Hội đồng trường: Vấn đề cần tháo gỡ của giáo dục đại học
Đối với vấn đề tự chủ ĐH và quản trị ĐH, vai trò của Hội đồng trường hết sức quan trọng. Nhiều năm qua, trong công cuộc đổi mới giáo dục ĐH, với nhiều cơ sở được Chính phủ cho phép tự chủ, dù có những bước tiến khả quan thì vấn đề Hội đồng trường vẫn còn “nghẽn”. Không có Hội đồng trường, đừng bàn tới tự chủ. Vậy, để tháo điểm nghẽn này, tờ trình mới nhất của Bộ GD&ĐT về Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học đã có điểm mới gì?
Hội đồng trường là vấn đề rất quan trọng của tự chủ ĐH. (Ảnh B.C)
Tách bạch hiệu trưởng và Hội đồng trường
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Luật Giáo dục đại học đã dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn tổ chức và hoạt động giáo dục ĐH trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Về tự chủ ĐH và quản trị ĐH. Các quy định của Luật giáo dục đại học hiện hành chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa cơ quan chủ quản và cơ sở giáo dục ĐH công lập để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tự chủ ĐH trên cả ba phương diện: Hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính tài sản.
Cơ sở giáo dục ĐH vẫn còn bị quản lý khá chặt chẽ của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý ngành, địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo;
Luật chưa phân định rõ được chức năng quản trị và chức năng quản lý giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong mỗi cơ sở giáo dục ĐH; Mức học phí chưa chưa được tính theo cơ chế định giá dịch vụ phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các loại hình đào tạo và bậc đào tạo… Mới chỉ có 58 trường/ 169 trường ĐH công lập có hội đồng trường mà còn yếu. Ngay cả 23 cơ sở giáo dục được tự chủ, thì có cơ sở hoạt động của Hội đồng trường cũng còn nhiều vấn đề phải bàn.
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã đưa ra Dự thảo lần 3 trình Chính phủ tập trung ở một số nội dung. Theo tờ trình, tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự được sửa đổi theo hướng Hội đồng trường là đại diện cho chủ sở hữu và cho các bên có liên quan. Bổ sung cơ cấu có DN trong cơ cấu tổ chức của trường ĐH, học viện và cơ sở giáo dục ĐH có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức.
Quy định về Hiệu trưởng tại Điều 20 được sửa đổi, bổ sung theo hướng Hiệu trưởng “là người đại diện theo pháp luật” của cơ sở giáo dục ĐH cho phù hợp với Bộ luật dân sự.
Hiệu trưởng trường ĐH công lập do cơ quan quản lý trực tiếp công nhận trên cơ sở kết quả tổ chức bầu hoặc thi tuyển hiệu trưởng của Hội đồng trường. Hiệu trưởng trường ĐH tư thục do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giảng viên đã được công nhận đạt chuẩn chức danh thì được Hiệu trưởng bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật.
Hội đồng trường có thể có thành viên ở ngoài trường
Video đang HOT
Đối với Quản trị ĐH, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ cơ chế quản trị trong trường ĐH công lập tự chủ, trường ĐH tư thục và trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Các trường ĐH công lập tự chủ, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới quản trị ĐH với Hội đồng trường là hội đồng quyền lực, đại diện cho các bên có lợi ích liên quan của nhà trường; thực hiện chức năng quản trị trong trường ĐH tự chủ.
Hội đồng trường có tối thiểu 30% thành viên là các nhà khoa học, quản lý, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội… ở ngoài trường; Có tối thiểu 25% là các giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo tiêu biểu ở các khoa, bộ môn; có quyền quyết định định hướng phát triển, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, tổ chức bầu hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng.
Ban giám hiệu thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường. Đối với các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, quy định cơ chế quản trị gần giống trường công lập tự chủ, phân biệt rõ với cơ chế quản trị của trường ĐH tư thục khác.
Theo Phapluatxahoi.vn
Chuyển giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các trường đại học
Góp ý vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học nhiều chuyên gia đề xuất, cần chuyển giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các trường đại học.
Mục tiêu của việc trao quyền quản trị cho nhà trường là nhằm nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục.
Nội hàm khái niệm "trách nhiệm giải trình"
Sự liên kết giữa mức độ tự chủ và công khai, minh bạch thông tin rất quan trọng cho phân cấp có hiệu quả. Bằng cách chuyển giao trách nhiệm quản lý trường học, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trường làm tăng sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng. Kết quả là, một nền giáo dục có xu hướng phản ánh ưu tiên, giá trị và nhu cầu của địa phương.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền
Theo PGS.TS Chu Hồng Thanh, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học lần này có ưu điểm lớn đó là: đã nhấn mạnh và đề cao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tại Khoản 5 Điều 11, Điều 32 và các điều khoản quy định về Hội đồng trường, về thực hiện chương trình giáo dục và quản lý tài chính, tài sản của nhà trường, trong đó có bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình và làm hơn quan điểm xóa bỏ tình trạng xin - cho trong thực hiện quyền tự chủ.
"Tuy nhiên, hiểu thế nào về nội hàm khái niệm " trách nhiệm giải trình" theo nghĩa tiếng Việt là vấn đề cần được làm rõ hơn trong dự thảo. Giải trình không chỉ báo cáo, thuyết minh, thuyết trình về hoạt động của nhà trường mà quan trọng hơn phải là trách nhiệm pháp lý, chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật" - PGS.TS Chu Hồng Thanh nêu quan điểm.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền: Trách nhiệm giải trình của trường học là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động
Cùng quan điểm với PGS.TS Chu Hồng Thanh, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học (Học viện Quản lý Giáo dục), cần tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho nhà trường, tăng vai trò ra quyết định của cấp trường học gắn liền với các hệ thống thông tin trách nhiệm giải trình.
" Trách nhiệm giải trình của trường học là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà nhà trường đưa ra trong việc lãnh đạo, quản lý và thực hiện công việc; gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích cho những các hoạt động của nhà trường và tác động của nó.
Tùy theo quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà trường trong việc trao quyền tự chủ mà các hệ thống giải trình có thể khác nhau" - PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền trao đổi.
Cũng theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, quyền tự chủ cho nhà trường là một phần của cơ chế phân cấp quản lý hệ thống giáo dục. Mục tiêu của việc trao quyền quản trị cho nhà trường là nhằm nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục.
Trường học tự chủ là trường học được giao quyền ra các quyết định về việc phân bổ các nguồn lực cho giáo dục, bao gồm:
Thứ nhất là quyền lực: Ban hành các quyết định
Thứ hai là tri thức, học thuật: Mục tiêu giáo dục, chương trình, tài liệu học tập
Thứ ba là cơ sở vật chất, kỹ thuật: Trường, lớp, sân bãi, các phương tiện dạy học,...;
Thứ tư là nhân lực: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
Thứ năm là tài chính: Các nguồn kinh phí, tài chính.
PGS.TS Trần Văn Tớp: Chủ tịch Hội đồng trường phải tham gia quản lý cấp Ban Giám hiệu ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên và (không phải là hoặc) được đào tạo về quản trị đại học.
Đề xuất tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng trường
Trong dự thảo Luật không định tuổi, nhưng dễ áp dụng máy móc theo các văn bản quy định pháp luật khác. Do đó phải nới độ tuổi của chủ tịch Hội đồng trường, còn trong biên chế (ví dụ kéo dài theo Nghị định 141).
PGS.TS Trần Văn Tớp
Đề cập đến nội dung Hội đồng trường, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng, dự thảo Luật đã sửa đổi tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng trường. Hiện nay, hầu hết các trường, Chủ tịch Hội đồng trường chưa hề tham gia quản lý cấp Ban giám hiệu mà thường là cấp trưởng phòng.
Trong Dự thảo Luật, quy định chỉ cần có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm hoặc được đào tạo về quản trị đại học; PGS.TS Trần Văn Tớp - kiến nghị: Chủ tịch Hội đồng trường phải tham gia quản lý cấp Ban Giám hiệu ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên và (không phải là hoặc) được đào tạo về quản trị đại học.
"Cũng phải xem xét Điều 18 về Hội đồng đại học cũng cần chỉnh sửa, bổ sung các nội dung cụ thể hơn cho nhất quán như quy định cho Hội đồng trường. Ví dụ Hội đồng đại học cũng tổ chức thực hiện quy trình bầu Giám đốc, quyết nghị kế hoạch tài chính,
Đối với các trường đại học thành viên của Đại học quốc gia, đại học vùng thì quan hệ giữa Hội đồng đại học, Ban Giám đốc với Hội đồng trường thành viên thế nào? Hiệu trưởng trường thành viên phải tuân theo Nghị quyết của Hội đồng đại học, Ban Giám đốc và Hội đồng trường.
Do đó, nếu thực hiện theo mô hình này thì quan hệ này phải làm rõ trong quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng trường và Hội đồng đại học" - PGS.TS Trần Văn Tớp trao đổi.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nhiều thách thức để giáo dục đại học vươn tầm Tự chủ đại học (ĐH) đang là vấn đề nóng được sự quan tâm của các nhà trường và xã hội. Thực tế đã minh chứng, GD ĐH muốn hội nhập với khu vực và thế giới chỉ có tự chủ, các trường ĐH sẽ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, thích ứng nhanh với những yêu cầu mới của xã...