Hội nhập ASEAN – Kỳ 2: Để không bị loại khỏi cuộc đua

Theo dõi VGT trên

Dù muộn còn hơn không, các trường bằng mọi cách phải nâng chất lượng đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra đạt chuẩn. Nếu không, các kỹ sư, cử nhân Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với đồng nghiệp đến từ các nước trong khu vực.

Hội nhập ASEAN - Kỳ 2: Để không bị loại khỏi cuộc đua - Hình 1

Sinh viên trong giờ học tiếng Anh – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Quốc tế hóa môi trường đào tạo

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, quá trình hội nhập không thể đùng một cái mà phải có sự chuẩn bị chủ động từ nhiều năm trước đây. Các trường chưa chuẩn bị phải lên kế hoạch ngay từ bây giờ. “Chẳng hạn, nên xây dựng chương trình học bằng tiếng Anh cho các ngành để đón tiếp sinh viên các nước khác”, ông Nghĩa cho biết.

Dù là trường ngoài công lập nhưng Hoa Sen là một trong những trường ĐH hiếm hoi ý thức quốc tế hóa môi trường đào tạo. Theo tiến sĩ Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng nhà trường, nhiều năm nay chương trình học, tài liệu học tập của trường đều đã có phiên bản bằng tiếng Anh. Đặc biệt, từ năm 2011 trường có 4 ngành học sinh viên có thể chọn lựa học bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ngay cả chương trình tiếng Việt cũng có những môn học bằng tiếng Anh. Riêng ngành du lịch và thiết kế thời trang, tất cả sinh viên bắt buộc phải theo học bằng tiếng Anh một học phần nhất định. Chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường từ năm 2006 cũng yêu cầu sinh viên phải có các chứng chỉ quốc tế thực sự.

Tiến sĩ Phượng nhấn mạnh: “Cách làm này của trường nhằm mục tiêu xa hơn là dù tốt nghiệp ở Việt Nam nhưng các sinh viên của trường cần phải có sức cạnh tranh với sinh viên bên ngoài, ít nhất là từ các nước trong khu vực”. Bà Phượng phân tích: “Chúng tôi đã cảnh báo cho sinh viên từ rất sớm về thị trường lao động mở vào cuối năm 2015, dù không cần đi đâu khỏi Việt Nam thì người khác vẫn sẽ đến đây và cạnh tranh gay gắt với mình. Do vậy, nếu không tự trang bị những điều kiện cần có, trước hết là ngoại ngữ, sinh viên sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua này”.

Tham gia vào hệ thống đánh giá của khu vực

Hiện nay có ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Cần Thơ là thành viên nòng cốt của Hiệp hội Các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) bao gồm 30 trường ĐH thành viên, là các trường hàng đầu của các nước ASEAN. ĐH Quốc gia TP.HCM đã có 8 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn AUN. “Sự hội nhập còn phải thể hiện qua các chương trình trao đổi sinh viên, hệ thống chuyển đổi tín chỉ trong các trường ĐH của khu vực. Muốn vậy, các trường cần tham gia vào hệ thống các trường ĐH cùng các nước khác”, ông Nguyễn Đức Nghĩa phân tích.

Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, muốn đào tạo sinh viên chuẩn bị cho quá trình hội nhập, cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Hiện tại, trường đã triển khai những giải pháp xây dựng các chương trình, kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế, phát triển các chương trình hợp tác quốc tế .

Video đang HOT

Việc trao đổi sinh viên cũng là một giải pháp để sinh viên có thể tìm hiểu thị trường lao động tiềm năng tại các nước. Chẳng hạn, ĐH Quốc gia TP.HCM có chương trình trao đổi học tập với Trường ĐH Chulalongkorn (Thái Lan); Trường ĐH FPT có chương trình trao đổi sinh viên với các nước Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Philippines.

PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, cho rằng ngoài việc kiểm định chất lượng, mỗi khoa ở trường còn thành lập một ban cố vấn công nghiệp thường xuyên thư gửi đến các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài hỏi xem các đơn vị này nhận xét gì, cần gì ở người tốt nghiệp để cập nhật việc đào tạo theo nhu cầu.

Ngoại ngữ là vé thông hành

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập), cho rằng ngoại ngữ chính là tấm vé bước qua cổng để vào hội nhập.

Bà Phương Anh phân tích: Việt Nam đã bàn đến chuyện ngoại ngữ cả hơn chục năm nay nhưng chưa có giải pháp căn cơ nên chưa thấy hiệu quả. Nói về Đề án ngoại ngữ quốc gia đến 2020 mà Việt Nam đang thực hiện, tiến sĩ Phương Anh cho rằng: “Chúng ta đang đi chệch hướng. Thay vì cần xác định mục tiêu riêng cho từng địa phương với sự đầu tư khác nhau thì đề án lại xác định một mục tiêu chung cho toàn quốc. Điều này là không khả thi vì mỗi nơi có trình độ phát triển không giống nhau”.

Ngoài tiếng Anh, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, cũng phải lưu ý đến ngôn ngữ trong khu vực. Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, học ngôn ngữ của quốc gia mình dự định tham gia lao động là điều cần thiết để người lao động dễ dàng hòa nhập.

Hiện có nhiều trường ĐH trong ASEAN đã có ngành Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt Nam. Cục Phát triển kỹ năng Thái mở chương trình kết hợp với các công ty tư nhân đào tạo tiếng Anh và các ngôn ngữ trong khối ASEAN. Còn tại Chiang Mai, thành phố phía bắc Thái Lan, Trung tâm nghiên cứu ASEAN vừa được thành lập tháng trước để giúp phụ nữ học về ngôn ngữ và văn hóa các nước Đông Nam Á. Chính phủ Thái Lan cũng có chương trình đào tạo 600 giáo viên dạy ngoại ngữ với ngân sách lên đến 2,5 triệu USD. Ngoài các thứ tiếng thông dụng của thế giới, còn có tiếng Việt, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Mỗi ngôn ngữ sẽ có 20 giáo viên được đào tạo.

Xây dựng chương trình nghề cấp độ ASEAN

Ở lĩnh vực đào tạo nghề, Tổng cục Dạy nghề – Bộ LĐ-TB-XH đã có bước chuẩn bị cho sự hội nhập. PGS-TS Dương Đức Lân thông tin: “Trong chiến lược dạy nghề từ nay đến năm 2020 sẽ có 30 nghề cấp độ ASEAN được chọn để đào tạo. Các nghề sẽ được lựa chọn từ các chương trình tiên tiến nhất của các nước trong khu vực và quốc tế để chuyển giao, đào tạo giáo viên. Như vậy bằng cấp sẽ được công nhận không chỉ trong khu vực mà cả các quốc gia khác trên thế giới, tạo điều kiện cho lao động có đủ năng lực để làm việc bất cứ nước nào khi mà cộng đồng ASEAN được thành lập”.

Bắt đầu từ năm nay, các trường nghề Việt Nam sẽ tuyển sinh, đào tạo thí điểm 8 nghề theo chuẩn quốc tế (điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu thủy, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị khách sạn) và khu vực (chế biến và bảo quản thủy sản, gia công và thiết kế sản phẩm mộc, kỹ thuật xây dựng, quản trị lễ tân).

Theo TNO

Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Hợp chuẩn và lệch chuẩn

Theo một cuộc khảo sát bỏ túi mới đây của sinh viên khoa Quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TPHCM, có đến 60% người học đến từ các nước trên thế giới băn khoăn khi chọn trường ĐH tại Việt Nam.

Đối với sinh viên (SV) trong nước, được hỏi đại học (ĐH) nào nổi tiếng nhất Việt Nam, các phiếu khảo sát cho rất nhiều câu trả lời khác nhau nhưng có đến 52,8% số phiếu không chắc về đáp án mình đưa ra. Vậy, ĐH Việt Nam đang đứng ở đâu trên bảng xếp hạng thế giới?

Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Hợp chuẩn và lệch chuẩn - Hình 1

Sinh viên Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam học tập qua mạng.

Bước đầu hội nhập

Trung tuần tháng 11/2012, tại Hội nghị Giáo dục quốc tế QS APPLE diễn ra ở Indonesia, ĐH FPT Việt Nam chính thức được công nhận đạt chuẩn quốc tế 3 sao (408 điểm) theo thang bậc xếp hạng của Tổ chức QS (tên tiếng Anh đầy đủ là Quacquarelli Symonds), một trong những tổ chức xếp hạng ĐH được xem là có uy tín trên thế giới.

Trước đó, để đạt được chứng nhận này, tập thể thầy và trò đã trải qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ dựa trên các tiêu chí: "đầu ra" sinh viên sau đào tạo, cơ sở vật chất, tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên/giảng viên nước ngoài, số lượng bằng sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học đăng ký quốc gia và quốc tế, học bổng và các loại hình hỗ trợ sinh viên...

TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, chứng nhận này có giá trị trong vòng 3 năm. Do đó, mục tiêu phấn đấu tiếp theo của nhà trường trong 1-2 năm tới là cán mốc 550 điểm - xếp hạng 4 sao theo quy chuẩn đánh giá của tổ chức này.

Trước đó, ĐHQG Hà Nội cũng từng lọt vào top 300 trường ĐH hàng đầu châu Á do tổ chức này xếp hạng. Ngoài ra, vào năm 2009, ĐHQG TPHCM cũng từng đứng ở bậc 57 trên tổng số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới do tổ chức 4icu (For International Colleges and Universities) bình chọn dựa trên số lượng người truy cập vào website của trường. Ngoài ra, một số ĐH khác ở Việt Nam như ĐH Quốc tế RMIT, ĐH Quốc tế TPHCM hiện cũng đang ưu tiên thực hiện công tác trao đổi sinh viên nước ngoài nhằm nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh ĐH Việt Nam ra thế giới.

Mới đây, ĐHQG TPHCM công bố đã có 6 khoa/bộ môn trực thuộc đơn vị này được công nhận chuẩn giáo dục AUN-QA, chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường ĐH thuộc khối ASEAN. Hiện Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Quốc tế TPHCM đang hoàn tất hồ sơ, dự báo sẽ là đơn vị tiếp theo được công nhận đạt chuẩn.

Cẩn trọng với "chuẩn"

Công nhận đạt chuẩn luôn là mơ ước, mục tiêu phấn đấu của các trường ĐH. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM, trên thế giới hiện nay đang tồn tại hơn 10 bảng xếp hạng ĐH, mỗi loại đánh giá dựa trên những tiêu chí hoàn toàn khác nhau.

Trong đó, chỉ có hai tổ chức xếp hạng được đánh giá là có uy tín, nhiều người tin cậy là bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh) hợp tác với hãng thông tấn Thomson Reuters và bảng xếp hạng của ĐH Thượng Hải (Trung Quốc). Việt Nam chưa từng có ĐH nào lọt vào hai bảng xếp hạng này. Riêng hệ thống xếp hạng QS-Stars của Công ty Quacquarelli Symonds (Anh) cũng được xem là đáng tham khảo do trước đây công ty này từng hợp tác với tạp chí Times Higher Education xếp hạng ĐH.

Tuy nhiên, từ năm 2010, tạp chí Times Higher Education đã ngưng hợp tác với QS, thay vào đó kết hợp cùng Thomson Reuters tạo ra hệ thống đánh giá mới. Qua đó cho thấy vấn đề xếp hạng ĐH hiện nay chưa đồng nhất, ở đó một trường ĐH có thể lọt vào bảng xếp hạng này nhưng hoàn toàn vắng bóng ở bảng xếp hạng kia.

Do đó, lời khuyên của bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, là các trường không nên quá chạy theo chuẩn xếp hạng mà bỏ quên nhiệm vụ, sứ mạng đào tạo được xã hội giao phó. Việt Nam muốn có các trường nằm trong các bảng xếp hạng quốc tế cần có một cuộc cải cách lâu dài, hoặc là phát triển các trường ĐH đang có trở thành ĐH đẳng cấp, hoặc thành lập riêng một số trường ĐH mới với các mục tiêu đào tạo trọng yếu.

Còn theo PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TPHCM: "Việc chạy theo chuẩn này chuẩn nọ không khéo sẽ trở thành lệch chuẩn. Hiện nay mỗi trường có một mục tiêu, sứ mạng đào tạo khác nhau...". Chính vì vậy, kết quả thứ bậc theo hệ thống xếp hạng này hay hệ thống khác chỉ mang tính tương đối, giúp người học có thêm lựa chọn môi trường đào tạo phù hợp, không phải là cơ sở so sánh trường này với trường kia.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác được đưa ra là hiện nay đang có tình trạng một số trường ĐH mới nổi lấy "chuẩn" - bất kể chính thống hay không chính thống làm phương tiện quảng bá hình ảnh, thu hút thêm học viên. Trong khi đó, nhiều trường ĐH lâu năm, đã có bề dày thành tích lại cẩn trọng hơn trong việc tham gia sân chơi này. Do đó, người học cần tìm hiểu rõ ràng, thứ bậc xếp hạng của một trường không quan trọng bằng việc trường đó có phù hợp với yêu cầu và năng lực học tập của từng cá nhân

Theo Thu Tâm

SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?
23:46:43 14/01/2025
Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặtLễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặt
21:40:56 14/01/2025
HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!
22:22:25 14/01/2025
Tạm đình chỉ cô giáo trả trẻ cho người lạ, khiến bé 4 tuổi mất tích ở Hải PhòngTạm đình chỉ cô giáo trả trẻ cho người lạ, khiến bé 4 tuổi mất tích ở Hải Phòng
20:30:39 14/01/2025
Động thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phúĐộng thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phú
23:49:39 14/01/2025
Bị nợ tiền cát-sê, nữ diễn viên cay đắng viết lời tâm sự khi Tết đến gầnBị nợ tiền cát-sê, nữ diễn viên cay đắng viết lời tâm sự khi Tết đến gần
21:44:31 14/01/2025
Tài xế lái xe Mercedes lao xuống biển Nha Trang ra trình diệnTài xế lái xe Mercedes lao xuống biển Nha Trang ra trình diện
21:12:46 14/01/2025
Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở CampuchiaCuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia
22:35:54 14/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Thế giới

06:42:37 15/01/2025
Theo công tố viên, chứng cứ thu thập đủ để truy tố ông Trump trước tòa, nhưng chiến thắng của ông Trump trong ngày bầu cử 5.11.2024 đã đảo lộn mọi thứ.
Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Ẩm thực

06:27:04 15/01/2025
Xúc xích phô mai tan chảy, bánh sữa chảy After You, Crepe Thái, nước dừa matcha... là một trong những món ăn vặt nổi tiếng Thái Lan thu hút giới trẻ Sài thành thời gian qua.
Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim

Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim

Tv show

06:00:53 15/01/2025
Gây ấn tượng bởi lối diễn duyên dáng, ít ai biết rằng nghệ sĩ Phương Dung từng trải qua không ít gian truân, thậm chí có giai đoạn bỏ nghề suốt một thập kỷ.
Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Phim châu á

06:00:05 15/01/2025
Là một tín đồ của điện ảnh Hàn, bạn đã bỏ túi ngay lịch phát hành và thông tin của rất nhiều bộ phim đặc sắc ra mắt ngay đầu tháng 1 năm 2025 chưa?
Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Hậu trường phim

05:59:38 15/01/2025
Theo trang Variety đưa tin vào thứ Hai, lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra vào ngày 2 tháng 3 (giờ địa phương) mặc dù ngày công bố đề cử đã bị trì hoãn.
Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên

Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên

Phim việt

05:57:28 15/01/2025
Thời gian gầy đây, bộ phim Đi Về Miền Có Nắng nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả khi lên sóng trên khung giờ vàng của VTV3.
Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

Sức khỏe

05:47:53 15/01/2025
ThS.BSNT Vũ Thị Mỹ Hạnh, Khoa Sức khỏe vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, cha mẹ, giáo viên hoặc người chăm sóc có thể phát hiện dấu hiệu trẻ em hoặc vị thành niên mắc chứng chán ăn tâm thần, mặc dù nhiều trẻ có xu hướng...
Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Sao châu á

23:29:22 14/01/2025
Giới thạo tin cho biết cha Quan Hiểu Đồng đã ép cô phải chia tay với Lộc Hàm vì sợ bạn trai ảnh hưởng tới sự nghiệp của con gái.
Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Sao việt

23:04:58 14/01/2025
Trương Quỳnh Anh có buổi tiệc sinh nhật ấm áp bên bạn bè thân thiết, đón chào tuổi 35 với nhan sắc xinh đẹp và ngọt ngào.
Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Nhạc quốc tế

22:39:22 14/01/2025
Ador nhấn mạnh bản thân là công ty đại diện của NewJeans, do đó nhóm không thể tự ý ký hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng khác.
Câu chuyện "đáng sợ" đằng sau hình ảnh cần thủ câu được đầu cá mập

Câu chuyện "đáng sợ" đằng sau hình ảnh cần thủ câu được đầu cá mập

Netizen

22:26:51 14/01/2025
Hình ảnh cần thủ bên cạnh đầu cá mập cùng câu chuyện đằng sau đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng về mối hiểm nguy của đại dương.