Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine hướng tới tiến trình hòa bình
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Chính phủ Thụy Sĩ ngày 10/6 cho biết đã có 90 quốc gia và tổ chức đăng ký tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine vào ngày 15 – 16/6 tới tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock.
Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nga chưa được mời tham dự hội nghị, song Chính phủ Thụy Sĩ cho biết hội nghị sẽ hướng tới “xác định một lộ trình” tìm cách đưa cả Moskva và Kiev vào một tiến trình hòa bình trong tương lai.
Thụy Sĩ tổ chức hội nghị trên theo đề nghị của Ukraine. Kiev hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với các điều kiện của nước này nhằm chấm dứt xung đột với Nga.
Ngày 7/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng hội nghị tại Thụy Sĩ “có thể trở thành một thể thức” giúp đem lại sự kết thúc cho cuộc xung đột này.
Chương trình nghị sự của hội nghị được Thụy Sĩ phát triển dựa theo kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine, tuy nhiên có thể tập trung vào chủ quyền lãnh thổ, nền hòa bình công bằng ở Ukraine và duy trì hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).
Ngoài ra, Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết hội nghị sẽ thảo luận các lĩnh vực được quốc tế quan tâm rộng rãi, như nhu cầu về an ninh hạt nhân và lương thực, tự do hàng hải cũng như các vấn đề nhân đạo.
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nêu rõ mục tiêu của hội nghị là “thúc đẩy một tiến trình hòa bình trong tương lai và phát triển các yếu tố thiết thực cũng như các bước hướng tới tiến trình đó”. Bộ này cũng nhấn mạnh “tất cả các quốc gia tham dự hội nghị cần đóng góp ý kiến và tầm nhìn cho một nền hòa bình công bằng và bền vững ở Ukraine”.
Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine diễn ra ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) kết thúc ở miền Nam Italy, nơi lãnh đạo các nước G7 cũng sẽ thảo luận về tình hình xung đột ở Ukraine, đồng thời xem xét cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để cung cấp viện trợ mới cho Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida là những nhà lãnh đạo G7 đã xác nhận sẽ tham dự hội nghị sau đó.
Video đang HOT
Nga cho rằng Thụy Sĩ không còn ở vị trí trung lập và tuyên bố Moskva không quan tâm tham dự hội nghị trên, do đó Bern không mời Moskva tham dự.
Cùng với sự vắng mặt của Nga, Trung Quốc xác nhận sẽ không tham dự vì hội nghị không đáp ứng các yêu cầu của Bắc Kinh, theo đó hội nghị phải được cả Nga và Ukraine công nhận, cần có sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên và cần thảo luận công bằng về tất cả các đề xuất.
Hội nghị hòa bình về Ukraine đẩy Thụy Sĩ trung lập xích lại gần phương Tây
Thay vì kết thúc xung đột, hội nghị thượng đỉnh lần này sẵn sàng hướng tới việc giảm thiểu rủi ro xuất phát từ việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và tìm cách cô lập Nga.
Thuỵ Sĩ đã duy trì vị trí trung lập khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ảnh: Sputnik
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp tới về Ukraine, dường như không phải là nỗ lực đầy tham vọng nhất trong nhiều năm của Thụy Sĩ nhằm hòa giải một cuộc xung đột lớn, thay vào đó cho thấy các lợi ích kinh tế và an ninh của nước này ngày càng phù hợp với phương Tây, theo bình luận của Reuters mới đây.
Nguồn tin trên cho rằng, đây là quan điểm của cả những người Thụy Sĩ ủng hộ việc hợp tác chặt chẽ hơn với các cường quốc phương Tây lẫn những người phản đối chủ nghĩa dân tộc, vốn cho rằng Thụy Sĩ đang từ bỏ truyền thống trung lập.
Nga không được mời tham dự hội nghị trên dự kiến diễn ra ngày 15-16/6 tới tại một khu nghỉ dưỡng ven hồ gần thành phố miền trung Lucerne, nơi Thụy Sĩ đã đồng ý đăng cai tổ chức vào tháng 1 năm nay theo đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Theo các nhà ngoại giao phương Tây và các chuyên gia chính sách đối ngoại Thụy Sĩ, thay vì kết thúc xung đột, hội nghị thượng đỉnh lần này sẵn sàng hướng tới việc giảm thiểu rủi ro xuất phát từ việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và tìm cách cô lập Nga. Daniel Woker, cựu Đại sứ Thụy Sĩ tại Australia, Singapore và Kuwait, cho biết: "Hội nghị sẽ nhằm bảo vệ Ukraine hơn là xây dựng cầu nối cho hòa bình ngay lập tức".
Trả lời yêu cầu bình luận của Reuters, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết tính trung lập của Thụy Sĩ là "không đổi" và sẽ không bị thay đổi bởi hội nghị. "Nhưng trung lập không có nghĩa là thờ ơ. Thụy Sĩ phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Bên ngoài lĩnh vực quân sự, quyền trung lập không cản trở sự đoàn kết và hỗ trợ đối với Ukraine và người dân nước này", Bộ trên nêu rõ trong một tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết hội nghị mà nước này cho rằng sẽ mở đường cho "tiến trình hòa bình trong tương lai" sẽ tập trung vào các vấn đề được toàn cầu quan tâm như an toàn hạt nhân, tự do hàng hải, an ninh lương thực và các vấn đề nhân đạo. Thụy Sĩ cho biết Nga phải tham gia vào quá trình này, nhưng biện minh rằng họ không nhận được lời mời vào tháng tới với lý do Moskva đã nhiều lần nói rằng họ không quan tâm đến việc tham gia.
Điện Kremlin đã mô tả Thụy Sĩ là nước "đối đầu công khai" và không thích hợp làm trung gian trong các nỗ lực xây dựng hòa bình, đặc biệt vì nước này áp dụng các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva.
Thụy Sĩ đã mời hơn 160 phái đoàn tham dự hội nghị về Ukraine, thúc đẩy mạnh mẽ việc mời các đối tác của Nga từ cái gọi là "Nam toàn cầu", đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia cho biết họ đang xem xét tham gia.
Theo các nhà ngoại giao, nếu hội nghị thượng đỉnh có thể tạo ra sự đồng thuận với các đối tác của Nga về các lĩnh vực cùng quan tâm, điều đó có thể làm tăng áp lực buộc Moskva phải thỏa hiệp.
Sự ủng hộ của châu Âu dành cho hội nghị thượng đỉnh đang được củng cố, với việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận sự tham dự, cùng với các nhà lãnh đạo từ Tây Ban Nha, Ba Lan và Phần Lan,...
Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis ngày 11/4/2024 tái khẳng định nước này sẽ tổ chức hội nghị quốc tế quan trọng trong tháng 6 tới nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc sự trung lập?
Thomas Borer, cựu Đại sứ Thụy Sĩ tại Đức, cho biết lợi ích kinh doanh và an ninh của Thụy Sĩ gắn liền với Tây Âu, Bắc Mỹ và các đồng minh của họ, khiến việc sát cánh với Ukraine là điều cấp thiết về mặt chiến lược.
Ông Borer nói thêm, sự phản đối của chính phủ về việc chấm dứt tính trung lập sẽ không thay đổi được điều đó: "Cả Nga lẫn các nước phương Tây đều không coi chúng tôi là trung lập".
Khoảng 2/3 hàng xuất khẩu của Thụy Sĩ là đến Bắc Mỹ, EU, Anh, Nhật Bản và Australia, trong khi rất ít đến Nga.
Những người ủng hộ Thụy Sĩ liên kết chặt chẽ hơn với phương Tây cũng lưu ý rằng nước này gần như bị bao quanh hoàn toàn bởi các nước NATO, vốn đóng vai trò như một vùng đệm chống lại sự xâm nhập tiềm tàng từ bên ngoài.
Franziska Roth, nghị sĩ tại quốc hội Thụy Sĩ thuộc đảng Dân chủ Xã hội trung tả, cho biết: "Tuyên bố trung lập là nhằm trốn tránh đối với một quốc gia về cơ bản đang được hưởng sự an toàn miễn phí mà những nước khác cung cấp".
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, hai quốc gia trung lập trong lịch sử khác của châu Âu là Thụy Điển và Phần Lan đều đã gia nhập NATO.
Nghị sĩ Roth cho biết, với tư cách là thành viên Liên hợp quốc, Thụy Sĩ có nghĩa vụ duy trì luật pháp quốc tế. Bà nói thêm, việc giúp Ukraine phục hồi sau điều đó được ưu tiên hơn các quan niệm lỗi thời về tính trung lập.
Tuy nhiên, tính trung lập có nguồn gốc sâu xa trong tâm lý người Thụy Sĩ và việc từ bỏ nó sẽ giống như việc Anh xóa bỏ chế độ quân chủ, bất chấp các lực lượng địa chính trị đang lôi kéo đất nước này, cựu đại sứ Woker cho biết.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 bởi Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại ETH Zurich cho thấy 91% người Thụy Sĩ cảm thấy nước này nên duy trì thái độ trung lập, mặc dù 26% cũng ủng hộ việc có "lập trường rõ ràng" ủng hộ một bên trong các cuộc xung đột quân sự nước ngoài, tăng 8 điểm phần trăm từ năm 2021. Nghiên cứu cũng cho thấy đa số ủng hộ việc Thụy Sĩ tiến gần hơn đến NATO.
Cựu Đại sứ Woker và các nhà phê bình khác cho rằng tính trung lập là một chủ nghĩa lỗi thời được sử dụng như một cái cớ để bảo vệ lợi ích kinh tế và tài chính của Thụy Sĩ, đồng thời có nguy cơ cô lập nước này.
Được các cường quốc châu Âu công nhận vào năm 1815 và được ghi trong Công ước La Hay năm 1907, tính trung lập của Thụy Sĩ đã giúp gắn kết liên vùng đa ngôn ngữ trong các cuộc Thế chiến. Đảng Nhân dân Thụy Sĩ (SVP) cánh hữu, nhóm lớn nhất tại Hạ viện Thụy Sĩ, hiện cho rằng tính trung lập là một phần không thể thiếu cho sự thịnh vượng của nước này và sự ủng hộ của Thuỵ Sĩ dành cho Ukraine sẽ làm suy yếu điều đó.
SVP đã khởi xướng một cuộc trưng cầu dân ý để đưa tính trung lập vào hiến pháp, mặc dù cuộc trưng cầu dân ý này khó có thể được tổ chức trước năm 2025. Nhân vật tiêu biểu nhất của đảng, Christoph Blocher, trong tháng này đã chỉ trích hội nghị thượng đỉnh hòa bình về, nói rằng việc không mời Nga đã không mang lại điều tốt lành cho Thụy Sĩ.
"Chúng tôi chỉ mời Ukraine và chúng tôi nói rằng chúng tôi trung lập", ông Blocher phàn nàn.
Hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 13/5 cho biết Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chỉ trích hội nghị về Ukraine tại Thụy Sĩ là động thái áp đặt tối hậu thư với Moskva. Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov lưu ý rằng Nga sẽ không tham gia hội nghị hòa bình quốc tế, dự kiến tổ chức ở Thụy Sĩ vào tháng 6 tới và bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine sẽ không có giá trị nếu không có sự tham gia của Nga.
Thụy Sĩ quyết tâm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn lời Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis ngày 11/4 tái khẳng định nước này sẽ tổ chức hội nghị quốc tế quan trọng trong tháng 6 tới nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine. Tòa nhà bị phá hủy do xung đột tại Sloviansk, Ukraine, ngày 14/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Với lời mời được mở rộng...