Hội Đồng trường – Tự chủ đại học: Cần gỡ bỏ rào cản, không hình thức, không giả dối
Chỉ có nhà nước mới có thể giúp các trường đại học gỡ bỏ các trở ngại và rào cản để tiến trình tự chủ của họ trở thành thực chất, không đối phó, không hình thức, không giả dối; và chỉ có như vậy thì mới mong thay đổi được hình ảnh của giáo dục đại học Việt Nam.
GS.TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phân tích như vậy khi nói về: “ Hội đồng trường trong tiến trình tự chủ đại học”.
GS.TS Trần Đức Viên cho rằng, về bản chất, tự chủ đại học xa lạ và đối lập với quản lý hành chính áp đặt. Trường đại học được tự khẳng định vị thế và tầm vóc của họ để thích ứng với cơ chế thị trường, trong đó, Hội đồng trường với vai trò quản trị là thiết chế có quyền lực cao nhất trong nhà trường, và Hiệu trưởng thực hiện quản lý nhà trường như một Giám đốc điều hành (CEO).
Cho đến nay mới có một số rất nhỏ trường đại học công lập (23/169 trường, khoảng 13,6%) dám bước đi những bước chập chững đầu tiên trên con đường tự chủ; và cũng chỉ mới có khoảng 1/3 số trường có Hội đồng trường (HĐT), và ngay các trường đã được Chính phủ giao “ thí điểm” tự chủ, số trường có Hội đồng trường cũng không cao. Số đông các trường đại học công lập còn lại còn lại vẫn đang chờ đợi trong âu lo và ngại ngần.
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao một chủ trương đúng đắn như thế lại chưa được “cuộc sống” của các trường đại học nhiệt tình đón nhận? Và, bằng cách nào để những chủ trương và đường lối ấy có thể thực sự mang đến những luồng sinh khí mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam?
Nhà nước đã giao quyền tự chủ là giao tự chủ toàn diện cho các trường đại học.
Tự chủ đại học – Pháp lý không rõ ràng
GS Trần Đức Viên cho rằng, hệ thống pháp lý về tự chủ đại học hiện nay vừa thiếu đồng bộ, vừa không rõ ràng, khung pháp lý, cản trở, chồng chéo, thậm chí triệt tiêu nhau như: “mở” ở điều này, luật này nhưng lại “đóng” ở điều khác, luật khác; hoặc là trao quyền tự chủ trên văn bản, nhưng vẫn “trói buộc” trên thực tế do cơ chế không theo kịp thực tiễn.
Các văn bản pháp quy hiện hành cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT và các bộ ngành liên quan đều không nói rõ cách thức làm thế nào để các trường đại học được giao thí điểm tự chủ có thể đạt được, những thay đổi đầy tham vọng của Nghị quyết 77 và các chính sách có liên quan khác, trong đó có việc phát huy vai trò và trách nhiệm của thiết chế HĐT.
Bên cạnh đó, trong các văn bản pháp quy hiện hành, kể cả các dự thảo luật về giáo dục và đào tạo vừa được đưa ra xin ý kiến Quốc hội, đều không thấy điều khoản nào quy định cụ thể quyền của các trường đại học trong việc tự xác lập quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của họ. Trong khi đó, cụm từ &’theo quy định’ lại xuất hiện với tần suất cao trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tự chủ đại học; và khi cụm từ &’theo quy định’ càng tăng thì tự chủ đại học thực chất càng giảm.
Cơ sở giáo dục chưa sẵn sàng
Theo GS Viên, các cơ sở giáo dục đại học đều chưa sẵn sàng về tâm và thế để đón nhận thiết chế HĐT. Hầu hết Hiệu trưởng các trường được giao thí điểm tự chủ chưa thực sự sẵn sàng về tâm và thế để đón nhận thiết chế HĐT, vì cơ chế HĐT có thể là tốt với tiến trình tự chủ của nhà trường, nhưng chưa chắc đã tốt cho vị trí của người đứng đầu hiện nay, nhất là đối với các hiệu trưởng thiếu năng lực.
Video đang HOT
Thể chế HĐT thực tế sẽ tạo một sự “dịch chuyển quyền lực”, chỉ khi có quyết tâm chính trị mạnh mẽ của những người lãnh đạo cấp cao mới mong thực hiện được.
Nếu không, đa phần các trường vẫn chạy theo lối mòn quản lý cũ và khai thác những lợi thế đã tích lũy được từ trước, chứ không phải từ tự chủ đại học.
Gỡ bỏ rào cản, không giả dối, không hình thức
GS Trần Đức Viên cho rằng, Trường đại học là một tổ chức học thuật, khác rất nhiều với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính, cần có cơ chế hoạt động riêng, cần có khoảng trời riêng để phát triển. Muốn vậy, cần có một khâu đột phá đó là tiến hành cơ chế tự chủ đại học với xương sống là thiết chế HĐT- tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất của trường đại học.
Chỉ có nhà nước mới có thể giúp các trường đại học gỡ bỏ các trở ngại và rào cản để tiến trình tự chủ của họ trở thành thực chất, không đối phó, không hình thức, không giả dối; và chỉ có như vậy thì mới mong thay đổi được hình ảnh của GDĐH Việt Nam.
Nhà nước đã giao quyền tự chủ là giao tự chủ toàn diện cho các trường đại học. Theo GS Viên, Nhà nước chỉ nên tập trung vào 3 vấn đề: hình thành khung pháp lý phục vụ mục đích của quản lý nhà nước; cấp ngân sách dựa vào KPIs của CSGD và hình thức cấp như thế nào; và xây dựng quy chế đảm bảo khả năng giám sát và tính giải trình minh bạch.
Còn các việc khác hãy để cho các trường tự chủ làm. Vì nếu cơ quan chủ quản và Bộ GD&ĐT không tập trung vào chức năng quản lý nhà nước, vẫn duy trì cơ chế &’xin cho’, &’cấp phép’ thì họ sẽ tiếp tục cản trở hoạt động của HĐT.
Nhưng chính các trường mới là tổ chức quyết định tính chất, phạm vi và mức độ tự chủ của họ thông qua (hình thành khung pháp lý phục vụ mục đích của quản lý nhà nước) các KPIs mà họ cam kết với Nhà nước và với xã hội, và (cấp ngân sách dựa vào KPIs của CSGD và hình thức cấp như thế nào) Năng lực thực tế của HĐT trong quản trị nhà trường. Vì thế, mức độ tự chủ của các trường không nhất thiết phải như nhau.
Nếu cắt giảm chi thường xuyên sẽ nảy sinh hiện tượng “cận huyết”
GS Trần Đức Viên cho biết, tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay được khá nhiều người, kể cả cơ quan quản lý và quan chức nhà nước, hiểu trước hết và then chốt là tự chủ tài chính, và nhà nước cắt giảm chi thường xuyên, giảm đầu tư trong khi tự chủ khác với tự lo, tự bơi, tự cung tự cấp.
Điều này trái với thực tế tự chủ đại học trên thế giới, đó là khi giao quyền tự chủ cho đại học thì nhà nước chỉ thay đổi cách đầu tư: thay đầu tư theo dòng kinh phí-hạng mục (line-iterms) sang đầu tư một khoản kinh phí (block grants) theo cách đặt hàng và giao nhiệm vụ trên cơ sở kết quả &’đầu ra’ (KPIs) của CSGD; Nhà trường được quyền linh động sử dụng nguồn kinh phí đó một cách hiệu quả nhất.
Nhà nước và xã hội tăng cường giám sát tính minh bạch và hiệu quả việc sử dụng kinh phí của Nhà trường.
Quan trọng nhất của tự chủ là tự chủ về chuyên môn và tự do học thuật. Không nên cho rằng cốt lõi và căn bản nhất của tự chủ đại học là tự chủ tài chính, tự chủ đầu tư, và lấy mức độ tự chủ về tài chính và đầu tư làm thước đo để nhà nước quyết định về mức độ, phạm vi và tính chất tự chủ của các trường.
GS Viên cho rằng, nếu cứ bắt các trường phải lo kiếm sống để tồn tại thì như một lẽ tự nhiên, họ phải lo “nồi cơm” của họ trước khi lo đến chất lượng đào tạo và các sứ mệnh khác của trường đại học; tự chủ tài chính theo cách như vậy, cùng với thực trạng gần như “tháo khoán” về tuyển sinh đại học trong những năm gần đây, và hiện tượng “cận huyết” trong tiếp nhận và đào tạo giảng viên, sẽ để lại những di chứng không mong muốn cho đất nước trong nhiều thập niên tới.
Theo GS Viên, với điều kiện nước ta hiện nay, chưa nên khuyến khích hay ép buộc (bằng một cách nào đó) thành lập HĐT ở tất cả các trường đại học; chỉ nên thành lập ở các trường đã hội đủ điều kiện, đã thể hiện đủ năng lực để có thể thực hiện được các quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội; Đã được giải phóng khỏi cơ chế bộ chủ quản hoặc có bộ chủ quản nhưng trên thực tế đã được giải phóng khỏi cơ chế bộ chủ quản.
Hồng Hạnh ( ghi)
Theo Dân trí
Ý kiến: 5 rào cản cần vượt qua của giáo dục đại học Việt Nam
Trên nhiều bình diện, giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở giai đoạn mới hiện nay.
Ông Trần Minh Đức, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã phân tích về những rào cản giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
Theo ông Đức, ở cấp vĩ mô, Luật giáo dục Đại học hiện nay của Việt Nam còn có sự lẫn lộn giữa quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý của cơ sở trường đại học. Các quy định pháp luật còn mang tính tập trung bao cấp khiến cho các trường chưa có nhiều quyền tự quyết, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ từ trên giao xuống.
Trong khi đó, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học còn phụ thuộc cơ quan quản lý nhà nước, cơ cấu tổ chức chưa được tự chủ, hoạt động của Hội đồng trường còn mờ nhạt và chưa phát huy. Mô hình quản lý giáo dục hiện nay ở Việt Nam theo đánh giá của nhiều chuyên gia là còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ mô hình của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Thị trường đào tạo ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các trường đại học với nhau mà còn có sự cạnh tranh với chính những đơn vị sử dụng lao động có tự đào tạo nội bộ.
Một thách thức nữa đối với các trường đại học là khả năng "chảy máu chất xám", hiện tượng này đang diễn ra và sẽ có xu hướng tăng mạnh trong giáo dục hiện đại. Đó là lúc sự phân hóa thị trường lao động diễn ra trên toàn cầu, sự cạnh tranh về nguồn lao động chất lượng cao diễn ra trên phạm vi xuyên quốc gia và thị trường lao động trong nước có xu hướng giảm mạnh nguồn lao động có chất lượng cao do dịch chuyển ra các nước phát triển hơn.
Chưa có cuộc cách mạng nào đối với giáo dục đại học Việt Nam?
Chưa có cuộc cách mạng nào đối với giáo dục đại học Việt Nam?
Ông Trần Minh Đức cho rằng, đến nay, nước ta đã tiến hành 4 cuộc cải cách giáo dục (1950, 1956, 1979, 2002), nhưng về cơ bản đều tập trung vào giáo dục phổ thông. Trong khi đó, đào tạo đại học thực sự là lĩnh vực cần cải cách mạnh mẽ nhất, là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thống giáo dục để đưa sản phẩm ra xã hội thì lại chưa có sự thay đổi mang tính cách mạng nào.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới vị thế của hệ thống giáo dục Việt Nam và khả năng cạnh tranh trong thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực và trên thế giới, hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước, gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế quốc gia.
Ông Trần Minh Đức đã đưa ra 5 nguyên nhân cơ bản khiến giáo dục Việt Nam có nguy cơ không theo kịp trình độ phát triển của hệ thống giáo dục các quốc gia phát triển trên thế giới.
Thứ nhất, quản trị giáo dục còn nhiều yếu kém. Sau một thời gian đổi mới, tư tưởng bao cấp, duy ý chí, quản trị theo cảm tính vẫn còn tàn dư, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay vẫn còn chưa làm đúng chức năng quản lý nhà nước giáo dục đại học mà lấn sang chức năng thừa hành giáo dục.
Thứ hai, chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Trong nhiều năm qua, giáo dục và đào tạo Việt Nam gặp khó khăn nhiều nhất trong việc đánh giá và kiểm tra do chúng ta thiếu hẳn một tổ chức trung gian để có các ý kiến phản biện, kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý thực sự mang tính khoa học, có tác dụng tư vấn, khuyến nghị cho các dự thảo cải cách giáo dục. Chúng ta hiện nay vẫn trung thành với cách đánh giá truyền thống, nêu thành tích, ít tìm ra nguyên nhân tồn tại của chính mình.
Do vậy, hàng năm mỗi trường đều có rất nhiều loại tổng kết, báo cáo nhưng vẫn không tìm ra đâu là nguyên nhân gốc rễ của yếu kém, lạc hậu. Chất lượng đầu ra của sinh viên cũng như chất lượng đào tạo của hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội và chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người sử dụng các dịch vụ mà các trường đại học cung cấp.
Thứ ba, cơ chế tự chủ và trách nhiệm giải trình về mặt tài chính còn nhiều bất cập. Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV và mới đây là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP bước đầu trao nhiều quyền tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học, nhưng vẫn chưa đủ mạnh và linh động để giúp các trường có khả năng chủ động tự điều chỉnh chính sách của mình nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển và sự biến động nhanh chóng của thực tiễn quản lý.
Về phía các trường, vẫn còn nhiều thói quen trông chờ bao cấp từ phía nhà nước. Về phía các nhà quản lý nhà nước thì còn e ngại, chưa dứt khoát trao quyền tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học...
Thứ tư, chương trình và giáo trình giảng dạy chưa được tiêu chuẩn hóa và công nhận trên phạm vi quốc tế. Chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và ngoài nước lại càng khó khăn hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học.
Thứ năm, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan không chỉ phản ánh sự phát triển khoa học - công nghệ cũng như hiệu suất khoa học mà còn phản ánh trình độ và chất lượng thực tế nền giáo dục của mỗi quốc gia.
Nhận thức được việc này trong khi hầu hết các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới đều có khả năng tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đông đảo có trình độ nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng lớn thì tại Việt Nam, việc công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế vẫn còn rất hạn chế, thậm chí có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Ông Trần Minh Đức đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước: "Cần có cơ chế, cung cách quản trị đại học mới, cần có nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao, cần có môi trường đào tạo hiện đại, cần có đội ngũ cán bộ quản trị trường học tốt, cần có các mô hình giáo dục tiên tiến.
Mỹ Hảo (ghi)
Theo Dân trí
36 trường đại học sẽ tiếp tục được "thoát" cơ quan chủ quản Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ cho thí điểm 3 trường đại học theo cơ chế bỏ cơ quan chủ quản. Sắp tới, 36 trường đại học sẽ tiếp tục được thực hiện tự chủ theo hướng không còn cơ quan chủ quản. Khi thực hiện tự chủ, bỏ cơ quan chủ quản, Nhà nước sẽ đặt hàng đào tạo một số ngành...