Hôm nay, Bộ GD-ĐT bắt đầu lọc ảo trước khi công bố điểm chuẩn
Từ ngày 2-4/10, Bộ GD-ĐT cùng các trường đại học sẽ chạy hệ thống lọc ảo tuyển sinh đại học năm 2020. Chậm nhất ngày 5/10, các trường sẽ công bố điểm chuẩn.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, nguyên lý lọc ảo năm nay vẫn sẽ thực hiện như năm 2019. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã rà soát và bổ sung thêm một số chức năng hỗ trợ các trường trong phần mềm tuyển sinh, ví dụ như chức năng cho các trường quy đổi điểm thi đối với các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ.
Các trường đại học, cao đẳng sẽ cài đặt phần mềm phù hợp với phương thức xét tuyển mà trường lựa chọn. Sau đó, các trường tải dữ liệu tuyển sinh từ hệ thống dữ liệu chung của toàn quốc, bao gồm điểm thi, nguyện vọng xét tuyển, thông tin khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên,… để chạy lọc ảo. Những dữ liệu này đều được mã hóa để thông tin của thí sinh không bị lộ ra bên ngoài.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT
Video đang HOT
Thông tin về các thi sinh đa trung tuyen va xac nhan nhap hoc bang phuong thuc xet tuyen học bạ, chứng chỉ, điểm học tập… sẽ đuoc nhap vao he thong. Nhờ đó, khi nhập vào hệ thống, các thí sinh này sẽ không bị rơi vào hình thức xét tuyển khác, từ đó giảm tối đa số thí sinh ảo.
Các trường sẽ căn cứ vào kết quả sau khi lọc ảo để tự quyết định dự kiến mức điểm chuẩn trúng tuyển và tỉ lệ ảo.
Sau đó, trường tiếp tục đưa danh sách dự kiến trúng tuyển lên hệ thống, đồng thời tải kết quả lọc ảo về. Như vậy hệ thống sẽ chạy chung trong 6 lần và cho ra kết quả lọc ảo cuối cùng.
“Việc sử dụng phần mềm lọc ảo chung hệ thống dữ liệu tiết kiệm được tối đa thời gian cho các trường. Thí sinh sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất theo nguyện vọng, năng lực của các em”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học nói.
Thời gian công bố điểm chuẩn đại học: Dự kiến trước 17h ngày 5/10, các trường đại học, cao đẳng sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Các trường xét tuyển bổ sung đợt 2 từ ngày 15/10.
Điểm sàn các trường đại học khối ngành y, dược bằng ngưỡng điểm do Bộ GD-ĐT công bố
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành y, dược, các trường cũng đã đồng loạt công bố điểm sàn.
Hầu hết các trường đều có điểm sàn bằng ngưỡng điểm do Bộ GD-ĐT công bố, trong khi điểm chuẩn có thể cao hơn nhiều.
Ngưỡng điểm cao hơn những năm trước nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành y dược
Theo Bộ GD-ĐT, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đào tạo với ngành y đa khoa và răng hàm mặt năm nay là 22 điểm; ngành y học cổ truyền và dược học 21 điểm; nhóm ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng có điểm sàn là 19 điểm. Năm 2019, điểm sàn của các ngành này lần lượt tương ứng là 21, 20 và 18 điểm.
Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đào tạo là mức điểm tối thiểu để các trường nhận hồ sơ cũng như xét tuyển vào trường. Ngay sau khi Bộ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng, các trường y, dược cũng đã lần lượt công bố điểm sàn các ngành sức khỏe có yêu cầu chứng chỉ nghề nghiệp.
Theo Đại học Y Hà Nội, điểm sàn của trường năm nay từ 19 đến 23 điểm tùy ngành trong khi năm 2019, mức điểm sàn giao động từ 18 đến 21 điểm. Cụ thể, ngành có điểm sàn cao nhất là các ngành Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng với cùng mức 23 điểm (năm 2019 là 21 điểm), cao hơn mức điểm sàn chung của Bộ một điểm. Các ngành còn lại có mức điểm sàn chung là 19 điểm (năm 2019 là 18 điểm). Điểm sàn 23 điểm cũng là mức sàn cao nhất của khối ngành y trên cả nước. Hầu hết các trường còn lại đều công bố điểm sàn ở ngưỡng tối thiểu, bằng với điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định, kể cả các đại học tốp trên. Theo đó, điểm sàn dao động quanh mốc từ 18 đến 22 điểm. Khối ngành Y khoa và Răng-hàm-mặt là 22 điểm trong khi các ngành còn lại ở mức 18-19 điểm.
Đại học Y dược TP.HCM cũng tăng điểm sàn từ 1 đến 2 điểm so với năm 2019, tùy theo từng ngành. Ngành Y khoa và Răng-hàm-mặt tăng 2 điểm, từ 21 điểm (2019) lên 23 điểm. Các ngành còn lại đều tăng một điểm so với 2019. Riêng ngành Dược học vẫn giữ nguyên mức điểm sàn là 21 điểm...
Theo lãnh đạo các trường, điểm sàn chỉ là điểm để nhận hồ sơ xét tuyển. Điểm chuẩn sẽ được lấy từ cao xuống thấp nên điểm chuẩn có thể cao hơn nhiều so với điểm sàn, đặc biệt ở các trường tốp trên. Việc đưa ra điểm sàn thấp sẽ giúp các trường đảm bảo nguồn tuyển nhưng lại là bài toán khó với thí sinh. Càng ở các ngành, trường tốp trên, khoảng cách giữa điểm sàn và điểm chuẩn càng xa.
Năm 2019, điểm sàn của Đại học Y Hà Nội chỉ ở mức 18 đến 21 điểm, nhưng điểm chuẩn đều cao hơn điểm sàn ít nhất gần 2 điểm. Ngành Y khoa có điểm sàn 21, nhưng điểm chuẩn là 26,75 điểm, ngành Răng-hàm-mặt có điểm chuẩn 26,4 điểm. Điểm sàn Đại học Y dược Cần Thơ năm 2019 ở mức từ 18 đến 21 điểm, nhưng chỉ ngành Y tế dự phòng có điểm chuẩn 18, tất cả các ngành còn lại đều có điểm chuẩn từ 20 điểm trở lên, trong đó điểm chuẩn ngành Y khoa là 24,3 điểm. Vì thế, lãnh đạo các đại học cho rằng thí sinh phải cân nhắc kỹ điểm số của mình so với điểm chuẩn của các trường những năm trước đây để đăng ký trường phù hợp.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ 19-9, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày (từ ngày 19 đến 25-9). Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tiếp bằng phiếu là 9 ngày (từ ngày 19 đến 27-9).
Đừng chủ quan với điểm thi cao Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy chỉ tiêu xét tuyển học bạ năm 2020 cao hơn rất nhiều so với 2019. Chính vì vậy, TS hết sức thận trọng để tính toán khi điều chỉnh NV. Thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ vào Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG Đến thời điểm này, nhiều trường...