Hội nghị An ninh Munich: Tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu
Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 58 ngày 18/2 bắt đầu diễn ra tại khách sạn Bayerischer Hof ở thành phố Munich, thủ phủ bang Bayern, miền Nam nước Đức.
Không giống như năm ngoái phải diễn ra theo hình thức trực tuyến, hội nghị năm nay được tổ chức trực tiếp với sự tham dự của khoảng 600 đại biểu là các các nhà chính trị và chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới.
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị An ninh Munich ở Đức ngày 16/2/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Hội nghị An ninh Munich – diễn đàn hàng đầu thế giới dành cho các tranh luận về chính sách an ninh quốc tế – năm nay chào đón trên 30 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, khoảng 100 bộ trưởng và quan chức cấp cao cùng rất nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng và kinh tế. Các quan chức cấp cao nhất của các tổ chức quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và Liên minh châu Âu (EU) cũng tham dự hội nghị.
Theo ban tổ chức, chủ đề chính của MSC năm nay sẽ là cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, bảo vệ khí hậu, nền dân chủ, quy tắc về công nghệ, hồi sinh liên minh xuyên Đại Tây Dương,… đặc biệt là căng thẳng gia tăng ở Đông Âu và tình hình tại một số khu vực xung đột nóng trên thế giới. Tương lai của EU cũng như những đóng góp của “lục địa già” nhằm xử lý các cuộc khủng hoảng sẽ được thảo luận trong ngày cuối của hội nghị. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, vấn đề Ukraine, Nga và NATO sẽ là trọng tâm chính của hội nghị.
Ngoài sự tham gia đã được thông báo trước của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, tại hội nghị năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng sẽ tới tham dự nhằm phối hợp với các đồng minh và đối tác để tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như tìm kiếm cách thức phản ứng thống nhất đối với Nga trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự ở Ukraine. Bên lề hội nghị, Ngoại trưởng Blinken cũng sẽ có các cuộc gặp song phương nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác xuyên Đại Tây Dương.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Đức, ngày 19/2, Ngoại trưởng 7 nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) cũng sẽ tiến hành cuộc gặp để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng sẽ tham dự MSC, trong khi Nga thông báo không tham dự sự kiện này. Do đại dịch COVID-19, hội nghị năm nay được cắt giảm quy mô so với những năm trước, đồng thời đại biểu tham dự phải đảm bảo chặt chẽ các quy định về phòng dịch. Theo Chủ tịch MSC Wolfgang Ischinger, nhiều quan chức Nga phải hủy kế hoạch tham dự MSC do đã tiêm vaccine phòng COVID-19 khác với loại được công nhận ở Đức.
Để đảm bảo an ninh, an toàn cho hội nghị, khoảng 3.500 cảnh sát từ nhiều bang ở Đức đã được huy động và triển khai đều tại các địa điểm quanh khu vực diễn ra hội nghị. Kể từ 6 giờ sáng 18/2 cho tới 17 giờ ngày 20/2, khu vực xung quanh khách sạn Bayerischer Hof sẽ được phong tỏa, chịu sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Giao thông đi lại cũng như hệ thống phương tiện công cộng trên toàn thành phố cũng bị ảnh hưởng, bởi sẽ có rất nhiều tuyến đường bị cấm và nhiều đoàn xe hộ tống các quan chức cấp cao ra vào sân bay. Ngoài ra, lệnh cấm vật thể bay cũng được áp đặt với khu vực bán kính rộng 5,5km quanh quảng trường Sendlinger-Tor-Platz.
Ngoại trưởng Nhóm G7 họp khẩn tại Đức bàn về tình hình Ukraine
Hãng tin Kyodo ngày 16/2 dẫn nguồn thạo tin cho biết Ngoại trưởng nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ có phiên họp khẩn trong tuần này tại Đức.
Ngoại trưởng các nước G7 dự kiến sẽ nhóm họp tại Đức trong tuần này để thảo luận về tình hình Ukraine. Ảnh: Reuters
Nhiều khả năng, cuộc họp được tổ chức bên lề Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 56. Nguồn tin cho biết, tình hình Ukraine sẽ là chủ đề thảo luận chính tại cuộc gặp Ngoại trưởng G7 lần này. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi sẽ tham dự cuộc họp trên.
Hội nghị An ninh Munich ra đời năm 1963, khởi nguồn là một diễn đàn đối thoại an ninh quan trọng nhất đối với mối quan hệ châu Âu - Mỹ. Sau đó MSC mở rộng ra nhiều chủ đề an ninh lớn trên toàn cầu. Hội nghị thường quy tụ các chuyên gia quan hệ quốc tế, các tổ chức nghiên cứu chiến lược và chính trị gia.
Hội nghị năm nay diễn ra từ 18-209/2, dự kiến quy tụ 35 nhà lãnh đạo thế giới. Theo kế hoạch, phái đoàn Mỹ sẽ do Phó Tổng thống Kamala Harris dẫn đầu, đi cùng đoàn có Ngoại trưởng Antony Blinken. Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng có kế hoạch tham dự sự kiện này
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 9/2 tuyên bố Nga sẽ không dự MSC 2022 trong bối cảnh tình hình Ukraine leo thang căng thẳng. Nga tham dự MSC từ năm 1999. Những năm gần đây, phái đoàn Nga do Ngoại trưởng Sergey Lavrov dẫn đầu. Tổng thống Vladimir Putin từng dự hội MSC 2007 và có bài phát biểu chỉ trích nhằm vào Mỹ, NATO.
EU thúc đẩy các nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, sẽ tới Mỹ vào ngày 7/2 tới để họp song phương với Ngoại trưởng nước chủ nhà Antony Blinken nhằm thảo luận các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự quốc tế. Đồng thời...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
Sao việt
20:05:20 25/04/2025
Chồng vừa lười vừa không có chí tiến thủ để vợ bạc mặt nuôi cả nhà, nhưng khi biết tôi có 4 mảnh đất riêng thì giãy nảy lên đòi đứng tên chung cho bằng được
Góc tâm tình
19:55:52 25/04/2025
Lý do hoãn phiên tòa ca sĩ Duy Mạnh kiện Mercedes-Benz Việt Nam
Pháp luật
19:46:16 25/04/2025
10 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện
Ẩm thực
18:51:42 25/04/2025
Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Netizen
18:43:40 25/04/2025
Neymar vẫn là niềm hy vọng của Brazil
Sao thể thao
18:31:56 25/04/2025
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Thế giới số
18:27:52 25/04/2025
Hongqi giới thiệu SUV địa hình đầu tiên, chờ khách hàng đặt tên
Ôtô
18:23:33 25/04/2025
Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4
Tin nổi bật
18:23:33 25/04/2025
Điểm đáng mong chờ nhất ở iPhone 19
Đồ 2-tek
17:16:00 25/04/2025