Hơn 1000 người chết do Ebola, Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh
Đến ngày 12/8, số tử vong do vi rút Ebola tại 4 nước Tây Phi là 1.031 ca tử vong trong tổng số hơn 1.800 ca mắc. Tại cả Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh. Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhận định dịch ít có khả năng lây lan vào Việt Nam.
Sáng 12/8, tại cuộc họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola, ông Kato Masaya, Điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam là rất thấp. Vì vậy, công tác truyền thông cần chú trọng chính xác để phòng chống dịch tốt, không gây hoang mang trong cộng đồng.
Lý giải về nhận định này, ông Kato cho biết, đường lây truyền của vi rút Ebola là qua đường máu, dịch cơ thể nên chỉ có thể lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm vi rút có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm vi rút. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vướng ra môi trường, bàn, giường chiếu, quần áo, sữa mẹ. Vì thế, những người mẹ mắc bệnh Ebola cũng được khuyến cáo không nên cho con bú.
Thứ nữa là đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm Ebola, nguy cơ lây nhiễm lan tràn thấp vì chưa có nguồn xác định. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chuẩn bị rất tốt công tác ngăn chặn dịch bệnh nên nguy cơ thấp.
Ông Kato cũng khẳng định, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm vi rút có biểu hiện bệnh. Đến nay, căn bệnh này vẫn chưa có vắc xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng. Cả thế giới đang nỗ lực phát triển vắc xin, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có vắc xin này trên thị trường.
Dù dịch bệnh tại 4 nước Tây Phi rất căng thẳng, đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu nhưng WHO cũng không đưa ra khuyến cáo cấm du lịch đến các vùng dịch mà chỉ khuyến cáo người dân hạn chế đi đến các nước này. Bởi đến nay dịch bệnh vẫn chủ yếu diễn ra trong biên giới 4 nước này, có một vài ca từ châu Âu lây nhiễm là do làm việc, sinh sống trong vùng dịch. Còn khu vực châu Á đến nay chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào.
Về người dân Việt Nam sống tại vùng dịch, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công điện gửi đến cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước Nigeria, Maroc, Guinea, Siriea Leone thông báo tình hình dịch. Đồng thời yêu cầu hướng dẫn công dân sinh sống tại các nước này phòng chống dịch; báo cáo số lượng người Việt Nam đang sinh sống tại đây và đã xác định 15 người Việt sinh sống tại Nigeria, trong đó 10 người sống trong vùng dịch, 5 người không bị ảnh hưởng bởi dịch. Điều may mắn đến nay cả 15 người đều không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bộ Ngoại giao cũng đã có liên lạc để hướng dẫn cách phòng nguy cơ lây nhiễm vi rút Ebola theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại 3 quốc gia còn lại là Guinea, Liberia và Sierra Leone đến nay chưa có thống kê số người Việt Nam sinh sống tại đây.
Video đang HOT
Trước thông tin này, nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống tại 4 nước Tây Phi đã liên lạc với Dân trí. Theo một bạn đọc, Tại Guinea có khoảng 25 người Việt, tại Liberia có khoảng 37 người Việt Nam đang làm việc, sinh sống.
TS Trần Đắc Phu cho biết, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho các bộ ngành, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Ngoại giao có những hướng dẫn cho người Việt trong vùng dịch phòng bệnh theo những hướng dẫn của Bộ Y tế.
Còn tại Việt Nam, công tác phòng chống nguy cơ xâm nhập dịch bệnh Ebola đã được triển khai từ rất sớm. Bên cạnh việc giám sát tại cửa khẩu nhập cảnh, các tình huống dịch cũng được đưa ra, phác đồ điều trị bệnh Ebola cũng được ban hành, sẵn sàng đáp ứng điều trị ngay khi có bệnh nhân đầu tiên.
Theo ông Phu, với những người nhập cảnh vào Việt Nam khi chưa có biểu hiện bệnh sẽ được theo dõi tại nhà. Khi có trường hợp nghi ngờ trước mắt sẽ được chuyển về cách ly tại những cơ sở có điều kiện tốt nhất.
Trước mắt tại Hà Nội, bệnh nhân sẽ đưa vào thẳng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương- nơi có điều kiện cách ly tốt nhất; miền Trung là vào Bệnh viện TW Huế, Đà Nẵng; miền Nam là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ. Các tỉnh có bệnh nhân đưa về thẳng bệnh viện đa khoa tỉnh. Tất cả nhân viên y tế phải sẵn sàng ứng phó, luôn trong trạng thái thường trực tiếp nhận bệnh nhân. Tuy nhiên, yếu tố dịch tễ luôn được đặt lên hàng đầu với những ca nghi ngờ cần lấy mẫu xét nghiệm. Theo đó, chỉ những người đi từ vùng dịch, tiếp xúc với người từ vùng dịch có dấu hiệu mới cần lấy mẫu kiểm tra.
“Vì thế, người dân phải hiểu phải hiểu, nắm được thông tin để tránh hoang mang, lo lắng. Có không ít người gọi tôi hỏi về tình hình dịch bệnh và thuốc để phòng chống. Vi rút Ebola rất nguy hiểm nhưng không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc, tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể, máu của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người này. Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa…”, TS Phu nói.
Hồng Hải
Theo Dantri
15 người Việt đang sống tại quốc gia xảy ra dịch Ebola
Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch chiều 11/8, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết đến nay xác định 15 người Việt sống tại Nigeria - một trong 4 quốc gia đang xảy ra dịch bệnh chết người Ebola. Quốc gia này đã có 7 ca mắc Ebola và 2 người tử vong.
Cuộc họp chiều 11/8
Đại diện Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Phó trưởng phòng Quan hệ lãnh sự, Cục Lãnh sự, cho biết: Bộ đã có công điện gửi đến cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước Nigeria, Maroc, Guinea, Siriea Leone thông báo tình hình dịch. Đồng thời yêu cầu hướng dẫn công dân sinh sống tại các nước này phòng chống dịch; báo cáo số lượng người Việt Nam đang sinh sống tại đây.
Theo đó đến nay đã xác định 15 người Việt sinh sống tại Nigeria, trong đó 10 người sống trong vùng dịch, 5 người không bị ảnh hưởng bởi dịch. Điều may mắn đến nay cả 15 người đều không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bộ Ngoại giao cũng đã có liên lạc để hướng dẫn cách phòng nguy cơ lây nhiễm vi rút Ebola theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại 3 quốc gia còn lại là Guinea, Liberia và Sierra Leone đến nay chưa có thống kê số người Việt Nam sinh sống tại đây.
Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bộ Ngoại giao nắm sát tình hình công dân Việt Nam tại các nước có dịch. Trong trường hợp dịch bệnh đe dọa có thể yêu cầu rút nhân viên ngoại giao, người lao động về nước, phòng nguy cơ nhiễm vi rút Ebola.
Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhận định, diễn biến dịch Ebola tại 4 quốc gia Tây Phi đang rất phức tạp. Các nước có biên giới với những nước này đã tiến hành đóng cửa biên giới, để ngăn ngừa người nguy cơ bệnh xâm nhập.
Trong khi đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch bệnh có thể lây lan ra các quốc gia khác thông qua khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động tại các quốc gia đang có dịch bệnh và trở về nước. Tại Mỹ đã có 3 trường hợp công dân Mỹ làm việc và nhiễm bệnh tại Sierra Leone.
Tại Việt Nam, công tác phòng chống nguy cơ xâm nhập dịch bệnh Ebola đã được triển khai từ rất sớm. Bên cạnh việc giám sát tại cửa khẩu nhập cảnh, các tình huống dịch cũng được đưa ra, phác đồ điều trị bệnh Ebola cũng được ban hành, sẵn sàng đáp ứng điều trị ngay khi có bệnh nhân đầu tiên.
Theo ông Phu, với những người nhập cảnh vào Việt Nam khi chưa có biểu hiện bệnh sẽ được theo dõi tại nhà. Khi có trường hợp nghi ngờ trước mắt sẽ được chuyển về cách ly tại những cơ sở có điều kiện tốt nhất. Trước mắt tại Hà Nội, bệnh nhân sẽ đưa vào thẳng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương- nơi có điều kiện cách ly tốt nhất; miền Trung là vào Bệnh viện TW Huế, Đà Nẵng; miền Nam là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ. Các tỉnh có bệnh nhân đưa về thẳng bệnh viện đa khoa tỉnh. Tất cả nhân viên y tế phải sẵn sàng ứng phó, luôn trong trạng thái thường trực tiếp nhận bệnh nhân.
Tại cuộc họp, bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp không đưa lao động sang các nước có dịch hoặc có khả năng lây lan. 4 nước đang có dịch Việt Nam không có lao động.
Đại diện Bộ Công an cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong kiểm soát dịch tại các cửa khẩu nhập cảnh vào Việt Nam. Thậm chí trong trường hợp gặp những hành khách chống đối việc kiểm dịch sẽ có những biện pháp mạnh theo quy định của pháp luật để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh.
Tại Hà Nội, ngày 10/8 đã có 184 lao động Việt Nam từ Lybia về nước, trong đó có 26 người Hà Nội. Hà Nội đã thông báo cho các tỉnh thành số hành khách còn lại và giám sát tại cộng đồng 26 công dân. Tại hầu hết các cửa khẩu đã áp dụng tờ khai y tế, sớm hơn so với yêu cầu Bộ Y tế.
Sáng 11/8, văn phòng đáp ứng khẩn cấp với các loại dịch bệnh (EOC), trong đó có dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola cũng chính thức đi vào hoạt động.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tuy hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Ebola, nhưng dịch có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Vì thế, Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp cần thiết. Nhưng không vì thế mà người dân hoang mang. Người dân cần hiểu rõ cơ chế, đường lây bệnh để phòng ngừa.
Vi rút Ebola rất nguy hiểm nhưng không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể, máu của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người này. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa...
Hồng Hải
Theo Dantri
Thăm ngôi làng 'xuất khẩu' virus Ebola ra thế giới Từ một thầy giáo địa phương, virus Ebola đã nhanh chóng lan ra cộng đồng của ngôi làng nhỏ này và giết chết hàng trăm người dân địa phương. Quang cảnh làng Yambuku năm 1976 Virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola, được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1970. Nó được đặt...