Hơn 1.000 binh sĩ Afghanistan bỏ chạy sang Tajikistan sau khi Taliban tấn công
Theo các quan chức biên giới Tajikistan, hơn 1.000 binh sĩ Afghanistan đã chạy sang nước này để thoát khỏi các cuộc đụng độ với Taliban.
Biệt kích Afghanistan đến Faizabad, thủ phủ của tỉnh Badakhshan, vào ngày 4.7 sau khi Taliban bao vây khu vực này . Ảnh REUTERS
Hãng thông tấn nhà nước Tajikistan Khovar ngày 5.7 dẫn lời cơ quan biên giới của nước này cho biết 1.037 quân nhân Afghanistan đã đi từ tỉnh Badakhshan của Afghanistan sang “để bảo toàn mạng sống”.
Đây là đợt tháo chạy thứ năm của binh lính Afghanistan sang Tajikistan trong hai tuần qua, nâng tổng số binh sĩ Afghanistan chạy sang Tajikistan lên gần 1.600 người, theo BBC.
Tổng thống Emomali Rahmon của Tajikistan ngày 5.7 ra lệnh điều động 20.000 quân dự bị tới biên giới. Tuy nhiên, chính quyền Tajikistan tuyên bố sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan.
Người Afghanistan lo lắng về an ninh khi Mỹ rút quân
Trên Twitter, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Afghanistan Fawad Aman cho biết các tay súng Taliban đã bị đẩy lùi khỏi “các khu vực rộng lớn” của tỉnh Badakhshan. Tuy nhiên, ông Ahmad Javed, thành viên hội đồng tỉnh Badakhshan, nói với The Washington Post rằng “không may là tình hình không tốt lắm”.
Theo ông Javed, 27/28 quận của Badakhshan đã rơi vào tay Taliban. Faizabad, thủ phủ của tỉnh, cũng đang bị Taliban bao vây. Người dân “lo lắng Taliban có thể tấn công thành phố bất cứ lúc nào”, ông Javed nói và cho biết quân tiếp viện Afghanistan đã đến Faizabad vào đêm 4.7.
Taliban đã nhanh chóng chiếm nhiều vùng khắp miền bắc Afghanistan, bao gồm các khu vực dọc biên giới với Tajikistan. Hàng ngàn dân quân – bao gồm cả người dân tộc Tajik ở Afghanistan – và người dân có vũ trang đã gia nhập lực lượng Afghanistan để chống lại quân nổi dậy.
Các nhà phân tích tình báo Mỹ cảnh báo chính phủ tại Kabul có thể sụp đổ nhanh chóng sau khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi Afghanistan. Nhiều người Afghanistan đang tìm cách rời khỏi đất nước vì lo ngại Taliban quay lại nắm quyền. Nhóm này áp dụng luật Hồi giáo một cách cực đoan, hạn chế quyền học tập, làm việc và chơi thể thao của phụ nữ và trẻ em gái, cùng những hạn chế khác.
Ông Indrika Ratwatte, giám đốc văn phòng châu Á – Thái Bình Dương của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, cho biết khoảng 200.000 người Afghanistan đã phải rời bỏ nhà cửa trong năm nay. Các cơ quan viện trợ cũng đang chuẩn bị cho dòng người tị nạn đổ vào những quốc gia xung quanh Afghanistan như Iran, Pakistan, Tajikistan, Uzbekistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nhiều chục năm qua, các nước này đã tiếp nhận vài triệu người tị nạn Afghanistan. Các nước cũng đang cảnh báo rằng họ không có đủ điều kiện để nhận thêm người tị nạn.
Tajikistan, quốc gia nghèo nhất ở Trung Á, có nhiều điểm chung về ngôn ngữ và sắc tộc với Afghanistan. Tuy nhiên, Tajikistan đã áp đặt các hạn chế đối với người tị nạn Afghanistan như cấm họ sống ở thủ đô Dushanbe và cấm họ làm việc trong một số lĩnh vực nhất định.
Mỹ giữ lại những gì ở Afghanistan khi hoàn tất kế hoạch rút quân?
Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Afghanistan cho tới tháng 9, để ngỏ phương án không kích Taliban trong trường hợp cần bảo vệ các lực lượng Afghanistan.
Máy bay không quân Mỹ bay trên căn cứ Bagram cách thủ đô Kabul 50 km về phía Bắc ngày 1/7. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AP, một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ ngày 2/7 cho biết gần như toàn bộ binh sĩ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã rời Căn cứ Không quân Bagram, tổ hợp quân sự lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan, đánh dấu việc sắp hoàn tất kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ nước ngoài khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết thời điểm các binh sĩ cuối cùng của Mỹ và NATO rời khỏi căn cứ này, cũng như không tiết lộ khi nào căn cứ Bagram chính thức được chuyển giao cho các lực lượng Afghanistan.
Trong những ngày tới, đơn vị tác chiến cuối cùng của Mỹ sẽ rời khỏi Afghanistan theo đúng kế hoạch trước thời hạn 11/9 do Tổng thống Joe Biden đề ra.
Quan chức quân sự Mỹ cho biết khi binh sĩ rút khỏi Afghanistan, quyền quyết định tấn công lực lượng Taliban và triển khai các hoạt động nhằm vào phiến quân Al-Qaida sẽ được Tướng Scott Miller chuyển giao cho Tướng Thủy quân Lục chiến Frank McKenzie - một chỉ huy cấp cao Mỹ tại Trung Đông đang làm việc tại Flordia. Các cuộc không kích sẽ huy động chiến đấu cơ ở bên ngoài Afghanistan.
Trong khi đó, vị chỉ huy mới của Mỹ ở Afghanistan sẽ là Chuẩn tướng Hải quân Peter Vasely - người đang phụ trách sứ mệnh an ninh tại Đại sứ quán Mỹ. Ông đang ở Kabul và làm việc với Tướng Miller để chuyển giao nhiệm vụ.
Chuẩn tướng Vasely sẽ duy trì 650 binh sĩ chủ yếu đóng quân ngay tại đại sứ quán để đảm bảo sứ mệnh ngoại giao. Bên cạnh đó, Tướng McKenzie cũng sẽ có quyền giữ thêm 300 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan để hỗ trợ an ninh, bao gồm tại các sân bay.
Các quan chức Mỹ nhiều lần nhấn mạnh an ninh tại sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul cần được chú trọng để duy trì tuyến đường di chuyển cho phái đoàn ngoại giao của Mỹ tại Afghanistan. Cũng trong thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ sẽ giữ một hệ thống C-RAM, hệ thống phản tên lửa, pháo binh, súng cối, tại sân bay cùng lực lượng vận hành.
Trong cuộc họp báo cuối cùng tại Kabul vào đầu tuần này, Tướng Miller đã miêu tả về một bức tranh ảm đạm về tình hình an ninh tại Afghanistan. Ông lưu ý có nhiều khu vực của quốc gia này sẽ nhanh chóng rơi vào tay Taliban và cảnh báo về nguy cơ xảy ra nội chiến nếu chiều hướng tiếp diễn như hiện nay.
Về phần mình, Mỹ cũng đang nhanh chóng phát triển kế hoạch đưa hàng nghìn người phiên dịch Afghanistan và những người bản địa từng hỗ trợ hay hợp tác với liên quân rời khỏi đất nước. Binh sĩ Mỹ cũng sẽ cần được huy động để đảm bảo hoạt động sơ tán này.
Cơ bản, việc Mỹ rút quân đã hoàn thành thỏa thuận hòa bình với Taliban mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump ký vào tháng 2/2020. Thỏa thuận này kêu gọi Mỹ rút quân, đổi lại, Taliban tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với nhóm khủng bố Al-Qeada và đảm bảo rằng Afghanistan sẽ không trở thành nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố.
Taliban đoạt hơn 700 thiết giáp Mỹ cấp cho Afghanistan Ít nhất 715 xe quân sự cùng nhiều khí tài hạng nặng và thiết giáp Mỹ trang bị cho quân đội Afghanistan rơi vào tay Taliban chỉ trong tháng 6. Cuộc điều tra do Stijn Mitzer và Joost Oliemans tiến hành dựa trên các thông tin mã nguồn mở cho thấy ngoài tịch thu số thiết giáp, xe cơ giới hạng nhẹ rơi...