Hội thảo về thay đổi chính sách xét visa và việc làm sau tốt nghiệp tại Úc
Australia đang đón nhận xu thế dịch chuyển từ Tây sang Đông trong giáo dục quốc tế. Với chất lượng giáo dục và nghiên cứu xuất sắc cùng với chính sách visa thông thoáng, quốc gia này trở thành điểm đến được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.
Một trong các nội dung quan trọng giúp các sinh viên quốc tế có thể tiếp cận nền giáo dục Australia dễ dàng hơn chính là chương trình Đơn giản hóa visa(Streamlined Visa Processing). Chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên muốn theo học các khóa Cử nhân hoặc Thạc sĩ tại Úc.
Mời các bạn học sinh sinh viên và các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu nội dung chi tiết tại buổi hội thảo du học Úc Những thay đổi về chính sách xét visa và việc làm sau tốt nghiệp do IDP tổ chức.
Thời gian: 17h30 – 19h30, ngày 9/11.
Địa điểm: Văn phòng IDP, Star Building – 33 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cập nhật những thông tin về hệ thống giáo dục Úc, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp và việc làm dành cho người phụ thuộc.
Vui lòng liên hệ 08 2249 0000 – 3835 0133 hoặc truy cập www.vietnam.idp.comđể biết thêm chi tiết và đăng ký tham dự.
Video đang HOT
Chương trình Đơn giản hóa visa (Streamlined Visa Processing)
Từ 24/3/2012, 39 trường đại học của Úc và các học viện đối tác đã được Bộ Di trú và Công dân Úc lựa chọn tham gia vào chương trình Đơn giản hoá visa. Tất cả hồ sơ xin visa Đại học (loại visa 573), đăng ký các khoá học Cử nhân (bao gồm cả chương trình Cử nhân chuyển tiếp) và Thạc sĩ tín chỉ, có giấy mời và tiếp nhận học chính thức (eCOE) đều được xét theo chương trình này. Không tính đến quốc tịch, các sinh viên trong nhóm này sẽ được nằm trong nhóm xét visa ít rủi ro nhất, tức là cấp độ xét 1. Thời gian xét hồ sơ của đối tượng này sẽ trong vòng 1-2 tuần và người xin visa không phải chứng minh tài chính.
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên quốc tế tốt nghiệp tại Úc sẽ có thêm các cơ hội làm việc cũng như thuận lợi và nhanh hơn trong việc xin thị thực sinh viên theo chính sách visa sinh viên được Chính phủ Úc thông qua ngày 22/9/2011. Cụ thể, sinh viên quốc tế sau khi học xong Đại học hoặc Thạc sĩ, có thời gian học tập tại Úc tối thiểu là 2 năm sẽ có thể ở lại làm việc thêm hai năm. Các sinh viên tốt nghiệp các chương trìnhnghiên cứu sau Đại học sẽ có quyền ở lại làm việc thêm 3 năm và đối với các sinh viên hoàn thành các chương trình Tiến sĩ sẽ là 4 năm.
IDP Education góp phần vận động cho những thay đổi tích cực trong luật visa Úc
Tháng 12/2012, Chính phủ Úc đã ủy thác cho ông Michael Knight phụ trách thực hiện báo cáo về Chính sách visa sinh viên. Những thay đôi tích cực về visa là kết quả sau các nô lực vân đông hành lang của các tô chức giáo dục quôc tê, trong đó có IDP Education.
IDP được coi là môt trong những tô chức cung cấp dịch vụ giáo dục có chât lượng cao nhât theo báo cáo chính thức của Chính phủ Úc.
Thông tin về IDP Education
IDP Education là tổ chức giáo dục quốc tế chuyên cung cấp các dịch vụ tuyển sinh và các kỳ thi kiểm tra Anh ngữ quốc tế. IDP được thành lập bởi 38 trường ĐH của Úc vào năm 1969 và hiện nay có hệ thống 76 văn phòng tại 24 quốc gia, IDP tuyển nhiều sinh viên quốc tế vào các trường Úc hơn bất cứ tổ chức nào. Ngoài ra, IDP là tổ chức đồng sở hữu IELTS, một trong những Kỳ thi kiểm tra trình độ Anh ngữ hàng đầu thế giới được hơn 6.000 trường trên toàn cầu công nhận.
Tư liệu: IDP
Theo Infonet
Phát triển theo hướng hội nhập quốc tế
Nếu như trước đây, các nền giáo dục sử dụng ngôn ngữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản... không xem trọng tiếng Anh, thì nay đều đã đua nhau mở các khóa đào tạo bằng tiếng Anh để thu hút SV quốc tế, nhằm quốc tế hóa nền giáo dục quốc gia, hấp dẫn các SV quốc tế giỏi đến học tập và giao lưu tại nước họ.
Biết bao chương trình học bổng hấp dẫn cho SV quốc tế tại Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... và gần đây nhất là Brazil - đây chính là những cố gắng của các chính phủ nhằm giúp nền giáo dục của họ khỏi bị tụt hậu và không hội nhập được vì lý do ngôn ngữ.
Tại Brazil - nước chủ yếu nói tiếng Bồ Đào Nha, họ đã đưa ra chương trình "Khoa học không biên giới" nhằm khuyến khích 100.000 SV nước họ học tập một năm tại một trường quốc tế ở nước ngoài trong quá trình học ĐH và mở ra cơ hội tương tự cho các SV quốc tế tới Brazil nghiên cứu các chương trình khoa học tại các trường ĐH và học viện trong hơn 20 lĩnh vực ưu tiên. Điều này sẽ khiến các trường ĐH phải năng động hơn để đón nhận các SV quốc tế cùng học, cùng nghiên cứu bằng tiếng Anh và SV của họ cũng phải cố gắng nâng cao ngoại ngữ để học tập được ở môi trường quốc tế. Thật là lợi cả đôi đường.
Tây Ban Nha và Nhật Bản là hai nước hiện tại đã có một chương trình khổng lồ nhằm khuyến khích SV của họ sang các nước nói tiếng Anh trong dịp hè để nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm tham gia được các chương trình giao lưu một năm của các trường ĐH lớn trên thế giới.
Mỹ là một nước lớn với một loạt trường ĐH hàng đầu thế giới nên tưởng như nhu cầu hội nhập giáo dục không phải là việc quá cấp bách, ấy vậy mà chỉ trong vài năm gần đây, họ mới chợt nhận ra rằng họ đã đi sau nhiều nước nhỏ hơn như Anh, Úc, New Zealand... trong việc thu hút SV quốc tế đến học tập. Cũng bởi nhiều chính sách liên quan đến visa, đến chính sách sử dụng các đơn vị tuyển sinh quốc tế hoặc ngay cả việc có coi giáo dục là một ngành kinh doanh hay không.
Nhưng tại Hội nghị giáo dục quốc tế NAFSA tại Houston, Tập đoàn giáo dục ELS đã đưa ra một mô hình rất hay: giúp hơn 500 trường ĐH của Mỹ có một cái phao. Họ làm việc với hơn 500 trường ĐH hoặc cao đẳng của Mỹ, mở các trung tâm tiếng Anh để giúp SV quốc tế đến học nâng cao tiếng Anh trước khi vào học khóa chính và cái chính là giúp các trường ĐH, CĐ này thu hút tuyển sinh SV quốc tế đến học tại trường. Tại VN họ cũng có văn phòng đại diện để tuyển sinh.
Vậy là các trường kia không cần bỏ vốn gì ra, chỉ cần một sự hợp tác đúng hướng cũng có thể giúp họ tham gia cuộc chơi.
Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế cũng như không kịp chuẩn bị nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.
Theo tuổi trẻ
Chàng trai Việt được vinh danh tại bang Nam Úc Mới đây, bạn Nguyễn Trọng Nghĩa đã vô cùng vinh dự khi được nhận giải thưởng kép "Sinh viên quốc tế tiêu biểu tại Úc" và "Sinh viên xuất sắc" do tổ chức chính thức của sinh viên quốc tế tại bang Nam Úc, StudyAdelaide, trao tặng. Nguyễn Trọng Nghĩa hiện đang là sinh viên năm 3 ngành Điện - Điện tử, trường...