào buổi sáng, bạn sẽ có được những lợi ích bất ngờ này:
- Hỗ trợ điều trị cực hiệu quả cho những người đang bị tiêu chảy, giảm các triệu chứng đi ngoài, mất nước, buồn nôn, mệt mỏi và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Kiềm chế các triệu chứng tăng huyết áp, bên cạnh đó sẽ làm tăng cường hoạt động lưu thông máu bên trong cơ thể, giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, nó còn có tác dụng giảm mức độ cholesterol xấu trong máu nữa.
- Hỗ trợ hoạt động của gan và bàng quang, giúp thải độc tốt hơn, mang lại một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể của chúng ta. Quan trọng hơn, nó còn tiêu diệt các kí sinh trùng và làm sạch cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật. Cũng nhờ tác dụng thải độc này mà tỏi còn được dùng để detox, thanh lọc cơ thể.
- Rất tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
- Kích thích sự thèm ăn ở những người gầy, người suy dinh dưỡng, người đang bị ốm, suy nhược cơ thể, giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Giảm sự căng thẳng, stress, giúp tinh thần thoải mái hơn, xua tan mỏi mệt.
Lưu ý khi sử dụng
- Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ.
- Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 - 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
- Nếu bạn mắc một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Quỳnh Anh (t/h)
Theo motthegioi
Việt Nam đối mặt với nhiều bệnh không lây nhiễm gia tăng Việt Nam đang phai đối mặt với sự gia tăng ngay cang trâm trong của các bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toan quôc. Báo động tử vong do đái tháo đường, tim mạch, ung thư... Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia...