Hơn 1.000 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài

Theo dõi VGT trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm nay sẽ có 1.300 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nước ngoài theo đề án đào tạo giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020.

Bộ Giáo dục chủ trương gửi ứng viên đi đào tạo ở tất cả nước tiên tiến và tại những cơ sở đào tạo nước ngoài mà Bộ đã ký kết thỏa thuận hợp tác. 1.300 người sẽ được gửi đi các nước Anh (80), Australia (100), New Zealand (50), Mỹ (100), Canada (40), Pháp (190), Đức (190), Bỉ (45), Nga (30), Nhật Bản (130), Trung Quốc (100), Singapore (40), Hàn Quốc (30) và các nước khác (175).

Căn cứ nhu cầu đào tạo giảng viên của các trường và nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước, Bộ ưu tiên lựa chọn ứng viên để đào tạo các ngành: khoa học kỹ thuật, công nghệ (với 400 chỉ tiêu), khoa học tự nhiên (250), nông nghiệp (200); y – dược (100); ngành khoa học xã hội và nhân văn (150).

Đối tượng dự tuyển là giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn theo quy định của Nhà nước tại các đại học, học viện, không bao gồm trường cao đẳng nghề. Bên cạnh đó, sinh viên mới tốt nghiệp đại học, học viên mới tốt nghiệp thạc sĩ trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển có nguyện vọng và cam kết đi học để về làm giảng viên đại học, cao đẳng cũng được dự tuyển.

Người dự tuyển phải nộp hồ sơ trước 31/3/2015 đến Cục đào tạo với nước ngoài 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo VNE

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống: Tôi là người... gieo hạt trước gió!

Mới thôi mà đã một giờ/ Mới thôi mà đã một ngày/ Và mới thôi đã... 40 năm! TS Nguyễn Thiện Tống mở đầu buổi chuyện trò với Dân trí vào một ngày đầu năm 2015...

Thoáng đó, kể từ thời điểm năm 1974 - khi còn là một vị tiến sĩ trẻ từ "trời Tây" trở về, với tấm bằng Tiến sĩ Kỹ thuật hàng không trong tay, đến nay đã tròn 40 năm ông "trụ lại" với quê hương. Cũng ngần ấy thời gian, ông đã trải qua công tác giảng dạy, quản lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cống hiến trong đa dạng các mảng hoạt động, phần lớn liên quan đến giáo dục, đào tạo.... Song, ông lại chỉ gắn liền với duy nhất một nơi: Đại học Phú Thọ - Sài Gòn cũng là tiền thân của Đại học Bách khoa TPHCM ngày nay.

Chính ngôi trường này, gần 40 năm ông đã "xoáy" cùng dòng chảy lịch sử của đất nước, để không chỉ chứng kiến mà còn có cả những trải nghiệm buồn vui thậm chí có lúc đắng cay... trên con đường khẳng định năng lực, kiên định bản ngã của một trí thức.

Video đang HOT

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống: Tôi là người... gieo hạt trước gió! - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống.

Sài Gòn - TPHCM, qua những "mảnh ghép" hồi tưởng

Buổi Giao thời - trong sự hoang mang của không ít bạn bè, đồng nghiệp và cho đến mãi sau này, nhiều người hỏi tôi: "Tại sao đã chọn Ở LẠI?" - Tôi chỉ cười, vì với tôi đúng hơn phải hỏi tại sao lại TRỞ VỀ? - TS Nguyễn Thiện Tống trầm tư nhớ lại...

Tôi đã chọn TRỞ VỀ quê hương ngay trong thời điểm cuộc chiến đang khốc liệt (giữa năm 1974). Vậy hà cớ gì, chưa đầy một năm sau, khi đất nước được hòa bình, quê hương thu về một mối (năm 1975) tôi lại... RA ĐI (?!) - vị tiến sĩ giải thích thêm: Vào thời điểm những năm 1974, khi sở hữu tấm bằng Tiến sĩ ngành Hàng không của "trường Tây" như ông cũng đồng nghĩa với việc đã cầm trong tay thị thực VISA để có thể sinh sống một cách chính danh, với cuộc sống no đủ về vật chất ở nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, gia đình tôi (lúc đó tôi đã có vợ và một cô con gái) vẫn chỉ mong muốn và bằng mọi giá để tôi trở về quê hương.

Bởi, suy cho cùng mình vốn là con dân nước Việt. Tôi biết, mình thuộc về đất nước sinh ra mình và không thể tự cướp mình khỏi quê hương để làm kẻ vong thân sống kiếp lưu đầy - dù sống trong sung túc, ở xứ người...

Khi trở về quê hương vào cuối những năm 1974, có khá nhiều cơ hội nghề nghiệp cho tôi chọn lựa. Nhưng tôi đã quyết định ở lại Sài Gòn và chính thức trở thành Phụ tá Khoa trưởng đặc trách nghiên cứu và phát triển của Đại học Phú Thọ - Sài Gòn vào đầu năm 1975.

Chiều 30/4/1975 - tại Sài Gòn, ngay khi những tiếng súng cuối cùng đã ngừng hẳn, tôi đã có mặt tại sân trường Phú Thọ (nay là ĐH Bách khoa TPHCM) để thực hiện bàn giao - tiếp quản. Sau đó, công việc của tôi tại trường chỉ gián đoạn trong thời gian ngắn. Rồi tôi trở lại công việc giảng dạy cho đến lúc về hưu và thậm chí cho mãi đến bây giờ (trong một vai trò khác) thì tôi hầu như cũng chỉ gắn liền duy nhất tại ngôi trường này - Có lẽ, tôi có duyên tiền định với nó! Vị tiến sĩ hóm hỉnh.

Ấn tượng nhất của tôi về trí thức mới chính là hình ảnh tốt bụng, nhân ái của ông Trần Hồng Quân (cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) ông từng giữ vị trí Hiệu trưởng của trường Bách Khoa TPHCM trong những năm đầu tiên sau giải phóng. Tôi cũng có ấn tượng đẹp với sự tiếp đón lịch sự và có thể gọi là đúng theo tinh thần "đồng chí, đồng nghiệp" của một số trí thức ở Hà Nội, khi lần đầu tiên vào cuối năm 1975, tôi là một trong 4 gương mặt đại diện trí thức của phía Nam ra Hà Nội công tác. Tôi ấn tượng, bởi điều này hiếm khi được thể hiện ở ngay chính ngôi trường mà tôi gắn bó gần 40 năm trong suốt cuộc đời làm nghề của mình (!).

40 năm làm nghề và những ĐƯỢC - MẤT

Và nay, khi Sài Gòn - TPHCM tròn 40 năm tuổi, tôi đã bước qua cái tuổi "thất thập cổ lai ly", cũng đã trải nghiệm qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống... - TS Nguyễn Thiện Tống tiếp: Cũng đã có một đồng nghiệp của cô thắc mắc với tôi như điều cô vừa hỏi - "Có bao giờ ông cảm thấy hối tiếc... Và điều gì khiến ông hài lòng nhất trong quyết định trở về và gắn bó với quê hương?" - Xin thưa, có đôi chút ngậm ngùi, có chút buồn nhưng chưa bao giờ hối tiếc về quyết định của mình.

Tôi mạn phép "cải biên" một câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (cũng là một người bạn của tôi thời vong niên) để trả lời câu hỏi này, đó là "Thương cho mình và Tiếc cho đời". Thương cho mình vì ôm nhiều hoài bão lớn nhưng lại không có cơ hội để đóng góp như mong ước. Còn tiếc cho đời đã không cho mình cơ hội để đóng góp được nhiều hơn.

Đến 90% thời gian trong sự nghiệp của mình, tôi gắn liền với nghiệp "trồng người". Tôi vẫn tự thấy mình rất giống logo người ta vẫn thường in trên từ điển Pháp, đó là hình ảnh của một cô gái đang đứng gieo hạt trong gió. Còn tôi, tôi đã và đang "gieo hạt" kiến thức, "tiếp lửa đam mê " và "tiếp sức tài lực" cho các thế hệ sinh viên. Song, trong công việc này tôi cũng có phần ngậm ngùi khi nhận thấy, mình là người "vô sinh"! Bởi, với học hàm Phó Giáo sư, tôi vẫn chỉ tham gia đào tạo ở bậc đại học mà chưa có cơ hội thể hiện năng lực đào tạo các bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ...). Và ẩn sau ngậm ngùi ấy là cả một câu chuyện dài, phần nào chịu ảnh hưởng của lịch sử dân tộc...

Còn hài lòng ư? Tôi hài lòng với quyết định trở về và trụ lại với quê hương. Tôi đã biết tận dụng những cơ hội đó để đóng góp cho quê hương nhiều hơn. Những đóng góp đó rất cụ thể: Tôi là "kiến trúc sư trưởng" là người mở ngành học Kỹ thuật Hàng không, tuyển sinh và đào tạo khóa đầu tiên vào năm 1996, tại Đại học Bách khoa TPHCM. Cùng với việc "thiết kế" ngành học là khoảng thời gian 12 năm tôi làm việc ở vị trí Chủ nhiệm bộ môn (1996-2007). Giai đoạn này tôi hài lòng vì được lãnh đạo công nhận và được thể hiện năng lực bản thân theo đúng lĩnh vực mình đam mê và được đào tạo bài bản.

Với vị trí của mình, tôi đã có cơ hội "tiếp sức, tiếp lửa" thông qua việc giảng dạy trực tiếp đồng thời là người kêu gọi nguồn lực, tài trợ học bổng cho hàng chục thế hệ sinh viên ngành Kỹ thuật Hàng không được đào tạo tại ĐH Bách khoa TPHCM cũng như tiếp tục được du học ở các nước Âu, Mỹ...

Tiếp đến, điều khiến tôi rất vui, đó chính là tôi luôn là "người mở đường" - Tôi là một trong những người khởi xướng Chương trình học bổng Vì ngày mai phát triển. Tiền thân của chương trình học bổng này là Chương trình hỗ trợ tài năng khoa học trẻ Việt Nam, với 12 suất học bổng đầu tiên dành cho học sinh giỏi lớp 12 tại TPHCM (không phân biệt gia cảnh), do Hội Khoa học Kỹ thuật gia Việt Nam tại Úc (thông qua tôi) tài trợ. Và 12 suất học bổng này chính là những suất học bổng đầu tiên của Chương trình "Vì ngày mai phát triển" lần thứ nhất. Gần đây nhất (năm 2014) tôi đã kêu gọi nguồn lực từ các bạn đồng học cũng như các thế hệ học trò của tôi ở Úc, Mỹ... để tạo được nguồn quỹ gần nửa tỷ đồng dành hỗ trợ, tiếp sức cho 91 sinh viên nghèo ở Thừa Thiên - Huế...

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống: Tôi là người... gieo hạt trước gió! - Hình 2

Lạc quan với Sài Gòn - TPHCM ở độ tuổi 40 "cái xuân xanh"!

Như quy luật của tạo hóa, của đất trời..., mỗi mùa xuân tới vạn vật như tươi xanh hơn, tràn đầy sức sống hơn... Với tôi, mùa xuân này - khi Sài Gòn-TPHCM tròn 40 năm xây dựng và phát triển với khá nhiều những công trình mang dấu ấn, thì tôi cũng đã bước vào tuổi thất thập. Tuy tuổi đã "xế chiều" nhưng tôi vẫn rất lạc quan và cảm thấy yêu đời hơn mỗi độ Xuân về.

Đặc biệt, với nền giáo dục nước nhà, tôi vẫn mong ước được nhìn thấy những thành quả từ sự đổi mới. Để những đổi mới ấy đến nhanh hơn, gần hơn thì giáo dục cần có "TRIẾT LÝ GIÁO DỤC". Theo đó, với từng cá thể, giáo dục cần chú trọng đến việc trang bị lý tưởng và khả năng tư duy độc lập của mỗi học sinh, sinh viên... Còn ở tầm vĩ mô, "mấu chốt" thành công của quyết sách giáo dục, hiện không còn nằm ở Ý TƯỞNG nữa, bởi cũng đã có rất nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất, chìa khóa thành công của một quyết sách đúng đắn vào thời điểm hiện nay phụ thuộc vào phương cách quản trị nguồn lực sao cho hợp lý. Việc này đòi hỏi tiêu chỉ sử dụng nhân lực của "người cầm chịch" phải cởi mở hơn để có thể quy tập mọi nguồn lực tri thức để biến thành sức mạnh tri thức toàn diện...

Tôi vốn là dân khoa học, nên tôi tin rằng lượng biến sẽ kéo theo chất biến! Và tôi mong những quyết sách của sự nghiệp "trồng người" sẽ thay đổi mạnh mẽ, quyết liệt sẽ giúp nguồn tri thức Việt được khơi dậy và phát triển ấn tượng hơn, góp phần hiệu quả vào công cuộc xây dựng, phát triển cho sự phồn thịnh của đất nước.

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống là một trong 25 sinh viên Việt Nam đầu tiên nhận học bổng Colombo Plan du học tại Úc vào cuối năm 1965. Ông là người Việt Nam đầu tiên và trẻ nhất, vào năm 1974 đã sở hữu bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hàng không được đào tạo ở Viện Đại học Sydney.

Năm 1995, ông tốt nghiệp Quản trị hành chính công tại trường Kennedy thuộc Viện đại học Harvard - Hoa Kỳ (Bằng II). Với bằng cấp này ông đã tham gia giảng dạy Chương trình Fulbright tại Việt Nam.

Vào những năm đầu của thập niên 90 cũng như nhiều đợt lấy ý kiến xây dựng cho Luật Giáo dục Việt Nam sau này, ông đều nằm trong số những chuyên gia giáo dục uy tín được mời đóng góp ý kiến.

Việt Khuê

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắngSao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắng
07:31:31 20/12/2024
Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết: Không nghĩ quán có nhiều ngườiKẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết: Không nghĩ quán có nhiều người
06:53:30 20/12/2024
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Vợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngạiVợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngại
07:49:38 20/12/2024
Gặp nữ sinh 17 tuổi biết 4 ngoại ngữ vừa trúng tuyển Harvard: Quá xinh và quá giỏi!Gặp nữ sinh 17 tuổi biết 4 ngoại ngữ vừa trúng tuyển Harvard: Quá xinh và quá giỏi!
08:46:57 20/12/2024
Sao Hàn 20/12: Hyun Bin 'mất điểm' trước Song Joong Ki sau khi kết hônSao Hàn 20/12: Hyun Bin 'mất điểm' trước Song Joong Ki sau khi kết hôn
08:08:27 20/12/2024
Hành động lạ của cụ bà 95 tuổi được cắt ra từ camera giám sát khiến 2,5 triệu người xem đi xem lạiHành động lạ của cụ bà 95 tuổi được cắt ra từ camera giám sát khiến 2,5 triệu người xem đi xem lại
08:06:01 20/12/2024
Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."
06:53:54 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

NSƯT Thành Lộc: "Hữu Châu quát một cái, tôi im luôn"

NSƯT Thành Lộc: "Hữu Châu quát một cái, tôi im luôn"

Sao việt

13:55:03 20/12/2024
Mới đây, tại chương trình Kịch và Nghệ, NSƯT Thành Lộc đã tiết lộ chuyện hậu trường trước khi lên sân khấu diễn kịch và xung đột với đồng nghiệp.
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi

Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi

Sao châu á

13:52:15 20/12/2024
Không hổ danh là đỉnh lưu đời đầu của showbiz Trung, Lưu Diệc Phi luôn là cái tên thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ.
54 triệu người hết hồn khi nhìn kỹ vào cây thông Giáng sinh đặt giữa công ty, còn nhân viên thì cố gắng "té" vội

54 triệu người hết hồn khi nhìn kỹ vào cây thông Giáng sinh đặt giữa công ty, còn nhân viên thì cố gắng "té" vội

Netizen

13:26:24 20/12/2024
Những ngày cận Giáng sinh, cư dân mạng lại được dịp chiêm ngưỡng vô vàn ý tưởng decor nhà cửa hay cây thông độc đáo. Bên cạnh những phong cách truyền thống với nơ đỏ, đèn led hay bông tuyết...
Khám phá thú vị về loài chim mòng biển của Việt Nam

Khám phá thú vị về loài chim mòng biển của Việt Nam

Lạ vui

13:12:57 20/12/2024
Trong thế giới các loài chim, họ Mòng biển (Laridae) gồm các loài chim có mỏ dài, cánh dài và hình thức cơ thể thích hợp cho việc bay xa và nhanh.
7 cách trang hoàng nhà cửa đón Giáng sinh

7 cách trang hoàng nhà cửa đón Giáng sinh

Sáng tạo

12:40:43 20/12/2024
Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần một vài món phụ kiện trang trí, trong một buổi của ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể khiến ngôi nhà trở nên lung linh, rực rỡ để đón Giáng sinh an lành.
Trang Pháp tiết lộ về chứng rối loạn hoảng sợ, quãng thời gian tăm tối

Trang Pháp tiết lộ về chứng rối loạn hoảng sợ, quãng thời gian tăm tối

Nhạc việt

12:36:35 20/12/2024
Ca, nhạc sĩ Trang Pháp từng đánh mất đam mê, chịu nhiều áp lực trước ngưỡng cửa tuổi 30 và gặp vấn đề về tinh thần.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Làm đẹp

12:28:08 20/12/2024
Dưỡng ẩm dạng lotion đặc hơn so với dạng gel vì chứa nhiều axit béo hoặc chất làm mềm da, có độ thẩm thấu cao, không gây nhờn dính khi sử dụng.
Những chiêu hiểm lừa đảo bằng thủ đoạn "chạy án"

Những chiêu hiểm lừa đảo bằng thủ đoạn "chạy án"

Pháp luật

11:41:32 20/12/2024
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn chạy án đang diễn biến phức tạp trên nhiều địa phương khác trong cả nước.
Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Trắc nghiệm

10:41:19 20/12/2024
Tử vi ngày mới dự báo có 4 con giáp gặp nhiều may mắn trong ngày 20/12.au Tết Nguyên đán, vận may tài lộc của 3 con giáp này bùng nổ: Người thăng chức tăng lương
Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

Thế giới

10:27:10 20/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố quân đội Anh có thể được gửi đến Ukraine để hỗ trợ huấn luyện trong cuộc chiến chống lại Nga.
'Không thời gian' tập 16: Cô giáo Tâm nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại

'Không thời gian' tập 16: Cô giáo Tâm nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại

Phim việt

10:08:43 20/12/2024
Trong Không thời gian tập 16, cô giáo Tâm xúc động và nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại khi cùng bộ đội đi tìm học sinh mất tích.