Hội thảo khoa học ACFB2022 – HUTECH thu hút 30 đơn vị tham dự
Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) vừa khai mạc Hội thảo Khoa học ACFB2022- HUTECH. Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Quang cảnh hội thảo khoa học ACFB2022- HUTECH lần thứ 5
Với chủ đề, “Nội dung và phương pháp giảng dạy trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng và kinh doanh trong giai đoạn hội nhập trong bối cảnh công nghệ số”, Hội thảo Khoa học ACFB2022- HUTECH đã thu hút được sự quan tâm, chú ý rất lớn của chuyên gia, học giả trong lĩnh vực.
Hội thảo Khoa học ACFB2022- HUTECH được Trường ĐH Công Nghệ TPHCM (HUTECH) đăng cai, phối hợp với 4 đơn vị gồm các trường đại học, Viện nghiên cứu và Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế (Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF); Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM (BUH); Viện nghiên cứu kinh doanh, trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH); Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức.
Đây là lần thứ 5, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đăng cai tổ chức Hội thảo Khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế ở phạm vi quốc gia và thành phố. Đây là Hội thảo thường niên mà mang thương hiệu của HUTECH kể từ năm 2017.
PGS.TS Trần Văn Tùng- Trưởng ban tổ chức Hội thảo khoa học ACFB2022- HUTECH lần thứ 5
Video đang HOT
Tại hội thảo các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế đã được các đại biểu công bố, trình bày thông qua kết quả nghiên cứu của mình.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS. Võ Xuân Vinh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh ĐH UEH, chủ tọa hội thảo cho biết: Với 70 bài báo khoa học, tham luận được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học đến từ hơn 30 đơn vị là các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Trung Tâm đào tạo, các Hiệp hội nghề nghiệp… Hội thảo là dịp để các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học đến từ các trường, đơn vị chia sẻ kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp để đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy, đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và thời đại số hiện nay.
“Với những góc nhìn mới mẻ và thực tế trong công tác đào tạo lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, nhất là trong bối cảnh áp dụng công nghệ số như hiện nay, tôi hy vọng hội thảo sẽ mở ra nhiều giải pháp tốt trong tương lai”- GS.TS. Võ Xuân Vinh nói.
Với sự thẳng thắn và những đúc kết từ thực tế hàng ngày, trong công tác giảng dạy và nghiên cứu, các chuyên gia đã trình bày một cách tỉ mỉ, tường tận nhiều vấn đề lớn hiện nay như: Thực trạng và xu hướng đào tạo, giảng dạy trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng và kinh doanh trong giai đoạn hội nhập và trong bối cảnh công nghệ số; Cơ hội việc làm và nghiên cứu, học tập của sinh viên, học viên tốt nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng và kinh doanh từ các cơ sở đào tạo ở Việt Nam; Ảnh hưởng của công nghệ số đối với nội dung, phương pháp giảng dạy và hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng và kinh doanh…
Qua đó, phần nào gián tiếp giúp cho các trường Đại học và các cơ quan nghiên cứu Việt Nam củng cố thêm cơ sở khoa học nhằm xây dựng và triển khai công tác đào tạo ngày càng chất lượng, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đối với nhà tuyển dụng trong thời đại số.
Kỷ yếu hội thảo
Tại hội thảo, nhiều tham luận như: Vai trò của Tài chính trong thế Giới luôn thay đổi”(diễn giả Bà Lê Thị Hậu- Phụ Trách Hội Viên Khu Vực Đông Nam Á – Hiệp hội kế toán công chứng Anh – ACCA), tham luận; Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý thức hành vi sinh viên học trực tuyến trong thời kỳ Covid- 19 (diễn giả Lý Phát Cường -Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM) hay tham luận Tiếp cận theo năng lực – xu hướng đào tạo kế toán trong kỷ nguyên công nghệ số ( diễn giả Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thắng – Trưởng bộ môn Kế toán – Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã để lại nhiều ấn tượng cho các đại biểu tham gia về tính thực tiễn.
5 trường tại TP.HCM cho sinh viên học tập trung sau Tết
ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH)... đã thông báo việc tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức tập trung tại trường sau Tết Nhâm Dần 2022.
Căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19, hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM đã thông báo về việc giảng dạy, học tập trước và sau Tết Nhâm Dần.
Cụ thể, từ ngày 14/2, các lớp thực hành/thí nghiệm ở ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ học tập theo hình thức tập trung tại trường. Đối với lớp lý thuyết, nhà trường quy định tùy thuộc đặc điểm môn học sẽ tổ chức kết hợp giảng dạy, học tập trực tiếp và trực tuyến (ưu tiên cho lớp của sinh viên năm cuối) hoặc toàn bộ trực tuyến.
Sinh viên ở TP.HCM về quê ăn Tết Nguyên đán. Ảnh: Duy Anh.
Trước đó, ngày 3/1-24/1, các lớp lý thuyết và thực hành/thí nghiệm của ĐH Công nghiệp TP.HCM tiếp tục học trực tuyến theo kế hoạch. Sinh viên năm cuối có nhu cầu làm thực hành/thí nghiệm phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp có thể vào trường để thực hiện.
Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ nghỉ Tết cổ truyền từ ngày 23/1. Sau kỳ nghỉ, thời gian trở lại học tập trung tại trường của sinh viên các khóa sẽ có sự khác nhau.
Cụ thể, sinh viên năm thứ nhất (khóa tuyển sinh 2021) của trường dự kiến bắt đầu học lại từ ngày 7/2. Sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư học lại từ ngày 14/2.
Chia sẻ với Zing, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết ngày 7/2, sinh viên năm nhất sẽ ở lại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh của ĐH Quốc gia TP.HCM để học Giáo dục Quốc phòng.
Lịch nghỉ Tết Nhâm Dần của sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM ( HUTECH) từ 26/1 đến hết 13/2. Ngày 14/2, sinh viên sẽ bắt đầu học kỳ II và lựa chọn hình thức học tập theo mong muốn cá nhân dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu tiêm vaccine; phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của trường.
Cụ thể, sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ có hai hình thức học tập là đến trường học trực tiếp hoặc học trực tuyến tại nhà.
Đại diện ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (từ ngày 24/1 đến hết 13/2), trường sẽ cho sinh viên học tập trung.
Lộ trình dự kiến, sinh viên năm nhất sẽ trở lại trường từ ngày 14/2. Sinh viên năm cuối đi học từ đầu tháng ba. Sau đó một tuần, sinh viên năm thứ hai, ba sẽ đi học trực tiếp. Mỗi học phần lý thuyết, giảng viên có thể dạy trực tuyến tối đa 20% thời lượng học phần.
Ngày 14/2 cũng là mốc thời gian ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM yêu cầu sinh viên quay lại học tập trung. Kế hoạch đã được nhà trường công bố chiều 6/1.
Theo đó, tất cả học phần được mở trong học kỳ II năm học 2021-2022 đều được giảng dạy với hình thức trực tiếp.
Đối với học phần lý thuyết/tích hợp, giảng viên có thể chủ động sử dụng tối đa 20% (mở cho các lớp thuộc khóa 2020 trở về trước) hoặc 30% (mở cho các lớp thuộc khóa 2021) thời lượng học phần để dạy trực tuyến. Với học phần thực tập/thí nghiệm, nhà trường tổ chức dạy 100% trực tiếp.
Để tham gia giảng dạy, học tập trực tiếp tại trường, giảng viên, nhân viên, sinh viên phải tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 sau 14 ngày hoặc F0 đã khỏi bệnh, người thuộc diện chỉ định không thể tiêm vaccine (có giấy xác nhận của bệnh viện).
Cầm tay nắn nót yêu thương, việc mỗi ngày của những cô giáo dạy học trò vùng khó Mong muốn học sinh sẽ có cuộc sống ấm no và thoát khỏi đói nghèo, giáo viên vùng khó luôn tìm tòi, học hỏi để thay đổi phương pháp giảng dạy. Đồng thời, dành tình yêu thương của mình để giữ chân trò đến lớp. Cô Y Sô Lai dạy học bằng tình thương. Vượt mọi khó khăn Những ngày cuối năm, chúng...