Hội thảo: Học viện Quản lý Singapore SIM.
Học viện Quản lý Singapore – SIM là một trong những học viện lớn nhất tại Singapore và khu vực Đông Nam Á. Với bề dày hơn 45 năm, SIM cung cấp nguồn nhân lực có năng lực cao tại các tập đoàn kinh tế lớn tại Singapore và trên toàn thế giới. Trường đào tạo chương trình quốc tế nhận bằng cấp của Mỹ, Anh, Úc, Thụy Sĩ…
Kính mời các bậc phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm du học Singapore tham dự hội thảo giới thiệu về Học viện Quản lý Singapore – SIM và Giao lưu với cựu sinh viên SIM
Thời gian: 9h- 12h sáng Chủ Nhật, ngày 03/11/2013
Địa điểm: Khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Tel: 043 868 9282 Hotline: 0904 311 078
Hàng năm, Học viện quản lý Singapore – SIM thường xuyên tổ chức những ngày hội để các cựu sinh viên tốt nghiệp từ trường gặp gỡ và giao lưu tại Việt Nam và các nước khác (SIM Alumni). Nối tiếp theo sự kiện “SIM Alumni” – được Trường tổ chức vào tối 02/11/2013 tại khách sạn Melia; Chủ nhật 3/11/2013, Học viện SIM sẽ kết hợp với Công ty du học Nhật Anh – đại diện tuyển sinh của SIM tại Hà Nội tổ chức buổi hội thảo dành cho các bạn học sinh có mong muốn được theo học tại trường. Đây là một chương trình rất thiết thực đối với các bạn học sinh Việt Nam. Các bạn có thể đặt ra tất cả các câu hỏi liên quan đến trường, các ngành hoc cũng như điều kiện học tập sinh sống tại trường trực tiếp với đại diện của SIM đến từ Singapore- Cô Cerlia Her. Buổi hội thảo lần này sẽ có sự tham gia của thầy Mark Harris là một trong những giảng viên cao cấp về Kinh tế học, Kinh tế vi mô và vĩ mô của trường đại học London – liên kết với SIM. Thầy Mark đã giảng dạy tại rất nhiều nước trên thế giới như Canada, Zimbabwe, England, Hong Kong, India và thầy đã chọn SIM (Singapore) là nơi gắn bó lâu dài nhất. Với kinh nghiệm trên 20 năm giảng dạy tại SIM, thầy là người hiểu rất rõ những mong muốn của học viên. Qua buổi hội thảo, thầy sẽ trao đổi và giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về chương trình học tại SIM, đặc biệt là chương trình Diploma in Economics, University of London.
117 sinh viên tốt nghiệp với bằng cử nhân danh dự trong kỳ thi của Đại học London tại SIM năm 2013.
Trong 5 năm vừa qua, SIM GE luôn nhận được giải thưởng “Trường tư thục tốt nhất – The Best Private School” ở Singapore trong khuôn khổ Giải thưởng AsiaOne People’s Choice Awards 2013. Với vinh dự này, nhà trường đã được mời đến The Hall Of Fame tại Lễ kỷ niệm của AsiaOne People’s Choice Award. Sinh Viên theo học tại SIM cũng nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong kỳ thi của trường đại Học London như:
117 cử nhân tốt nghiệp chương trình đại học với bằng danh dự
51 sinh viên được xếp hạng top thế giới về bài khóa luận
24 sinh viên nhận được văn bằng xuất sắc ngành kinh tế .
3 Sinh viên nhận được học bổng trường London School of Economics cho khóa học thạc sĩ tiếp theo.
Được đánh giá cao về chất lượng giáo dục
Điều này khẳng định thương hiệu của SIM đã để lại ấn tượng trong lòng học sinh cũng như các bậc phụ huynh khi xem xét về giáo dục bậc đại học ở Singapore.
Video đang HOT
SIM GE liên kết đào tạo với nhiều trường đại học nổi tiếng của Anh, Mỹ, Australia và Thụy Sĩ. Theo đó, Học viện cung cấp hơn 50 chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học với nhiều ngành nghề như: kế toán, nghệ thuật, kinh doanh, truyền thông, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, quản trị khách sạn, quản lý, khoa học xã hội, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng và hậu cần…
Các trường Đại học đối tác của SIM bao gồm:
Đại học London, Anh
Đại học Birmingham, Anh
Đại học Buffalo, Đại học New York, Mỹ
Đại học RMIT, Úc
Đại học Wollongong, Úc
Học viện quản lý khách sạn quốc tế (IMI), Thụy Sĩ
Đại học SIM, Singapore
Đối với sinh viên Việt Nam, SIM là một lựa chọn lý tưởng, Học hết phổ thông trung học, sinh viên chỉ mất ba năm học tập ở SIM để lấy được một bằng cử nhân do các trường uy tín thế giới như Đại học tổng hợp London, Đại học Birmingham, Đại học Wollongong….Lựa chọn này giúp sinh viên tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với học tập tại Anh, Úc, Mỹ … Bên cạnh đó, sinh viên Việt Nam cũng rất dễ thích nghi với mội trường sống và nền văn hóa mới ở Singapore. Những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc và hoạt động tích cực về thể thao và nghệ thuật có thể đăng kí học bổng 100% học phí khi bước vào khóa cử nhân.
Kỳ nhập học : 1,4,7,8,10
Chương trình tuyển sinh: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ
Thành phần tham gia hội thảo: Phụ huynh và các em học sinh THPT, cao đẳng, đại học…
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đang học lớp 12 hoặc tốt nghiệp lớp 12 trở lên
Tại Hội thảo, những chia sẻ của các Cựu du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp tại SIM sẽ là những kim chỉ nam giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh có được các thông tin thiết thực về học tập và cuộc sống tại SIM.
Sinh viên Nguyễn Huyền Ngọc của Nhật Anh đang học tập tại SIM
Công ty Tư vấn Giáo dục và Đào Tạo Nhật Anh – đại diện tuyển sinh chính thức của SIM tại Việt Nam là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học sẽ hoàn toàn miễn phí dịch vụ như dịch thuật hồ sơ, xin thư mời nhập học, đăng ký nhà ở cho học sinh khi đăng ký nhập học tại SIM.
Thông tin về trường và buổi hội thảo, xin mời liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHẬT ANH
Tại Hà Nội: Số 41, Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Email: info@nhatanh.vn / Hotline: 0904311078 / Tel: 04-38689282
Website: www.nhatanh.vn / Email: info@nhatanh.vn
Tại Hồ Chí Minh: Số 130 E, Trần Huy Liệu, P.15, Q.Phú Nhuận
Email: hcm@nhatanh.vn/ Tel: 08-62988882
Theo TNO
Chương trình mục tiêu quốc gia: Dàn trải và lãng phí!
Sáng 25/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; Phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.
Phát biểu tại tổ, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP. Hồ Chí Minh) phân tích: Với 16 chương trình mục tiêu quốc gia, cần phải thu hẹp bởi có nhiều mục tiêu lãng phí. "Với những chương trình rất cần thiết như xóa đói giảm nghèo, y tế, ứng phó biến đổi khí hậu... thì cần phải tiếp tục đầu tư, nhưng giữa cái cần với cách đầu tư là 2 vấn đề khác nhau. Một số chương trình không nhất thiết phải đưa vào mà nên giao cho các địa pưhơng để quản lý hiệu quả" - đại biểu Tâm nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh): Cần phải làm rõ bao nhiêu % vào được công trình, còn bao nhiêu % vào hội họp, chi cho hành chính?
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặc biệt nhấn mạnh đến việc tiết kiệm, chống lãng phí trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đó, cần làm rõ trong số tiền để làm chương trình mục tiêu quốc gia, thực sự có bao nhiêu % được chi vào công trình, bao nhiêu % được dùng để hội thảo, tập huấn, chi hành chính... một cách không hiệu quả.
"Chương trình nào cũng có tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tuyên truyền... rồi gần đến cuối năm tập trung bồi dưỡng, hội thảo, tọa đàm để giải ngân, in tài liệu không ai xem, tài liệu in mới toanh đem bán giấy vụn, in với số lượng lớn, mời 200-300 đại biểu nhưng đi có 100, tài liệu in ra rồi làm gì? Đó là lãng phí tiền của nhà nước. Tôi từng đặt vấn đề rằng có tính được việc bao nhiêu % vào công trình, bao nhiêu % chi cho hành chính hay không thì bảo là chưa tính được, nhưng nếu tính thì chắc chắn là tính được và con số đó rất lớn, rất xót ruột." - đại biểu Tâm nói và đề nghị Quốc hội phải bàn rất kỹ về vấn đề tiết kiệm.
"Tôi đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ có báo cáo về vấn đề này, phải tiết kiệm một cách nghiêm ngặt. Kinh tế khó khăn, đời sống người dân chật vật, doanh nghiệp vật lộn để đóng từng đồng thuế, nhưng tình hình lãng phí rất lớn. Nào là festival, khởi công, khánh thành rất hoành tráng... Quốc hội cần tình toán và có quy định để yêu cầu Chính phủ thực hiện nghiêm ngặt. Tất nhiên không cực đoan từ cực này sang cực kia, nhưng cần tỉnh táo, làm quyết liệt. Hội nghị, hội thảo mà từ Bắc vào, Nam ra.. vé máy bay ở đâu, là từ dân cả. Một đồng cũng phải tiết kiệm. Năm nào cũng nói tiết kiệm, nhưng vẫn lãng phí quá" - đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm xót xa nói.
Đồng quan điểm với đại biểu Tâm, đại biểu Đỗ Văn Đương cũng cho rằng, trong các chương trình mục tiêu quốc gia, việc hội họp quá nhiều nhưng không hiệu quả. "Nhiều vấn đề không phải do hội họp tập huấn mà đạt thành tích. Ví dụ như vệ sinh thực phẩm tập huấn nhiều nhưng ngày càng mất an toàn, môi trường giảm ô nhiễm thực ra là do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ giải thể, tỷ lệ sinh đẻ giảm là vì phụ nữ họ đẻ muộn để rảnh rang đi chơi... Vì vậy, phải thu hẹp các chương trình, cái gì thật quan trọng thì làm, không nên tràn lan" - Đại biểu Đương thẳng thắn.
Trong khi một số đại biểu cho rằng, ngay cả khi cắt giảm 50% chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia thì cũng phải quản lý chặt 50% còn lại để không lãng phí thì đại biểu Đương "bất lực" nói rằng, trước mắt, chắc chắn sẽ vẫn tồn tại kiểu dàn trải, hội họp, tập huấn, do vậy ông đồng ý vẫn phải giảm 50%. "Thậm chí giảm tới 70% cũng được cho bớt họp đi, họp nhiều không giải quyết được cái gì, cử tri họ nói nhiều lắm. Phải giảm càng nhiều càng tốt, bằng chỉ tiêu cụ thể" - đại biểu Đỗ Văn Đương cương quyết nói.
Cũng nói về những bức xúc của cử tri trước việc họp hành tốn kém mà không hiệu quả, đại biểu Võ Thị Dung chia sẻ: "Lâu nay mình cứ nói đến tiết kiệm nhưng ngoài việc đề ra chỉ tiêu thì phải có hành động cụ thể từ Quốc hội, từ Chính phủ. Tình hình kinh tế nay quá khó khăn rồi, Quốc hội nên tiết kiệm trước để báo cáo cho nhân dân.
Đại biểu Trương Ngọc Ánh cũng nói rằng, trong khi đất nước còn nghèo thì việc chi cho hội nghị hội thảo như vậy là có lỗi với dân.
Liên quan đến vấn đề tiết kiệm, tại đoàn Hà Nội, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng nói rằng, trong chi tiêu hành chính có phong trào tiết kiệm, nhưng chi hành chính vẫn rất lớn và lãng phí, hiệu qủa hành chính vẫn ở mức thấp.
"Trong một cơ quan, ngay cả ở Quốc hội này thôi, cũng có thể giảm được ở những chỗ cần giảm, để thấy công cuộc cải cách hành chính chưa làm được nhiều" - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói và cho biết, đi giám sát, ông thấy có những công trình dàn trải đến mức "cười ra nước mắt".
"Phải có giải pháp cho 2014. Giải pháp quan trọng nhất là thắt chặt trên mọi lĩnh vực, kể cả hành chính và đầu tư. Ngân sách chi năm 2014 vẫn tăng 2,9%. Chúng ta đã đến mức vay để đảo nợ rồi, các con số nợ công, nợ quốc gia đang ở mức hết sức báo động. Chúng ta đang rất bí trong ngân sách nên cần đánh giá hết sức nghiêm khắc. " - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói và nhấn mạnh: "Tôi cho là giải pháp quá nhiều, vấn đề là hành động. Nói phải đi đôi với làm".
Tại đoàn Hòa Bình, Đại Nguyễn Tiến Sinh cũng cho rằng,các Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn đầu tư dàn trải, cơ chế quản lý chồng chéo, mục tiêu không đạt, hoặc đạt được không rõ ràng, không thực... và đặc biệt là lãng phí trong hội họp.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình): Số tiền cân đối được hơn 2% chỉ đủ tổ chức hội thảo trên phạm vi cả nước chứ không giải quyết được gì...
"Ngay từ kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, khi bàn về mười mấy chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã có rất nhiều ý kiến đại biểu cho rằng chương trình quá dàn trải, quá chồng chéo, không có nguồn lực. Chẳng hạn chương trình khắc phục biến đổi khí hậu có chưa đầy 300 tỷ thì làm được gì, chỉ đủ cho các "thầy" đi hội thảo, bay từ Bắc vào Nam, Nam ra Bắc. Không có một xu nào đến được với việc trồng rừng hay cái gì khác, khó lắm! Như vậy, vẫn Xây dựng thành một chương trình. Lúc đó, ban soạn thảo có nói rằng, xây dựng chương trình chỉ là cái mồi để sau này thu hút các nguồn lực từ xã hội hóa, từ nhân dân, nguồn lực từ tổ chức phi Chính phủ, nước ngoài tài trợ. Nhưng bây giờ thì là con số 0 tròn trĩnh. Rõ ràng đưa ra cái chương trình này là không ăn thua. Số tiền cân đối được hơn 2% chỉ đủ tổ chức hội thảo trên phạm vi cả nước chứ không giải quyết được gì" - đại biểu tỉnh Hòa Bình phân tích.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh kiến nghị, cần phải rà soát loại bỏ ngay từ năm 2014 các chương trình mục tiêu quốc gia không hiệu quả, không đủ nguồn lực để thực hiện, trong đó có những chương trình có thể lồng ghép.
"Hiện nay Bộ Y tế quản lý tới 3 chương trình, chắc Bộ trưởng Tiến mỗi ngày phải họp 3 cuộc về Chương trình y tế, Chương trình HIV-AIDS, chương trình dân số kế hoạch hóa, thực ra đều là chăm sóc sức khỏe. Sao phải lắm chương trình vậy? Hay Chương trình dạy nghề, việc làm, nông thôn mới, nước sạch,... tại sao lại "đẻ" ra lắm chương trình như vậy? Rõ ràng tiền hội họp, chi phí quản lý hành chính là cơ bản. Có ý kiến băn khoăn nếu chương trình dang dở thì làm cái gì, theo tôi dở mà không ra gì thì nên cắt, không nên để lãng phí, tốn kém thêm." - đại biểu tỉnh Hòa Bình cương quyết.
Xuân Hưng - (bài, ảnh)
Theo_VnMedia
Hội thảo Đại học Rotterdam, Hà Lan Những trải nghiệm nhờ môi trường học tập và xã hội nơi đây sẽ tạo tiền đề cho sự thành công của sinh viên trong tương lai. Ông Hyam Falconi - đại diện Đại học Rotterdam tổ chức buổi hội thảo giới thiệu chương trình đào tạo và phỏng vấn tuyển sinh khóa tháng 2 và tháng 9/2014. Phụ huynh và học sinh,...