Hơn 1.000 con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi
Hơn 1.000 con tê giác đã bị săn trộm ở Nam Phi hồi năm ngoái, tăng 50% so với năm 2012, do tác động của nhu cầu sừng tê giác ngày càng cao trên thị trường chợ đen, theo hãng tin AFP.
Xác một con tê giác sau khi bị giết để lấy sừng – Ảnh: Reuters
“Tổng số tê giác bị săn trộm ở Nam Phi trong năm 2013 đã tăng đến 1.004 con”, Bộ Môi trường Nam Phi nói trong thông báo đưa ra hôm 17.1.
Nhu cầu sừng tê ở châu Á, nơi chúng được xem là biểu tượng của vị thế xã hội và có những lợi ích về y khoa, đã làm gia tăng tình trạng săn bắt loài vật này.
Video đang HOT
Nam Phi chiếm khoảng 80% số tê giác của thế giới, ước hơn 25.000 con.
Năm 2007, chỉ 13 con tê giác bị săn bắt bất hợp pháp ở Nam Phi, nhưng kể từ đó số lượng tê giác bị săn trộm tăng nhanh mỗi năm.
Bất chấp những cuộc tuần tra thực địa và bằng máy bay không người lái, những kẻ săn trộm có vẻ ở “trên cơ” lực lượng an ninh.
Vườn quốc gia Kruger giáp với Mozambique là nơi chứng kiến tình trạng săn trộm tê giác nghiêm trọng nhất.
Các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia săn trộm tê giác và cắt sừng của chúng rồi buôn lậu sang châu Á.
Tổng cộng đã có 343 vụ bắt giữ được thực hiện hồi năm ngoái liên quen đến hành động săn trộm tê giác.
Theo TNO
Singapore phạt tù một người Việt buôn sừng tê giác
Một người đàn ông thất nghiệp từ Việt Nam ngày 16.1 đã bị phạt 15 tháng tù vì buôn lậu 8 chiếc sừng tê giác trị giá hơn 1 triệu USD khi đang quá cảnh ở Singapore, theo báo The Straits Times.
Sừng tê giác - Ảnh: AFP
Pham Anh Tu, 23 tuổi, thừa nhận sở hữu 21,5 kg sừng tê giác thuộc loài bị đe dọa mà không có giấy phép hợp lệ do chính quyền Mozambique và cơ quan có chức năng của Việt Nam, điểm đến được dự định, cấp khi đang quá cảnh tại Nhà ga số 2 của Sân bay Changi.
Giá trị của số sừng bị bắt giữ có thể mang về cho chủ nhân gần 1,4 triệu USD, dựa trên giá ước tính là 65.000 USD/kg.
Một công tố viên của cơ quan Nông phẩm và Thú y Singapore cho biết, Pham đang quá cảnh ở sân bay thì một cuộc chụp X-quang hành lý ký gửi của Pham cho thấy những hình ảnh giống ngà voi. Pham đang chờ đáp chuyến bay đến Vientiane (Lào).
Điều tra cho thấy Pham mượn tiền để đi du lịch sang Uganda vào tháng 10.2013 để tìm cơ hội làm ăn. Trong thời gian ở đó, Pham biết tin có một thị trường chợ đen ngà voi và sừng tê giác ở Mozambique. Người này về nước với tay không.
Một tháng sau đó, Pham sang Mozambique và mua 8 chiếc sừng tê giác với giá 15.000 USD.
Tòa án Singapore cho biết, người đàn ông đã mang sừng tê giác sang Uganda. Vào ngày 8.1, Pham rời Uganda để về Việt Nam qua ngả Lào. Y quá cảnh ở Dubai trước khi đến Singapore và bị bắt khi đang chờ chuyến bay nối tiếp.
Theo TNO
Sừng tê giác hoàn toàn không chữa được bệnh Các nghiên cứu khoa học đều chứng minh, sừng tê giác hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh giống như những lời đồn đoán. Sừng tê giác được coi là một vị thuốc thần diệu của y học cổ truyền Trung Quốc. Hàng ngàn năm, y học cổ truyền Trung Quốc dùng sừng tê để chữa một số lớn các bệnh có...