Hội nghị trực tuyến Hội đồng tư vấn Liên minh nghị viện các quốc gia Đông Nam Á về ma túy
Sáng 29-6, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị trực tuyến Hội đồng tư vấn Liên minh nghị viện các quốc gia Đông Nam Á về Ma túy lần thứ ba (AIPACODD 3) với chủ đề “Biến lời nói thành hành động hướng tới một cộng đồng ASEAN không có ma túy”.
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động của năm AIPA 41 được tổ chức bằng hình thức trực tuyến do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Hội đồng tư vấn AIPA về ma túy (AIPACODD), tiền thân là Ủy ban Điều tra thực trạng AIPA chống hiểm họa ma túy (AIFOCOM) là cơ chế thường niên trong khuôn khổ của AIPA nhằm hỗ trợ chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết và kinh nghiệm hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy hài hòa pháp luật trong phòng, chống ma túy, hướng tới một Cộng đồng ASEAN không ma túy.
Hội nghị trực tuyến AIPACODD 3 diễn ra tại 12 điểm cầu ở các quốc gia. Tham dự Hội nghị, về phía nước chủ nhà Việt Nam có: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, Chủ tịch AIPACODD3 Nguyễn Thúy Anh, Trưởng đoàn Việt Nam tại AIPACODD3 Đặng Thuần Phong, đại diện thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, đại diện Lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Cùng dự Hội nghị còn có đại diện Văn phòng Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm (UNODC) tại Việt Nam; Đại diện Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN về vấn đề ma túy (ASOD); Đại sứ và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam (tham dự Phiên khai mạc); đại biểu của chín nước thành viên AIPA, Tổng Thư ký AIPA, Ban Thư ký AIPA.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bày tỏ lời cảm ơn chân thành về sự tín nhiệm và đánh giá cao của các nghị viện thành viên AIPA đối với Quốc hội và Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, với sự đồng thuận và quyết tâm cao của nước chủ nhà và các nước thành viên AIPA, lần đầu tiên trong lịch sử AIPA, một hoạt động chính thức của AIPA được tổ chức theo hình thức trực tuyến do tác động của đại dịch Covid-19.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu khai mạc Hội nghị.
Ngày nay, hiểm họa ma túy trên thế giới và khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên phức tạp, gây ra những hệ lụy lâu dài về sức khỏe, đe dọa an ninh kinh tế và nhiều hệ lụy xã hội đối với các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm nay, cộng đồng thế giới nói chung và ASEAN nói riêng đang phải đương đầu với mối đe dọa an ninh phi truyền thống “kép”, đòi hòi có sự đoàn kết, nỗ lực hợp tác ứng phó của các quốc gia.
Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy toàn cầu và khu vực. Việc Quốc hội Việt Nam chọn chủ đề của Hội nghị “Biến lời nói thành hành động hướng tới một cộng đồng ASEAN không ma túy” nhằm lồng ghép nỗ lực chung của AIPA xây dựng một ASEAN gắn kết và thích ứng trong lĩnh vực phòng, chống ma túy. Chiến lược phòng, chống ma túy cần được điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, trong đó, lấy con người làm trung tâm, tập trung chỉ đạo việc mở rộng quy mô, diện bao phủ của các chương trình cai nghiện bao gồm: các chương trình phục hồi tại cộng đồng, giúp người sử dụng ma túy được hòa nhập với xã hội và sống cuộc sống không có ma túy.
Tại Hội nghị trực tuyến, các đại biểu đã nghe các báo cáo và ý kiến phát biểu của đại diện các quốc gia, các chuyên gia về một số vấn đề như: tình hình phòng, chống ma túy trên thế giới và trong khu vực; về những nỗ lực của các nước trong việc ứng phó với ma túy và dự báo các vấn đề mới nổi trong thời gian tới; về kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển các mô hình điều trị nghiện ma túy, hỗ trợ người nghiện ma tuý dựa vào cộng đồng; các biện pháp tăng cường dự phòng sử dụng ma túy thông qua việc can thiệp sớm cho thanh thiếu niên; về phòng, chống ma tuý gắn với giảm nghèo và tạo sinh kế góp phần bảo đảm phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Ngoài ra, tại Hội nghị trực tuyến, các nghị viện thành viên AIPA đã tiến hành xem xét, rà soát, đánh giá việc thực hiện các cam kết được thể hiện trong Nghị quyết của Hội nghị AIFOCOM, AIPACODD và Tuyên bố chung về ASEAN không có ma túy; các giải pháp thúc đẩy, tăng cường vai trò của nghị viện, các nghị sĩ trong việc hiện thực hóa các cam kết, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh cho mọi người.
* Cũng trong buổi sáng, tại Lễ bế mạc, Hội nghị đã nghe phát biểu tiếp nhận của Brunei – nước chủ nhà AIPACODD4; nghe phát biểu bế mạc của Chủ tịch Hội nghị AIPACODD3 Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong đó nhấn mạnh: Hội nghị trực tuyến AIPACODD3 đã thông qua hai văn kiện quan trọng đó là Nghị quyết “Biến lời nói thành hành động nhướng tới một cộng đồng ASEAN không có ma túy” và Báo cáo của Hội nghị. Các văn kiện này đã thể hiện sự chung tay hành động của các quốc gia về phòng, chống ma túy trong tình hình mới; đồng thời, thể hiện quyết tâm của các nghị viện thành viên AIPA nói riêng và của các quốc gia nói chung nhằm hướng tới mục tiêu đưa ASEAN trở thành cộng đồng không ma túy.
Chủ tịch Hội nghị AIPACODD3 Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Bên cạnh đó, nghị viện các nước thành viên AIPA cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy; đặt nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong nỗ lực tổng thể của các tổ chức quốc tế và khu vực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs). Ngoài ra, Chủ tịch AIPACODD3 cho biết, thời gian qua, những nỗ lực của nghị viện các nước thành viên AIPA trong việc nâng cao nhận thức về phòng, chống ma túy đã phù hợp với chủ đề “Hiểu hơn để chăm sóc tốt hơn” của Ngày Quốc tế phòng, chống lạm dụng buôn bán ma túy.
Thay mặt Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thúy Anh gửi lời cảm ơn đến các Đoàn đại biểu của Nghị viện các nước thành viên, Tổng thư ký AIPA, đại diện của ASOD, UNODC và các bộ, ngành hữu quan đã tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, trao đổi thẳng thắn, cởi mở, góp phần vào thành công của Hội Nghị; đồng thời, gửi lời chúc Brunei đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch AIPA-42, Chủ tịch AIPACODD4 và chúc Cộng đồng ASEAN ngày càng phồn thịnh, phát triển.
Nhóm Visegrad: Các quỹ phục hồi của EU cần được phân phối công bằng
Cuộc họp này có vai trò quan trọng trong bối cảnh vấn đề này sẽ được đưa ra cuộc họp Hội đồng châu Âu diễn ra vào tuần tới.
Tại hội nghị thưởng đỉnh các quốc gia thuộc nhóm Visegrad diễn ra ngày hôm qua (11/6) ở Lednice, phía Nam Moravia, Cộng hòa Séc, thủ tướng các nước thành viên đã thống nhất đề xuất tới các quỹ phục hồi của EU cần được phân phối công bằng giữa các quốc gia thành viên EU và các quốc gia kém phát triển hơn đã tuân thủ đầy đủ các quy định về các biện pháp hạn chế trong cuộc khủng hoảng Covid-19 vừa qua.
Thủ tướng Séc Andrej Babis và Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh V4 được tổ chức tại Cộng hòa Séc. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Andrej Babi cho biết tiêu chí chính để phân phối khoản tiền 750 tỷ euro sẽ là chỉ số suy giảm GDP của mỗi quốc gia do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dịch Covid-19. Ông dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận kéo dài về vấn đề này giữa các quốc gia trong khối và cho rằng còn quá sớm để nghĩ tới cách thức phân phối từ các quỹ tái thiết này như thế nào vì hiện EU vẫn chưa có số liệu rõ ràng về mức độ ảnh hưởng dịch bệnh tới nền kinh tế của các quốc gia thành viên.
Cuộc họp này có vai trò quan trọng trong bối cảnh vấn đề này sẽ được đưa ra cuộc họp Hội đồng châu Âu diễn ra vào tuần tới. Như vậy, nhóm Visegrad (V4) đã có cuộc họp quan trọng để thống nhất vị trí của mình trong kế hoạch phục hồi chung của EU.
Trong khi Ba Lan và Slovakia có nhiều phản ứng tích cực với kế hoạch phục hồi đã vạch ra trước đó thì Cộng hòa Séc và Hungary lại chỉ trích và cho rằng bản kế hoạch này có lợi cho nước giàu có trong khối trong khi các quốc gia này lại có xu hướng tích lũy các khoản nợ quá mức.
Theo dự kiến, kế hoạch phục hồi sẽ được tranh luận tại một hội nghị trực tuyến của Hội đồng châu Âu vào ngày 19/6 tới.
Các nước châu Âu hoan nghênh đề xuất quỹ phục hồi hậu COVID-19 của EC Ngày 27/5, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ca ngợi đề xuất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, về việc lập quỹ phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 750 tỷ euro là "một tín hiệu tuyệt vời từ Brussels". Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), Bà Ursula Von Der...