Hỏi – đáp cùng Minh Hà: Mang bầu không lo rạn da
Nhiều độc giả của Zing.vn gửi câu hỏi cho bà xã Lý Hải nhờ tư vấn sức khỏe trong thời kỳ mang thai.
Với kinh nghiệm của bà mẹ 3 con và đã tham khảo nhiều bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ, Minh Hà chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với nhiều bà mẹ khác. Dưới đây là lời khuyên của cô về việc phòng chống rạn da khi mang bầu và khắc phục sau sinh.
- Tôi đang mang bầu em bé đầu tiên. Vì tôi chỉ cao chưa được 1,6 m, nên tôi rất sợ những tháng cuối thai kỳ, da sẽ bị rạn. Tôi cần làm gì để ngăn việc rạn và sau khi sinh em bé, nếu có vết rạn, cần làm gì ngay để khắc phục? Thu Thủy (Bắc Giang)
- Đầu tiên, bạn phải hiểu nguyên nhân của rạn da. Khi da bị căng quá mức, cấu trúc collagen và các lớp đàn hồi bị phá vỡ, gây ra các vết nứt trên da.
Rạn da có thể vì bạn tăng cân quá nhiều hoặc do cơ địa. Nếu cấu trúc collagen của da bạn yếu, dễ bị phá vỡ, dù bạn tăng cân không nhiều vẫn có thể bị rạn da. Việc này thường mang yếu tố di truyền.
Ngăn ngừa rạn da sẽ đạt hiệu quả cao khi kết hợp cả trong và ngoài. Tôi hoàn toàn không bị rạn da sau 3 lần mang thai khi áp dụng các biện pháp sau:
1. Lên cân vừa phải
Khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng 8-12 kg. Nếu trước khi mang thai, bạn quá gầy hoặc em bé nhỏ quá, có thể tăng nhiều hơn nhưng không nên để quá mập. Tôi từng tăng 17 kg khi mang bầu nhưng vì trước khi mang thai, tôi khá gầy, chỉ có 45 kg.
Lưu ý, các mẹ bầu không nên ăn nhiều đường, tinh bột, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.
Bà xã Lý Hải thon gọn trong những tháng đầu của thai kỳ ở lần mang bầu thứ 3. Ảnh: Minh Hà.
2. Dùng kem chống rạn hoặc tinh dầu dưỡng toàn thân
Tôi nghĩ bước này chỉ hỗ trợ cho da mềm, giúp ngừa và giảm việc rạn nứt hơn khi da căng do cân nặng thay đổi.
Video đang HOT
Còn việc ngăn chặn 100% việc rạn da thì không thể. Rất nhiều người dùng nhưng vẫn bị rạn. Tuy nhiên, dùng vẫn tốt hơn không.
Lưu ý, các mẹ bầu không nên massage vùng bụng và ngực khi xoa kem, chỉ bôi nhẹ nhàng, nhanh chóng. Việc massage bụng và ngực có thể gây kích thích, dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
3. Uống nhiều nước để cung cấp đủ độ ẩm cho da
Đây là bước quan trọng giúp da không bị khô, bong tróc và bạn không có cảm giác bị ngứa ở những vùng da căng. Khi da đủ độ ẩm sẽ không tạo điều kiện cho các vết rạn hình thành.
4. Chế đô ăn đa dạng giàu vitamin và protein
Đặc biệt là vitamin A, C, E, omega 3, các chất chống ôxy hóa… để tăng độ đàn hồi cho da.
Nếu mẹ bầu không ăn được nhiều do bị nghén nên uống thêm vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai
5. Tập thể dụng nhẹ nhàng giúp duy trì sự đàn hồi cho da
Về các vết rạn sau sinh, theo tôi biết, không thể trị hết hoàn toàn các vết rạn.
Một số người bạn của tôi dùng rượu nghệ bôi kiên trì trong một thời gian dài, vết rạn có mờ đi. Hiện có nhiều spa sử dụng công nghệ laser để mờ vết rạn, các mẹ có thể tham khảo thêm.
Theo Zing News
Mách nhỏ chị em chiêu ngừa rạn da khi mang bầu
Rạn da khi mang thai là nỗi ám ảnh với nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên không phải là không có cách để đẩy lùi những vết rạn đáng ghét này. Một trong những cách để ngăn ngừa đó chính là sử dụng các loại củ quả thiên nhiên, vừa tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là khi mang bầu, trọng lượng cơ thể phụ nữ tăng lên đột ngột ở một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi đặc biệt phần bụng, mông, đùi và cả ngực. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây và cuối cùng để lại các vết rạn chằng chịt trên da. Triệu chứng rạn da càng trở nên nặng nề hơn ở những phụ nữ tăng cân quá nhanh, quá nhiều trong thai kỳ, mang song thai, thai nhi quá lớn hoặc chửa nhiều nước ối.
Nguyên nhân thì đơn giản là thế nhưng chữa trị rạn da sau sinh không phải là chuyện đơn giản. Thông thường, các mẹ phải mất từ 3-5 năm, các vết rạn da mới mờ dần và thậm chí ở nhiều người rạn da còn đi theo suốt chục năm.
Dầu oliu
Dầu oliu có thể mua sẵn ở các siêu thị với giá thành không quá đắt. Để phòng chống hoặc trị rạn da, các mẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ dầu bôi lên vùng ra cần điều trị, chà xát bằng đầu ngón tay theo chuyển động vòng tròn. Trong dầu oliu có vitamin E là chất giúp phòng chống lão hóa, phục hồi hư tổn trên da.
Cũng có thể sử dụng mặt nạ oliu và cà phê đắp lên vùng da rạn 1 tuần 1 lần. Cách này vừa giúp tẩy da chết vừa mang lại làn da căng mịn. Nếu mát xa bằng dầu oliu hàng ngày kết hợp với sử dụng mặt nạ tự nhiên, sau 1 tháng các mẹ sẽ thấy kết quả rất tốt.
Sữa tươi
Không chỉ giúp làm sáng da, sữa tươi còn giúp phục hồi, ngăn ngừa sự phát triển của vùng da rạn. Nếu có thời gian mát xa với sữa tươi thường xuyên, các mẹ sẽ nhận thấy vết rạn mờ hẳn đi, và đặc biệt là làn da trở nên sáng hồng.
Khoai tây
Trong khoai tây có rất nhiều vitamin C giúp làm trắng và phục hồi vùng da hỏng hóc. Mỗi ngày chỉ cần luộc một củ khoai và trộn nhiễm với 1 thìa chanh tươi, sau đó các mẹ đắp lên vùng da rạn trong 15 phút và rửa lại với nước ấm.
Cà chua
Không chỉ giàu vitamin C giúp xây dựng collagen cho da, cà chua còn chứa lycopene có tác dụng giúp da giảm thiệt hại từ tia nắng mặt trời. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ăn một lượng cà chua nhất định mỗi ngày giúp da sáng mịn và hồng hào. Bạn cũng có thể sử dụng loại quả này làm mặt nạ đắp hàng ngày rất tốt cho da.
Bột nghệ
Nghệ giúp làm lành sẹo nên sẽ hạn chế việc rạn da nhanh chóng. Sử dụng 1 thìa bột nghệ và 1 hộp sữa chua, trộn đều bôi lên vùng da rạn. Sau đó tắm lại với nước sạch để đảm bảo nghệ không bị dây ra quần áo.
Chuối
Tác dụng chính của chuối là phòng chống lão hóa, nên nếu sử dụng loại mặt nạ này đều đặn cho vùng da rạn sẽ giúp làn da được hồi sinh, các vết rạn sẽ nhanh chóng biến mất.
Bơ
Mặt nạ trái bơ kết hợp dầu oliu và vitamin e sẽ giúp cung cấp dưỡng chất làm phục hồi da nhanh chóng. Đây cũng được coi là loại mặt nạ "siêu" vitamin dành cho các bà mẹ phải đối phó với làn da rạn nứt quá nhiều.
Trà xanh
Trà xanh có chứa lượng lớn hợp chất polyphenol giúp ức chế viêm da do tia cực tím gây ra đồng thời có tác dụng ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào gây ung thư da. Chất chống oxy hóa và chất chống viêm của polyphenol cũng có tác dụng giảm tối đa hiện tượng rạn da khi mang bầu. Tuy nhiên bà bầu không nên uống quá nhiều trà xanh vì trong chúng có chứa một lượng nhỏ caffeine có thể ảnh hưởng không tốt nếu dùng quá nhiều.
Lô hội
Trong lô hội có tinh chất giúp chống sẹo và giảm bớt các vụng sạm thâm trên da. Hiện rất nhiều loại kem phòng chống rạn có chiết xuất từ lô hội được bán trên thị trường. Các mẹ có thể tự chế loại kem này bằng cách trộn dịch lô hội và dầu oliu, sau đó mát xa nhẹ nhàng mỗi ngày để khắc phục vùng da xấu xí.
Khoai lang
Không chỉ giàu vitamin C và E, khoai lang còn là nguồn thực phẩm dồi dào beta-carotene - có tác dụng bảo vệ da và giảm thiểu cháy nắng đáng kể trong ngày hè. Ngoài ra, beta-carotene còn tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu và có tác dụng chuyển đổi thành vitamin A - một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển làn da em bé khỏe mạnh. Viatmin A rất quan trọng để ngăn ngừa nếp nhăn trên da, không có nó da sẽ trở lên thô tháp và xuất hiện nhiều vảy.
Theo ngôi sao
Bí quyết để rạn da không còn là nỗi ám ảnh Rạn da là một sự cố mà ai cũng có thể gặp phải trong thời kỳ bầu bí hay khi tăng cân đột ngột. Nhưng với không ít người, những vết rạn trên da đã trở thành nỗi ám ảnh trong một thời gian dài. Thời kỳ tâng cân, bầu bì gây ra những vết rạn xấu xí trên da, nhiều nhất là...