Hỏi vài câu về chuyện “Cô bé Lọ Lem”, thầy giáo Mỹ dạy luôn học sinh những kỹ năng sống đúng đến không ngờ
Câu chuyện “ Cô bé Lọ Lem” được thầy giáo Mỹ phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ. Từ đó học sinh rút ra những bài học cuộc sống đúng đắn.
“Cô bé Lọ Lem” hay Cinderella là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới và từng được chuyển thể thành phim hoạt hình, phim điện ảnh không ít lần.
Nhân vật chính của “Cô bé Lọ Lem” là một cô gái trẻ sống trong hoàn cảnh không may: Cha mất sớm, bị mẹ kế và các con riêng của bà hành hạ, bắt nạt. Sau đó, cô gái may mắn được Hoàng tử cưới làm vợ.
Hầu hết chúng ta khi kể câu chuyện này cho con cái đều chỉ tập trung vào hai điều – Lòng tốt của nhân vật Lọ Lem và sự “Ở hiền gặp lành”.
Tuy nhiên, người Mỹ lại có cách khai thác câu chuyện này theo hướng hoàn toàn khác. Từ một câu chuyện cổ tích, họ biến nó thành một bài học sống đắt giá, dạy cho trẻ nhỏ những sự thật về cuộc sống. Cụ thể một giáo viên người Mỹ đã dạy học sinh như sau:
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể lại toàn bộ câu chuyện. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Em thích cô bé lọ lem Cinderella ạ và cả hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và các cô con riêng của bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
Để các con luôn hòa thuận, không ghen tị nhau, đây là 7 điều quan trọng bố mẹ cần dạy đứa con cả khi sắp có thêm em bé
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Thế thì lôi thôi lắm ạ.
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả.
Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: Các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).
Video đang HOT
Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.
Vào các trường đại học danh tiếng, được Google, Microsoft đánh giá cao nhưng thần đồng này lại ê chề chỉ vì có một tính xấuĐọc ngay
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì… vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình.
Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Nếu IQ của con không cao, bố mẹ đừng buồn mà hãy tập trung phát triển 5 đặc điểm này thì con chắc chắn thành công hơn người
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ.
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ.
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
Vua hài Xuân Hinh: Tếu táo trên sân khấu nhưng nghiêm khắc trong cách dạy con, tiết lộ 1 câu nói của con khiến tim anh tan chảy
6 bài học người Do Thái dạy con, cha mẹ nào cũng nên học hỏi
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella không biết tự thương yêu chính mình.
Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả sử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella thì các em sẽ làm thế nào?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ.
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội.
Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Khuyến khích con được điểm 0, cách dạy con đầy vô lý của ông bố lại khiến dân mạng khen ngợi hết lời
Lý do sao nữ Dae Jang Geum được cả châu Á mến mộ: Đã đẹp người còn dạy con cực giỏi!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem – chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả.
Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.
Thông qua câu chuyện cổ tích, người Mỹ đã dạy cho học sinh của mình bài học vô cùng quan trọng:
- Luôn phải đúng giờ.
- Luôn phải ăn mặc chỉnh chu trong mọi hoàn cảnh.
- Không có ai hoàn toàn xấu.
- Ai cũng cần có bạn bè.
- Phải tự yêu thương chính mình.
- Ai cũng có thể mắc sai lầm.
Có thể thấy, người Mỹ đã nhìn nhận và hiểu được các khía cạnh, giá trị thực tế của câu chuyện. Từ đó họ rút ra các bài học cuộc sống đúng đắn và truyền lại cho thế hệ trẻ.
Đây là một cách giáo dục vô cùng ý nghĩa mà chúng ta cần học hỏi và noi theo.
Theo Helino
Nhớ một người thầy của tôi
Tôi biết ơn tất cả những người thầy của tôi, nhưng người tôi nghĩ đến nhiều nhất là thầy Trần Hơn dạy tôi năm lớp 4 ở làng Phú Đa, quận Đức Dục (nay là Duy Xuyên, Quảng Nam).
Ảnh minh họa
Năm đó tôi rơi vào cảnh phiền não khi được "bầu" làm đội phó của một trong 4 đội với trọng trách là giữ một cái chổi quét phòng học, khi đến phiên trực thì mang chổi đến quét xong mang chổi về, nhưng đó cũng là năm gặp được ông thầy tôi thích học nhất. Thầy dạy cho những đứa trẻ chúng tôi qua những câu chuyện.
Tôi không thể nhớ tôi học được những gì vào năm lớp 4, tôi chỉ nhớ những câu chuyện của thầy Trần Hơn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của tôi. Đó là những câu chuyện cổ tích, chuyện đường rừng, chuyện phiêu lưu, chuyện từ những cuốn sách mà thầy đọc, chuyện nào cũng hấp dẫn những đứa trẻ chúng tôi. Ngày nào thầy cũng dành thời gian cuối cùng của buổi học để kể một câu chuyện. Mãi đến sau này khi lớn lên tôi vẫn không hiểu thầy lấy đâu ra nhiều câu chuyện như vậy để kể mỗi ngày.
Mẹ tôi thỉnh thoảng cũng kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, cả chuyện tiếu lâm nữa, đó là những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, chứ mẹ tôi không biết chữ nên không đọc sách. Sau mỗi câu chuyện nghe được từ thầy, tôi về kể lại cho mẹ tôi nghe, chắc chỉ kể một cách lộp chộp đại khái nhưng mẹ tôi rất thích, nghe tôi kể nhiều khi mẹ tôi chảy nước mắt, không biết vì câu chuyện làm mẹ cảm động hay vì mẹ thương tôi mà khóc.
Sau năm học đó tôi không có dịp nào gặp lại thầy nữa, giờ vẫn không thể hình dung ra khuôn mặt của thầy. Thầy tôi chắc không có ý định dạy cho những đứa trẻ sau này trở thành ông nọ bà kia hay trở thành một nhà báo, thầy chỉ dạy cho chúng tôi biết sống cho ra con người, khi cần phiêu lưu thì phiêu lưu nhưng phải biết bảo trọng.
Tôi mấy chục năm nhiều phen phiêu lưu lên bờ xuống ruộng, khi cùng đường đi làm báo kiếm cơm, nói là kiếm cơm nhưng cũng phiêu lưu lên bờ xuống ruộng, vẫn không quên bóng dáng và những câu chuyện kể của thầy. Làm báo chẳng qua là thuật lại những câu chuyện, chính là tôi đã học từ thầy Trần Hơn.
Viết những dòng này tôi chỉ mong thầy được khỏe mạnh.
Hoàng Hải Vân
Theo CAND
Giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học làm quá nhiều việc mà thù lao chưa tương xứng Để học trò phát triển một cách toàn diện thì công tác chủ nhiệm của giáo viên cần được chăm lo một cách đúng mức. Có thế, giáo viên mới cống hiến hết mình. Để hiểu rõ những trách nhiệm nặng nề của thầy cô giáo chủ nhiệm bậc tiểu học bạn phải trải nghiệm một ngày trong vai thầy cô chủ nhiệm...