Hội nhập ASEAN – Kỳ 1: Đại học Việt coi chừng chậm chân

Theo dõi VGT trên

Còn hơn 1 năm nữa cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) như một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề sẽ ra đời.

Hội nhập ASEAN - Kỳ 1: Đại học Việt coi chừng chậm chân - Hình 1

Hướng dẫn viên du lịch là thị trường mở đầu tiên trong AEC. Tuy nhiên, lực lượng lao động ngành nghề này đang thiếu và yếu – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Tuy nhiên, cho đến nay ở các trường ĐH, CĐ nước ta chưa thấy có sự chuẩn bị gì đáng kể cho sự hội nhập này.

Chưa có thông tin !

Không phải ngẫu nhiên mà chủ đề năm học 2013 – 2014 của ĐH Quốc gia TP.HCM là Hội nhập ASEAN. Trong buổi lễ khai khóa năm học của ĐH này diễn ra vào cuối tuần qua, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, nhấn mạnh: “Cộng đồng ASEAN sẽ cho phép người lao động di chuyển trong khu vực, điều này có nghĩa lao động Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh việc làm từ lao động các nước. Do vậy, trong lĩnh vực giáo dục ĐH, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng”. Thế nhưng theo tìm hiểu của Thanh Niên, có rất ít các trường ĐH, giảng viên, sinh viên quan tâm đến vấn đề này. Phần lớn đều tỏ ra dửng dưng, thậm chí khẳng định chưa hề biết thông tin.

Khi hỏi về thông tin AEC, đại diện nhiều trường đều tỏ ra bỡ ngỡ. Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing, cho hay có biết thông tin về sự hội nhập sâu rộng trong khu vực các nước Đông Nam Á sau năm 2015 trong đó có lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, hội nhập cụ thể như thế nào thì cũng chưa hay và cũng chưa thấy Bộ GD-ĐT triển khai cho các trường. Tương tự, tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, chia sẻ: “Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với hội nhập là nhiệm vụ chung, xuyên suốt quá trình phát triển của trường. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể tập trung nâng cao chất lượng đào tạo sau 2015 thì chưa có”. Bà Nguyễn Thị Hải Hằng, Phó giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam, cũng cho biết học viện chưa có động thái cụ thể cho việc chuẩn bị này.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Quản trị chiến lược Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, tâm tư: “Điều đáng buồn nhất là thông tin báo chí nói rầm rầm về kế hoạch hội nhập nhưng các trường ĐH Việt Nam vẫn bình chân như vại. Nói đến việc hội nhập khu vực vào năm 2015 thì ai cũng biết, nhưng cần làm gì để chuẩn bị cho sự hội nhập ấy thì không trả lời được hoặc chỉ trả lời chung chung”. Trước thực trạng trên, tiến sĩ Dũng khẳng định, khi các trường chưa có sự chuẩn bị thực sự về chất lượng đào tạo thì sinh viên Việt Nam chắc chắn sẽ thua ngay trên sân nhà.

Về phía sinh viên, khái niệm về sự hội nhập càng xa xỉ. Nguyễn Thị Nga, sinh viên ngành cơ khí dệt may Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ tốt nghiệp ra trường vào năm 2016, cho biết chưa được nghe nói đến thông tin này. Nga cũng cho hay khả năng tiếng Anh hiện chỉ ở mức trung bình, giao tiếp chưa tốt và không có ý định học thêm ngoại ngữ khác. Nguyễn Văn Bình, sinh viên ngành địa chất dầu khí cũng của trường này, cho biết mới bắt đầu đăng ký học tiếng Anh cấp độ 1 khi bước vào năm thứ 3.

Lao động ngành du lịch còn thiếu và yếu

Video đang HOT

Hướng dẫn viên du lịch là thị trường mở đầu tiên trong AEC. Tuy nhiên, lực lượng lao động ngành nghề này đang thiếu và yếu.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Tổng giám đốc Công ty lữ hành Lửa Việt, Chủ nhiệm CLB Hướng dẫn viên TP.HCM, hằng năm Việt Nam đón khoảng 6 triệu khách quốc tế và có nửa triệu khách Việt Nam đi nước ngoài nhưng mới chỉ có 7.000 hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn quốc tế. Đồng thời, khách nội địa có khoảng 30 triệu lượt, tuy nhiên mới chỉ có 6.000 thẻ hướng dẫn nội địa. Như vậy, tính đến thời điểm này, ngành lữ hành thiếu tới 13.000 thẻ hướng dẫn viên quốc tế và 50.000 thẻ hướng dẫn viên nội địa mới đáp ứng đủ nhu cầu. Tại TP.HCM, hằng năm chỉ khoảng 5.000 sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch nhưng không phải toàn bộ số đó được cấp thẻ hướng dẫn và cũng không phải ai cũng ra làm trong ngành du lịch. Do đó, thiếu hướng dẫn viên trầm trọng.

Về chất lượng lao động ngành du lịch, ông Mỹ thẳng thắn nhìn nhận: “Hiện nay chương trình đào tạo trong các trường ĐH, CĐ, TCCN về ngành du lịch quá tạp nham. Mỗi trường một kiểu, không có một chương trình thống nhất”. Theo ông Mỹ, chất lượng đào tạo du lịch của Việt Nam còn thua Lào và Campuchia. “Ngoại ngữ của lao động trong ngành du lịch của ta còn quá yếu”, ông Mỹ nhận định.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết khó khăn hiện nay của ngành du lịch là nguồn nhân lực yếu ngoại ngữ. “Theo khảo sát của một số công ty du lịch, có tới 30 – 45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70 – 85% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ”, ông Tuấn thông tin.

Chính các sinh viên cũng thừa nhận điểm yếu này. Bảo Vân, sinh viên năm thứ 3 ngành Việt Nam học (văn hóa – du lịch) Trường ĐH Sài Gòn, tâm sự: “Ngoại ngữ đúng là điểm yếu của tụi em. Những bạn học du lịch mà giỏi ngoại ngữ không nhiều”.

Tiếng Anh chưa đạt chuẩn

Cũng trong buổi lễ khai khóa của ĐH Quốc gia TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải tỏ ra lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt về tiếng Anh. Vì thế ông Hải căn dặn: “Khi hội nhập quốc tế, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là khả năng tiếng Anh, đồng thời là tình trạng thiếu và yếu của nguồn nhân lực có tay nghề cao. Thế hệ trẻ cần có sự chuẩn bị nghiêm túc về văn hóa, chuyên môn và kỹ năng hội nhập để có thể trở thành một công dân toàn cầu”.

Thực tế, theo đán.h giá từ nhiều nguồn khác nhau, sinh viên Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng, trong đó có tiếng Anh.

Tại Trường ĐH Tài chính – Marketing, từ năm 2009 trường đặt chuẩn đầu ra tiếng Anh ngành thấp nhất là 450 điểm TOEIC. Từ sinh viên nhập học khóa 2012 trở đi, khi tốt nghiệp phải có giấy chứng nhận hoàn thành 6 kỹ năng mềm. Tuy nhiên, thạc sĩ Tuấn thừa nhận chỉ khoảng 60 – 70% sinh viên một số chương trình chất lượng cao mới có khả năng trao đổi trực tiếp bằng tiếng Anh trong quá trình học tập chuyên ngành.

PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biết từ học kỳ 2 năm học 2012 – 2013 trường bắt đầu thí điểm chương trình tăng cường tiếng Anh với 100 sinh viên chương trình tiên tiến và tài năng tình nguyện tham gia. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ, việc học tập bằng tiếng Anh cũng chỉ mới áp dụng được với những môn học cốt lõi của chương trình tiên tiến; phải đến năm 2014 trường mới thử nghiệm giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh một số môn cơ sở ngành với chương trình đại trà.

Chuẩn đầu ra tiếng Anh với Trường ĐH Nông lâm TP.HCM từ năm 2008 là B1 theo khung châu Âu. Theo tiến sĩ Trần Đình Lý, trong số trên dưới 2.000 lượt sinh viên dự thi mỗi đợt, chỉ có trên 30% sinh viên đạt và có tới 20 – 30% sinh viên khi tốt nghiệp không thể đạt chuẩn. Cũng như nhiều trường khác, chỉ sinh viên chương trình tiên tiến và liên kết quốc tế ở trường này mới học tập bằng tiếng Anh.

Vai trò đặc biệt của giáo dục ĐH trong hội nhập Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: “AEC chỉ là một trong các trụ cột của Cộng đồng ASEAN được đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020, bao gồm một loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng như: Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)… Nêu ra như vậy để thấy vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ĐH trong quá trình hội nhập này”. Tiến sĩ Nghĩa phân tích: Hội nhập giáo dục chính là nền tảng cho mỗi nước triển khai thực hiện các thỏa thuận và hiệp định đó. Sự hội nhập, tích hợp, thậm chí phân công trong giáo dục ĐH không chỉ diễn ra trong từng nước mà sẽ là trên quy mô cả ASEAN, thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo, từ tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo cho đến đầu ra, việc làm.

Theo TNO

Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Hợp chuẩn và lệch chuẩn

Theo một cuộc khảo sát bỏ túi mới đây của sinh viên khoa Quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TPHCM, có đến 60% người học đến từ các nước trên thế giới băn khoăn khi chọn trường ĐH tại Việt Nam.

Đối với sinh viên (SV) trong nước, được hỏi đại học (ĐH) nào nổi tiếng nhất Việt Nam, các phiếu khảo sát cho rất nhiều câu trả lời khác nhau nhưng có đến 52,8% số phiếu không chắc về đáp án mình đưa ra. Vậy, ĐH Việt Nam đang đứng ở đâu trên bảng xếp hạng thế giới?

Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Hợp chuẩn và lệch chuẩn - Hình 1

Sinh viên Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam học tập qua mạng.

Bước đầu hội nhập

Trung tuần tháng 11/2012, tại Hội nghị Giáo dục quốc tế QS APPLE diễn ra ở Indonesia, ĐH FPT Việt Nam chính thức được công nhận đạt chuẩn quốc tế 3 sao (408 điểm) theo thang bậc xếp hạng của Tổ chức QS (tên tiếng Anh đầy đủ là Quacquarelli Symonds), một trong những tổ chức xếp hạng ĐH được xem là có uy tín trên thế giới.

Trước đó, để đạt được chứng nhận này, tập thể thầy và trò đã trải qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ dựa trên các tiêu chí: "đầu ra" sinh viên sau đào tạo, cơ sở vật chất, tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên/giảng viên nước ngoài, số lượng bằng sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học đăng ký quốc gia và quốc tế, học bổng và các loại hình hỗ trợ sinh viên...

TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, chứng nhận này có giá trị trong vòng 3 năm. Do đó, mục tiêu phấn đấu tiếp theo của nhà trường trong 1-2 năm tới là cán mốc 550 điểm - xếp hạng 4 sao theo quy chuẩn đán.h giá của tổ chức này.

Trước đó, ĐHQG Hà Nội cũng từng lọt vào top 300 trường ĐH hàng đầu châu Á do tổ chức này xếp hạng. Ngoài ra, vào năm 2009, ĐHQG TPHCM cũng từng đứng ở bậc 57 trên tổng số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới do tổ chức 4icu (For International Colleges and Universities) bình chọn dựa trên số lượng người truy cập vào website của trường. Ngoài ra, một số ĐH khác ở Việt Nam như ĐH Quốc tế RMIT, ĐH Quốc tế TPHCM hiện cũng đang ưu tiên thực hiện công tác trao đổi sinh viên nước ngoài nhằm nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh ĐH Việt Nam ra thế giới.

Mới đây, ĐHQG TPHCM công bố đã có 6 khoa/bộ môn trực thuộc đơn vị này được công nhận chuẩn giáo dục AUN-QA, chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường ĐH thuộc khối ASEAN. Hiện Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Quốc tế TPHCM đang hoàn tất hồ sơ, dự báo sẽ là đơn vị tiếp theo được công nhận đạt chuẩn.

Cẩn trọng với "chuẩn"

Công nhận đạt chuẩn luôn là mơ ước, mục tiêu phấn đấu của các trường ĐH. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đán.h giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM, trên thế giới hiện nay đang tồn tại hơn 10 bảng xếp hạng ĐH, mỗi loại đán.h giá dựa trên những tiêu chí hoàn toàn khác nhau.

Trong đó, chỉ có hai tổ chức xếp hạng được đán.h giá là có uy tín, nhiều người tin cậy là bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh) hợp tác với hãng thông tấn Thomson Reuters và bảng xếp hạng của ĐH Thượng Hải (Trung Quốc). Việt Nam chưa từng có ĐH nào lọt vào hai bảng xếp hạng này. Riêng hệ thống xếp hạng QS-Stars của Công ty Quacquarelli Symonds (Anh) cũng được xem là đáng tham khảo do trước đây công ty này từng hợp tác với tạp chí Times Higher Education xếp hạng ĐH.

Tuy nhiên, từ năm 2010, tạp chí Times Higher Education đã ngưng hợp tác với QS, thay vào đó kết hợp cùng Thomson Reuters tạo ra hệ thống đán.h giá mới. Qua đó cho thấy vấn đề xếp hạng ĐH hiện nay chưa đồng nhất, ở đó một trường ĐH có thể lọt vào bảng xếp hạng này nhưng hoàn toàn vắng bóng ở bảng xếp hạng kia.

Do đó, lời khuyên của bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, là các trường không nên quá chạy theo chuẩn xếp hạng mà bỏ quên nhiệm vụ, sứ mạng đào tạo được xã hội giao phó. Việt Nam muốn có các trường nằm trong các bảng xếp hạng quốc tế cần có một cuộc cải cách lâu dài, hoặc là phát triển các trường ĐH đang có trở thành ĐH đẳng cấp, hoặc thành lập riêng một số trường ĐH mới với các mục tiêu đào tạo trọng yếu.

Còn theo PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TPHCM: "Việc chạy theo chuẩn này chuẩn nọ không khéo sẽ trở thành lệch chuẩn. Hiện nay mỗi trường có một mục tiêu, sứ mạng đào tạo khác nhau...". Chính vì vậy, kết quả thứ bậc theo hệ thống xếp hạng này hay hệ thống khác chỉ mang tính tương đối, giúp người học có thêm lựa chọn môi trường đào tạo phù hợp, không phải là cơ sở so sánh trường này với trường kia.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác được đưa ra là hiện nay đang có tình trạng một số trường ĐH mới nổi lấy "chuẩn" - bất kể chính thống hay không chính thống làm phương tiện quảng bá hình ảnh, thu hút thêm học viên. Trong khi đó, nhiều trường ĐH lâu năm, đã có bề dày thành tích lại cẩn trọng hơn trong việc tham gia sân chơi này. Do đó, người học cần tìm hiểu rõ ràng, thứ bậc xếp hạng của một trường không quan trọng bằng việc trường đó có phù hợp với yêu cầu và năng lực học tập của từng cá nhân

Theo Thu Tâm

SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tin nhắn của bạn gái HIEUTHUHAI gây tranh cãi dữ dội
07:05:28 28/09/2024
Quyền Linh "5 lần 7 lượt" ăn gian vẫn khiến bà Nguyễn Phương Hằng khen hết lời
07:19:23 28/09/2024
Vợ Đức Tiến đứng trước cửa cầu xin vào nhà thắp nhang, mẹ chồng xua đuổi
09:24:21 28/09/2024
Gen Z Việt đi làm tại BIG4: Chấp nhận "đánh đổi" cả thanh xuân để có 1 thứ sau này nhiều người khao khát
06:20:56 28/09/2024
Xuất hiện thông tin danh ca Tuấn Ngọc có vấn đề về sức khỏe, một nữ MC lên tiếng
06:46:35 28/09/2024
Liên tục sinh con trong 8 năm để trốn thi hành án tù
08:06:50 28/09/2024
Nữ diễn viên nổi tiếng: Ở nhà trọ 9m2, thường bị ngập nước, được khuyên mua xế hộp vì lý do nực cười
06:59:44 28/09/2024
Vô tình nghe một câu nói ngây thơ của con gái 5 tuổ.i, tôi phát hiện bí mật khiến tôi rụng rời
06:06:12 28/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngày đầu tiên của tháng 10, 3 con giáp vận may lớn bất ngờ, HỶ SỰ bồng tay, tiề.n và.o tài khoản tới tấp

Trắc nghiệm

12:10:51 28/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào vận may lớn bất ngờ, HỶ SỰ bồng tay, tiề.n và.o tài khoản tới tấp, của cải chất thành đống trong ngày đầu tiên của tháng 10 này nhé!

Sắp xếp lại di vật của chồng đã mất, vừa nhìn thấy dữ liệu trong laptop tôi bàng hoàng phát hiện bí mật của chồng

Góc tâm tình

12:03:22 28/09/2024
Tôi thấy mọi thứ trước mặt như sụp đổ. Chồng tôi đã lừa dối tôi bao lâu nay? Đứ.a tr.ẻ này đã tồn tại ngần ấy năm mà tôi không biết? Còn có điều gì mà tôi chưa biết nữa không?

Miss Cosmo 2024: Bùng nổ Best Of The World Festival, Shontelle, Pháp Kiều đổ bộ

Sao châu á

11:56:15 28/09/2024
Trong khuôn khổ cuộc thi Miss Cosmo 2024, Best Of The World Festival . Cùng với gần 60 thí sinh của Miss Cosmo 2024, sự kiện có sự góp mặt trình diễn của ngôi sao ca nhạc thế giới Shontelle, Phương Vy, Thảo Trang, Pháp Kiều.

6 sai lầm khi chăm sóc da vào mùa thu

Làm đẹp

11:51:09 28/09/2024
Mỗi người đều có cách chăm sóc da mặt riêng. Tuy nhiên chúng ta nên cẩn trọng với các phương pháp làm đẹp có thể gây tác dụng ngược. Có 4 điều dễ gây hiểm lầm cho mọi người khi dưỡng da mặt là:

'Nàng dâu hào môn' Tăng Thanh Hà tái xuất, phong cách luôn khiến fan ngơ ngẩn

Phong cách sao

11:48:34 28/09/2024
Tăng Thanh Hà thi thoảng mới xuất hiện nhưng vẫn khiến fan ngơ ngẩn với phong cách thời trang sang trọng, tinh tế và cuốn hút.

Đang "đội sổ" ở vị trí Xạ Thủ nhưng Smolder lại được phát hiện sở hữu "sức mạnh tối thượng" độc nhất

Mọt game

11:47:59 28/09/2024
Trong những bài viết gần đây của đội ngũ phát triển LMHT, tướng mới Smolder được xem là một sản phẩm khá thành công. Theo chia sẻ của Trưởng nhóm thiết kế LMHT - Riot Phroxzon, Smolder hiện đang sở hữu tỷ lệ chọn rất cao là 28%.

Phim Hàn lãng mạn vừa chiếu đã được netizen Việt khen nức nở: Cặp chính đẹp như thơ, hợp nhau đến từng centimet

Phim châu á

11:41:29 28/09/2024
Vào ngày hôm qua (27/9), bộ phim lãng mạn Câu chuyện sau chia tay (tựa Anh: What comes after love ) vừa chính thức ra mắt.

Nàng Mơ nhận kết cục đắng hậu bị nhân viên phốt, tình hình bất ổn, nghiêm trọng

Netizen

11:32:38 28/09/2024
Tiếp nối câu chuyện tuyển nhân viên free gây bức xúc cõi mạng, cặp anh em Nàng Mơ - Tớ là Lộc gần đây lại là chủ đề của cuộc bàn tán. Lần này, hai anh em hot TikToker bị chính nhân viên phốt thái độ, bớt xén tiề.n lương và đuổi việc vô l...

Nga xuất kích Su-35 yểm trợ mặt trận Kursk, Ukraine mất hơn 17.700 quân

Thế giới

11:28:43 28/09/2024
Nga đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-35S hỗ trợ chiến dịch đẩy lùi lực lượng Ukraine ở vùng biên giới Kursk.

Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine

Pháp luật

11:21:31 28/09/2024
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trong cuộc gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng ông sẽ làm việc với cả Nga và Ukraine để tìm cách chấm dứt xung đột.

Diddy lộ bí mật ở hang động giấu dưới biệt thự triệu đô, cuốn hồi ký bóc trần

Sao âu mỹ

11:05:24 28/09/2024
Tiếp nối loạt tình tiết mới trong vụ án rúng động làng giải trí Âu Mỹ, rapper Diddy sau khi bị bắt nay còn bị khai quật hang động bí ẩn giấu dưới căn nhà 40 triệu đô. Cuốn hồi ký của bạn gái cũ bị phơi trần toàn bộ.