Hội thảo quốc tế về Biển Đông sắp được tổ chức tại Nga
Ngày 18/6, Liên bang Nga sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lần thứ II với chủ đề “An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột”
Ngày 18/6, tại Moscow, Liên bang Nga sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lần thứ II với chủ đề “An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột” . Hội thảo do Viện Phương Đông học – Viện Hàn lâm Khoa học Nga tổ chức.
Là đơn vị chủ trì hội thảo, Viện Phương Đông học cho rằng xung đột tại Biển Đông hiện nay đang tiếp diễn phức tạp, trở thành một trong những điểm nóng ở Đông Nam Á và châu Á nói chung; Các nước tham gia tranh chấp đã đàm phán một thời gian dài nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp và nhượng bộ có thể chấp nhận được. Do đó, diễn đàn khoa học quốc tế này là hết sức cấp thiết, đồng thời việc quy tụ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông và không phải đến từ các nước trực tiếp liên quan đến tranh chấp sẽ làm nên giá trị, sức hút của hội thảo.
Hội thảo này được chia làm 4 phiên thảo luận, đề cập đến tổng thể các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông
Tham dự hội thảo quốc tế có các chính khách, các nhà ngoại giao Nga, các nhà nghiên cứu người Nga và các chuyên gia quốc tế đến từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore như: ông Eric Franks, thành viên thường trực Tòa án Trọng tài La Hay, bà Theresa Fallon – thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS), ông Ghosh P.K. – thành viên Hội đồng hợp tác Ấn Độ – châu Á Thái Bình Dương về an ninh, ông Ian Storey – chuyên viên nghiên cứu cao cấp – Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore…
Video đang HOT
Hội thảo này được chia làm 4 phiên thảo luận, đề cập đến tổng thể các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm: Tình hình tại Biển Đông từ quan điểm địa chính trị hiện nay; Tình hình tại Biển Đông và nguy cơ quân sự hóa, chạy đua vũ trang trong khu vực; Các khía cạnh pháp lí và chính sách của các lực lượng bên ngoài khu vực trong xung đột ở Biển Đông; Cách thức giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay, triển vọng hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á.
Qua các phiên làm việc, các chuyên gia sẽ đi sâu phân tích các sự kiện và xu hướng phát triển tình hình tranh chấp ở Biển Đông; nêu sáng kiến, giải pháp làm giảm căng thẳng và giải quyết các bất đồng.
Viện Phương Đông học – Viện Hàn lâm Khoa học Nga là cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Nga về phương Đông. Tháng 10/2013, Viện này đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế, các chính khách và báo chí sở tại./.
Đoan Hải
Theo_VOV
Mỹ muốn lập chuỗi máy bay P-3 Orion khống chế TQ trên Biển Đông
Mỹ có kế hoạch thiết lập hệ thống các căn cứ quân sự với máy bay trinh sát săn ngầm P-3 Orion để giám sát các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, Đa Chiều nhận định.
Đa Chiều cho rằng, các quốc gia có sở hữu P-3 Orion như Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan hay Việt Nam trong tương lai có thể tham gia tuần tra cùng Mỹ.
"Sát thủ săn ngầm" P-3C Orion của Mỹ.
Hải quân Mỹ cũng có các phi đội máy bay P-3 đóng tại các căn cứ quân sự ở khắp nơi trên thế giới. Mặc dù vậy, trong thời gian tới, Mỹ sẽ dần thay thế bằng máy bay trinh sát P-8A Poseidon hiện đại hơn.
Máy bay tuần tra P-3 của Australia và Mỹ cũng được trang bị hệ thống radar tối tân AN/APS-14 với khả năng thu thập thông tin tình báo, trinh sát và khả năng nhận dạng mục tiêu hiệu quả.
Chính phủ Australia mới đây thừa nhận, nước này đang cân nhắc khả năng tiến hành tuần tra cùng Mỹ nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế khi tăng cường xây dựng đảo nhân tạo phi pháp với tổng diện tích hơn 2.000 hécta chỉ trong vòng 18 tháng.
Theo truyền thông Australia, Canberra hiện đang đánh giá khả năng triển khai máy bay P-3 từ căn cứ không quân Butterworth ở Malaysia. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc từng nhận định, Không quân Hoàng gia Australia có một phi đội máy bay P-3 với những phi công giàu kinh nghiệm
.
P-3C Orion của Không quân Hoàng gia Australia.
Đa Chiều cho rằng Washington muốn thành lập chuỗi các máy bay trinh sát P-3 của lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản, Không quân Phòng vệ Nhật Bản, Không quân Hoàng gia Australia hay thậm chí là Không quân Đài Loan.
Mục đích của việc liên kết các máy bay P-3 Orion này nhằm khống chế các tàu Trung Quốc vào và ra khỏi hòn đảo đầu tiên trong chuỗi đảo thứ nhất ở khu vực ngoài khơi Đông Á cũng như giám sát hoạt động cải tạo đảo trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Đa Chiều dẫn lời các chuyên gia Trung quốc cho rằng, Mỹ đang cố gắng muốn liên kết với các quốc gia không chia sẻ lợi ích trực tiếp ở Biển Đông như Australia để cân bằng áp lực mà Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Bên cạnh đó, Australia hoàn toàn có khả năng đóng vai trò lớn hơn ở Biển Đông mà không chỉ giới hạn bởi các máy bay P-3 Orion. Đa Chiều nói rằng Canberra sở hữu 6 tàu ngầm thông thường lớp Collins, 4 tàu chiến lớp Adelaide, 8 tàu chiến lớp Anzac, 8 tàu đổ bộ và 8 tàu rải mìn. Australia hiện cũng đang đàm phán với Nhật Bản để các mua tàu ngầm tàng hình lớp Soryu.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc đang tàn phá, huỷ hoại môi sinh Công trình khai hoang tại những khu vực ở Biển Đông do TQ tiến hành cản trở việc sinh sản của các nguồn tôm cá ở đây. Và biển Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tin tức từ truyền thông Philippines ngày 11/6 cho hay, các dự án xây dựng Bắc Kinh đang tiến hành ở các khu vực tranh chấp...