Hội đồng liên bang Đức thông qua ‘luật sưởi ấm’ gây tranh cãi
Ngày 29/9, Hội đồng liên bang Đức đã thông qua Đạo luật năng lượng cho các toà nhà (GEG) sửa đổi, còn được gọi là “ luật sưởi ấm”, một trong những dự án lớn nhất và gây tranh cãi nhất của liên minh cầm quyền kể từ khi Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhậm chức tới nay.
Trước đó, đạo luật đã được Quốc hội Đức thông qua cách đây 3 tuần.
Đồng hồ ghi khối lượng khí gas sử dụng trong hộ gia đình ở Đức.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, luật mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2024 và được kỳ vọng sẽ bảo vệ khí hậu tốt hơn nhờ các quy định mới liên quan tới hoạt động năng lượng trong các tòa nhà. Đạo luật quy định hệ thống sưởi ấm trong các tòa nhà ở Đức sẽ phải thân thiện hơn với môi trường và thay thế dần các hệ thống sưởi ấm bằng dầu và khí đốt hiện nay.
Video đang HOT
Luật mới quy định rõ mọi hệ thống sưởi ấm lắp đặt mới sẽ phải được vận hành bằng 65% năng lượng tái tạo. Quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra theo lộ trình và phải tuân thủ các quy định liên quan. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này sẽ được hỗ trợ bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Theo thống kê của Bộ Kinh tế Đức, gần một nửa trong số khoảng 41 triệu hộ gia đình ở Đức hiện đang sưởi ấm bằng khí đốt tự nhiên; 25% sưởi ấm bằng dầu; còn lại là dùng hệ thống sưởi vùng (hệ thống từ xa, chiếm 14%), sưởi bằng điện hay bơm nhiệt.
Trước đó, việc sửa đổi đạo luật GEG từng gây tranh luận gay gắt trong liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP).
Đức lần đầu tiên tổ chức Đối thoại toàn cầu Berlin
Ngày 28/9 tại thủ đô Berlin của Đức, diễn đàn "Đối thoại toàn cầu Berlin" (Berlin Global Dialogue) đã được tổ chức lần đầu tiên, với sự tham dự của hàng trăm đại biểu từ giới chính trị, kinh tế, chuyên gia và quản lý cấp cao đến từ 73 quốc gia trên thế giới.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh tham dự diễn đàn được đánh giá là tương tự mô hình Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos ở Thuỵ Sĩ này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Đối thoại toàn cầu Berlin. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, diễn đàn kéo dài trong 2 ngày 28-29/9 tại Trường Quản lý và Công nghệ châu Âu (ESMT). Lễ khai mạc có khoảng 400 đại biểu tham dự. Diễn đàn tập trung vào sự thay đổi, hướng tới một trật tự kinh tế toàn cầu mới, các công nghệ không phát thải CO2 và một xã hội công bằng hơn.
Trong ngày đầu tiên, diễn đàn có 2 phiên đối thoại tiêu điểm gồm "Vai trò của Kazakhstan trong chuyển dịch kinh tế toàn cầu" với sự hiện diện của Tổng thống CH Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và "Tăng cường hợp tác trong một thế giới đa cực" với bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Thủ tướng Scholz nhấn mạnh thế giới ngày nay là một trật tự đa cực. Nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... hay một số nước châu Phi sẽ không rập khuôn theo nước khác, không "chọn bên" mà sẽ phát triển những chiến lược riêng. Theo nhà lãnh đạo Đức, trật tự thế giới đa cực đòi hỏi các quốc gia có hệ thống chính trị và xã hội khác nhau phải hợp tác cùng nhau.
Ngoài hai phiên nêu trên, ngày khai mạc còn có phiên đối thoại về cách thức huy động vốn tư nhân cho quá trình chuyển đổi toàn cầu sang sản xuất năng lượng không carbon, với sự tham gia thảo luận của Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Indonesia và các đại diện doanh nghiệp hàng đầu đến từ Mỹ, Đức và Ấn Độ.
Các diễn giả đánh giá về việc khu vực Nam bán cầu sẽ tiếp tục sản xuất năng lượng hóa thạch trong nhiều thập kỷ tới, do dân số tiếp tục tăng nhanh; những tồn tại của quá trình công nghiệp hóa và khó khăn về tài chính đang buộc các nước tiếp tục phụ thuộc vào điện từ than giá rẻ. Trong khi đó, Tổng thống Kazakhstan Tokayev nhấn mạnh rằng các nước mới nổi cũng đặt ra cho mình những mục tiêu chuyển đổi đầy tham vọng.
Theo ông, với diện tích tương đương khu vực Tây Âu, Kazakhstan hiện sử dụng 70% năng lượng từ than vẫn đặt mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2060.
Đối thoại toàn cầu Berlin được tổ chức theo đề xuất từ ông Lars-Hendrik Rller, giáo sư kinh tế tại ESMT và trước đây là Cố vấn kinh tế trong 10 năm cho cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Rller nói rằng Berlin và nước Đức sẽ tự hào khi khởi xướng một nền tảng mới là nơi gặp gỡ trao đổi toàn cầu, dự kiến sẽ được tổ chức hằng năm trong tương lai. Mục tiêu của diễn đàn là "đối thoại thay vì độc thoại" - một diễn đàn đối thoại ngang tầm giữa Bắc và Nam, Đông và Tây, đặc biệt là giữa giới kinh doanh và giới chính trị.
Chiến lược 10 điểm giải cứu đầu tàu kinh tế châu Âu Sau hai ngày họp kín giữa ba đảng trong liên minh cầm quyền, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 31/8 đã thông qua kế hoạch 10 điểm nhằm thúc đẩy phát triển quốc gia, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang phải chống chịu với môi trường bất lợi, có khả năng sẽ không tăng trưởng trong thời gian tới. Theo...