Hội thảo quốc tế về chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Ngày 6/12, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay: Xu hướng Việt Nam và thế giới ” chính thức khai mạc tại Hà Nội. Hội thảo do Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức.
Các đại biểu quốc tế tham dự hội thảo
GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cho biết, mục đích của Hội thảo nhằm tăng cường hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa các cơ sở giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, tạo diễn đàn cho các nhà nghiên cứu giáo dục, hoạch định chính sách, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo trong nước, quốc tế chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm thực tiễn và kết quả nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế.
Hội thảo đã thu hút nhiều diễn giả của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đến từ các trường ĐH, Viện nghiên cứu quốc tế như: Hoa Kỳ, Úc, Singapore, Pháp, New Zealand, Mailaixia, Thái Lan…và các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNESCO… với 200 bài viết.
Video đang HOT
Lãnh đạo Học viện chụp ảnh với các đại biểu
GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cho biết, hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề như quy hoạch mạng lưới đào tạo các trường sư phạm, khoa sư phạm; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Đồng thời dự báo nhu cầu về đội ngũ nhà giáo, liên kết đào tạo giữa các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý với các đơn vị, tổ chức trong – ngoài nhà trường; đánh giá chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Đặc biệt, hội thảo bàn về chính sách, điều kiện và môi trường tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay như: Cơ sở vật chất, lương, chế độ khen thưởng, đãi ngộ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Bộ GDvàĐT chỉ đạo vụ 500 giáo viên Đắk Lắk có thể mất việc
Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT báo cáo sự việc 500 giáo viên Đắk Lắk có thể mất việc để kịp thời xử lý.
ảnh minh họa
Sáng 10/3, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT - với Báo về việc hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk bị chấm dứt hợp đồng.
Theo ông Minh, vấn đề tuyển dụng giáo viên thuộc quyền hạn của địa phương, cụ thể trong câu chuyện này là UBND huyện Krông Pắk. Cục Nhà giáo yêu cầu địa phương minh rõ sự việc, nhanh chóng báo cáo về Bộ để kịp thời có phương án phối hợp xử lý.
Ông Minh nêu theo nghị định ghị định số số 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nêu rõ, UBND cấp huyện có trách nhiệm bảo đảm đủ biên chế công chức cho phòng GD&ĐT, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước.
Đồng thời UBND ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
Ông Hoàng Đức Minh cho biết ngay sau có thông tin chính thức từ Sở GD&ĐT, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ có văn bản đề nghị cơ quan chức năng có phương án xử lý vấn đề này trên tinh thần đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đội ngũ nhà giáo.
Bộ GD&ĐT không yêu cầu thời gian cụ thể để báo cáo mà chỉ đạo địa phương rà soát, báo cáo sớm nhất trong tuần tới.
Trước đó, sự việc xảy ra vào chiều 9/3, UBND huyện Krông Pắk đã tổ chức họp giải quyết hơn 600 giáo hợp đồng lao động dư thừa mà địa phương đã tuyển dụng trước đó.
Theo bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, trước mắt, địa phương đã có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 200 giáo viên. Các giáo viên trên được ký hợp đồng giảng dạy những môn học không thuộc diện phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017.
"Đến cuối tháng 3, UBND huyện sẽ tổ chức tuyển dụng viên chức với 83 chỉ tiêu còn thiếu. Sau khi có kết quả kỳ thi, huyện sẽ tiếp tục chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên không trúng tuyển", bà Trinh nói.
Như vậy, theo vị phó chủ tịch, trong hơn 600 giáo viên hợp đồng do UBND huyện tuyển dụng dư, có hơn 500 giáo viên các trường THCS, tiểu học, mầm non bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo Zing
Sách giáo khoa riêng của TP HCM chờ chương trình của Bộ Giáo dục Sở Giáo dục không soạn sách giáo khoa riêng mà chỉ làm cầu nối, tập hợp đội ngũ chuyên gia và phối hợp cùng nhà xuất bản. Sáng 6/12, ngày làm việc thứ ba kỳ họp 12 HĐND TP HCM khóa IX diễn ra với phần chất vấn người đứng đầu các sở, ngành. Tỏ ra sốt ruột, đại biểu Trương Lê Mỹ...