Hơn 104.200 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ học tập
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 5 năm, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ( Nghị định 57) ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người cho thấy, Nghị định đã được triển khai tích cực, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo.
Nhờ đó, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với 16 dân tộc thiểu số rất ít người đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Sau 5 năm thực hiện, Nghị định số 57 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người. Theo đó, 100% trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập.
“Khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các em được sắp xếp theo học các bậc học cao hơn phù hợp với nguyện vọng cá nhân và trình độ học tập” – báo cáo nêu rõ.
Video đang HOT
Hơn 104.200 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ học tập
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, các chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đủ định mức. Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người.
Bên cạnh đó, rà soát mạng lưới trường, lớp cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và truyền thông các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo Nghị định 57, đối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, gồm: Dân tộc Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.
Về chính sách ưu tiên tuyển sinh, trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng.
Về chính sách hỗ trợ học tập, trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
Kon Tum phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số
Đảng bộ Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum có nhiều nỗ lực trong công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, nhất là học sinh, sinh viên (HSSV) người dân tộc thiểu số (DTTS) đạt những kết quả bước đầu tích cực.
Sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum được kết nạp vào Đảng.
Trước đây, Đảng bộ Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum chỉ có 1 sinh viên là người DTTS được kết nạp vào Đảng. Thực tế này cho thấy việc bồi dưỡng, tạo nguồn và phát triển Đảng cho HSSV là một công việc khó.
Đồng chí Dương Văn Anh Dũng, Phó Phòng Tổ chức cán bộ và công tác HSSV nhà trường cho rằng, thời gian các em học tập tại trường là tương đối ngắn, sinh viên học hệ cao đẳng chỉ có gần 3 năm, trong khi đó thời gian để theo dõi và quá trình phấn đấu thì cần nhiều hơn thế. Vì vậy nhiều trường hợp một số em khi đang hoàn tất quy trình, thủ tục chuẩn bị kết nạp Đảng thì tốt nghiệp ra trường. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến thời gian rèn luyện, quá trình phấn đấu của các em.
Một nguyên nhân cơ bản nữa là HSSV chưa chưa hiểu rõ, nhận thức đúng vai trò của tổ chức đảng hoặc không có nguyện vọng, tư tưởng phấn đấu vào Đảng. Ngoài ra, công tác bồi dưỡng, giới thiệu hoặc làm hồ sơ chậm trễ cũng khiến cho công tác "ươm mầm" kết nạp Đảng còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu.
Xác định công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên là sinh viên người DTTS là nhiệm vụ quan trọng, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đưa vào nghị quyết nhiệm vụ phát triển đảng viên, trong đó chú trọng đối tượng là HSSV. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đoàn, hội tăng cường công tác giáo dục, tạo môi trường thuận lợi để HSSV rèn luyện. Kết hợp việc phân công các đồng chí đảng viên theo dõi, phụ trách đơn vị, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các chi bộ chú trọng công tác bồi dưỡng, phát hiện và giới thiệu cho Đảng những HSSV ưu tú, đặc biệt là người DTTS.
Đảng viên trẻ Trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ II (nhiệm kỳ 2020-2025), đến nay, Đảng bộ nhà trường đã kết nạp 15 quần chúng ưu tú, trong đó có 6 sinh viên là người DTTS được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là kết quả đáng mừng so với các năm trước đó.
Trao đổi với chúng tôi, em A Kình, người dân tộc Giẻ Triêng, sinh viên lớp K3C Lâm sinh chia sẻ: "Không chỉ riêng em mà trong lớp, nhiều bạn rất nỗ lực phấn đấu, có nguyện vọng để được kết nạp vào Đảng. Do được thầy, cô hướng dẫn, giáo dục, rèn luyện, nói rõ những tiêu chí để được xét kết nạp Đảng, ngoài ra việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động hướng về cộng đồng đã trở thành động lực để chúng em thi đua học tập và phấn đấu nhiều hơn. Em muốn được vào Đảng để được cống hiến và trưởng thành hơn".
Để có được kết quả bước đầu quan trọng trên, Đảng ủy nhà trường đã chú trọng rà soát, tạo nguồn, bồi dưỡng, giáo dục HSSV ưu tú. Ngay từ đầu mỗi khóa học, Đảng ủy chỉ đạo các chi bộ trực thuộc yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, hội sinh viên lựa chọn những HSSV ưu tú nhất để lựa chọn, bồi dưỡng, rèn luyện giới thiệu cho cấp ủy. Bên cạnh những giờ học trên lớp, mọi hoạt động ngoại khóa của nhà trường đều lồng ghép giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao nhận thức cho HSSV. Căn cứ vào điều kiện thực tế mà thường xuyên tổ chức các lớp học cho các đối tượng kết nạp Đảng. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ HSSV thực hiện quy trình, hồ sơ kết nạp Đảng một cách thuận lợi.
Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum Nguyễn Hồng Phong chia sẻ: "Yếu tố quan trọng là các bạn HSSV phải có khao khát cống hiến, xác định được động cơ vào Đảng đúng đắn và luôn có nguyện vọng được kết nạp vào Đảng. Trên cơ sở đó, nhà trường, tổ chức đoàn, hội sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để bồi dưỡng, phát huy phẩm chất và năng lực của các bạn trẻ, giúp các bạn sớm thực hiện được lý tưởng của mình".
Kết quả công tác kết nạp đảng viên đã tạo ra những tín hiệu tích cực để tăng số lượng HSSV là người DTTS tích cực phấn đấu vào ảng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học. Từ đó, nhiều đoàn viên trẻ đã được "ươm mầm", được thử thách và trưởng thành.
Đồng chí Lê Trí Khải, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thời gian tới, Đảng bộ Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt, bảo đảm mỗi chi bộ thật sự là hạt nhân lãnh đạo. Từng thành viên cấp ủy thường xuyên gần gũi, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để giúp đỡ và bồi dưỡng HSSV trong học tập, rèn luyện. Đồng thời, mạnh dạn giao những khâu, những công việc khó, đòi hỏi sự nhiệt tình, xung kích để HSSV rèn luyện, phấn đấu để sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Ý nghĩa của quyền trượng và vòng cổ hiệu trưởng mang tại lễ trao bằng Màu sắc trên áo cử nhân tượng trưng cho ngành học, quyền trượng tượng trưng cho uy quyền, là lời nhắc nhở sinh viên học tập không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hình ảnh hiệu trưởng cầm quyền trượng (cây chùy), đeo vòng cổ thường xuất hiện tại lễ tốt nghiệp của các đại học ở châu Âu và Mỹ. 1. Quyền...