Hội nghị Ngoại trưởng EU bàn về diễn biến ở Trung Đông, Syria và Iran
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 31/8, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc tại thủ đô Vienna của Áo sau thời gian thảo luận về diễn biến hiện tại ở Trung Đông, tình hình Syria và Iran.
Bộ trưởng Ngoại giao Áo Karin Kneissl (trái) và bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị. (Nguồn: heute.at)
Các quan chức cũng bàn bạc về một số vấn đề khác như giải quyết làn sóng người di cư, quan hệ xuyên Đại Tây Dương và tình hình tại Đông và Nam Âu với trọng tâm là việc mở rộng Liên minh trong tương lai.
Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Áo Karin Kneissl, bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU cho biết các bộ trưởng đã tái nhấn mạnh quan điểm của EU về sự cần thiết của giải pháp hai Nhà nước như là biện pháp duy nhất có thể giúp giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine. EU cũng khẳng định sẽ tập trung hỗ trợ cho những nỗ lực mà Liên hợp quốc và Ai Cập đang triển khai tại dải Gaza.
Đại diện cấp cao của EU cho hay cần ngăn chặn và tránh một hành động quân sự ở khu vực Idlib tại Syria vì nguy cơ gây ra một thảm họa nhân đạo. Các bộ trưởng cũng thảo luận về những cách thức cho phép tăng cường các hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho người Syria.
Trong khuôn khổ hội nghị, các Bộ trưởng ngoại giao EU cũng thảo luận về những động thái của Iran trong khu vực. Bà Mogherini đánh giá đây là mối bận tâm cao độ đối với tất cả và châu Âu phải tham gia giải quyết để giúp ổn định tình hình.
Các bộ trưởng đã thảo luận vấn đề trên một cách khá chi tiết, đồng thời cho rằng nhiệm vụ của EU là tiếp tục bảo toàn thỏa thuận hạt nhân Iran, hay gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Bà cũng đặc biệt nhấn mạnh việc ngày 30/8, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đã công bố báo cáo xác nhận rằng Iran vẫn luôn tôn trọng các cam kết của mình về hạt nhân.
Video đang HOT
Vấn đề người nhập cư, nhất là các hoạt động của Chiến dịch SOPHIA đã được đề cập trong một cuộc làm việc với các Bộ trưởng quốc phòng ngày 30/8 tại Vienna. Bà Mogherini cho biết đã cảm nhận rõ về một cam kết mạnh mẽ của các quốc gia thành viên trong việc tiếp tục chiến dịch được đánh giá là đã mang lại kết quả và lợi ích cho tất cả các bên.
Đại diện cấp cao của EU cũng ghi nhận nỗ lực chung của châu Âu trong việc tìm ra một giải pháp thiết thực trong vấn đề chia sẻ trách nhiệm quản lý người di cư cũng như các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
Nội dung thảo luận về chính sách đa phương hiệu quả đã diễn ra với sự tham gia của các nước đối tác của EU là Albania, Macedonia, Montenegro, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ. Nỗ lực củng cố chính sách đa phương nhằm xây dựng một trật tự quan hệ quốc tế dựa trên các quy tắc nhất quán là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại tổng thể của EU, đồng thời là mối quan tâm của Áo, nước hiện nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU.
Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương và một trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc nhất quán chỉ có thể được đẩy mạnh trên nguyên tắc “các thỏa thuận phải được giữ gìn.” Ngoại trưởng Áo nhấn mạnh cần phải chắc chắn rằng các hiệp ước và hiệp định quốc tế sẽ được tôn trọng.
Theo vietnamplus
Mỹ đau lòng nhưng không đành lòng rời bỏ Syria
Mỹ cáo buộc sự can thiệp của Nga và Iran ở Syria đang vẽ lại bản đồ quyền lực Trung Đông theo cách dẫn đến sự bất ổn dài lâu hơn.
Mỹ đe dọa khéo
Tờ Foreign Affairs của Mỹ cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad đã không giành chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Syria mà cuộc chiến đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm hơn.
Các lực lượng chính phủ Syria đã đạt những kết quả quan trọng trong những năm gần đây, giành lại thành phố thứ hai của Syria, Aleppo, vào năm 2016 và bảo vệ thủ đô Damascus vào năm 2018. Quân chính phủ Syria đang tấn công thành trì của lực lượng chống đối ở các tỉnh Queitra và Daraa ở phía Nam.
Tuy nhiên, tạp chí Mỹ cho rằng những chiến thắng của quân chính phủ Syria chỉ làm thay đổi quỹ đạo cuộc chiến, làm suy yếu phe đối lập mà Mỹ gọi là "ôn hòa" chứ không thể đi đến kết thúc.
Quân đội Syria cắm cở ở Quneitra thuộc vùng đệm ở Cao nguyên Golan
Theo đó, Tổng thống Syria Assad được đánh giá là "yếu hơn người ta nghĩ" vì phụ thuộc vào sự ủng hộ của các bên bảo trợ nước ngoài như Iran và Nga. Một nguy cơ được chỉ ra là việc "quốc tế hóa" cuộc chiến tranh sẽ đặt nền móng cho các cuộc chiến tranh trong tương lai, thúc đẩy một cuộc nổi dậy thánh chiến toàn cầu trong dài hạn mà sẽ duy trì phạm vi cuộc chiến ở Syria trong nhiều năm tới.
Để "tránh" kịnh bản trên, giới phân tích Mỹ đưa ra lời khuyên Mỹ nên đầu tư vào việc xây dựng đòn bẩy cho hành động quyết định trong tương lai bằng việc củng cố các khả năng quân sự và quản trị của các đối tác của mình trên địa bàn, giành lại niềm tin của những người nổi dậy Syria, tái xây dựng các lực lượng nổi dậy và phủ nhận tính hợp pháp quốc tế của Tổng thống Assad.
Đáng chú ý, tạp chí Mỹ cáo buộc sự can thiệp của Nga và Iran ở Syria dù giúp ổn định trong ngắn hạn, nhưng lại đang vẽ lại bản đồ quyền lực ở Trung Đông theo cách mà sẽ dẫn đến sự bất ổn dài lâu hơn.
Tờ Foreign Affairs nêu ra "kịch bản" đầu tiên là việc Iran và Nga có thể sẽ sử dụng Syria như là bàn đạp cho hành động "xâm lược quốc tế". Dẫn chứng được nêu ra là thông tin Nga bắt đầu sử dụng các căn cứ không quân của Syria để hỗ trợ cho các chiến dịch của lực lượng được Kremlin hỗ trợ ở Cộng hòa Trung Phi và Sudan.
Nga có khả năng triển khai lực lượng từ Syria được giới phân tích Mỹ nhìn nhận là hỗ trợ các nỗ lực làm xói mòn liên minh NATO và phá hoại trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.
Lực lượng Nga đang có chỗ đứng vững chắc tại Syria
Trong khi đó, Iran bị cáo buộc đang thiết lập các căn cứ và tạo ra những sự ủy nhiệm ở Syria để mở ra một mặt trận thứ hai chống lại Israel trong một cuộc chiến tranh tương lai.
Những người tị nạn Syria cũng đang phải sống trong những tình cảnh khó khăn mà giới phân tích Mỹ nhận định là môi trường chín muồi cho những kẻ khủng bố lợi dụng.
Làn sóng người tị nạn cũng đang khuyến khích hành động leo thang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc xâm lược của Ankara năm 2016 vào Bắc Syria có ý nghĩa một phần là để ngăn chặn người Kurd nhưng đã có thêm mục tiêu là để giảm gánh nặng người tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ bằng quân sự. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đang tái định cư cho người tị nạn ở Bắc Syria và xây dựng một lực lượng ủy nhiệm nổi dậy để quản lý họ.
Một "mối đe dọa" khác được Mỹ kể ra là lực lượng cực đoan như al-Qaeda và IS. Al-Qaeda đã hoạt động ở khắp Đông Syria trước khi IS nổi dậy vào năm 2014 và có thể vẫn có các mạng lưới ở đây. IS dù bị suy yếu nhưng vẫn không bị đánh bại ở Syria.
Foreign Affairs đặc biệt "đánh giá cao" al-Qaeda ở Syria vì cho rằng nhóm này có thể sử dụng Syria như một bệ phóng cho các cuộc tấn công toàn cầu trong tương lai. Bằng chứng là các cuộc tấn công định kỳ chống lại các mục tiêu chính quyền ở các tỉnh Aleppo, Hama, Homs và Latakia trong toàn bộ năm 2017 và đầu năm 2018.
Theo baodatviet
Israel-Iran tiến gần chiến tranh thảm khốc, trọng trách đè nặng đôi vai Putin Tel Aviv coi Tehran là một mối đe dọa hiện hữu và mối nguy lớn nhất đối với tương lai của Israel. Tương tự, Iran cũng xem Nhà nước Do Thái là kẻ thù "không đội trời chung". Với sức ảnh hưởng của mình, Tổng thống Putin được cho là người có thể ngăn Israel và Iran chiến tranh với nhau tại Syria....