HOCMAI tổ chức chuỗi chương trình tư vấn miễn phí về tuyển sinh, hướng nghiệp
Hôm nay (23.3), Cổng Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp của HOCMAI phối hợp cùng 25 trường đại học (ĐH) hàng đầu của Việt Nam thực hiện chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp chuyên sâu mang tên “Chọn chuẩn trường – Đi chuẩn đường”.
Đây là chương trình tư vấn dành cho các học sinh trung học phổ thông trên toàn quốc nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về phương thức, chỉ tiêu, các quy định mới về tuyển sinh của từng trường giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt cho việc học tập và thi cử. Đặc biệt, chuỗi chương trình tư vấn này sẽ dành phần lớn thời lượng để trả lời trực tiếp các thắc mắc của học sinh xoay quanh vấn đề định hướng nghề nghiệp, chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
Buổi tư vấn tuyển sinh của HOCMAI từng thực hiện.
Chuỗi chương trình tư vấn “Chọn chuẩn trường – Đi chuẩn đường” dự kiến sẽ thực hiện 25 số với các trường top đầu, như: ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội… và phát sóng trực tuyến trên Cổng Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, các kênh Fanpage chính của HOCMAI, gồm: Hệ thống giáo dục HOCMAI, Hocmai.vn THPT, Cộng đồng học sinh 2004…
Ba số đầu tiên của chương trình sẽ được phát sóng vào lúc 20h ngày 25.3 (ĐH Bách khoa), 28.3 (ĐH Sư phạm) và 30.3 (ĐH Kinh Tế Quốc dân).
Đây là một hoạt động mà Cổng Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp của HOCMAI thực hiện nhân dịp ra mắt và dự kiến sẽ tổ chức thường niên phục vụ nhu cầu của học sinh THPT mỗi năm.
Video đang HOT
Ngoài việc tra cứu thông tin trên Cổng tư vấn Tuyển sinh và hướng nghiệp, học sinh cũng sẽ được tham gia thi thử online các đề thi Tốt nghiệp THPT với thời gian giống như thi thật. Hàng chục đề thi thử các môn thi bao gồm: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD, tiếng Anh, được đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của HOCMAI xây dựng sát với cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT, giúp học sinh được thử sức và làm quen với đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua đó đánh giá được năng lực của mình. Tất cả nội dung này được HOCMAI cung cấp miễn phí trên Cổng tư vấn Tuyển sinh và hướng nghiệp.
Cổng Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp HOCMAI.
Cổng Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp của HOCMAI ra đời trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH. Do đó, mỗi trường lại lựa chọn phương thức tuyển sinh khác nhau (20 phương thức xét tuyển cùng với nhiều phương thức kết hợp). Mỗi cơ sở đào tạo năm nay có ít nhất 5 phương thức xét tuyển trở lên, khiến cho học sinh khó khăn hơn trong việc nắm bắt thông tin chọn trường, chọn ngành, chọn phương thức xét tuyển.
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của của Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lý thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Có đến 75,6% sinh viên cho biết, họ ít thỏa mãn với nghề đã chọn, vào học mới biết không hợp; hay 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau…
Tương tự, khảo sát của ngành giáo dục TP Cần Thơ với hơn 12.000 học sinh thành phố trong năm học 2020 -2021 ghi nhận kết quả với hơn 55% học sinh không biết cách chọn ngành, nghề phù hợp; 45,2% học sinh không biết mình thích gì, giỏi gì; 77,6% mong muốn được tư vấn cách thức chọn nghề phù hợp với năng lực và đam mê bản thân…
Các số liệu trên cho thấy một thực tế rằng, việc định hướng nghề nghiệp mới là “cốt lõi” trước khi học sinh quyết định chọn ngành, chọn nghề hay chọn trường. Vì thế ngay từ đầu, Hướng nghiệp đã là nội dung đặc biệt được HOCMAI chú trọng khi phát triển Cổng tư vấn này. Các chuyên gia tên tuổi có nhiều kinh nghiệm trong ngành giáo dục tại HOCMAI sẽ đưa ra những tư vấn chuyên sâu về định hướng nghề nghiệp dựa trên các yếu tố: Thực tiễn hiện tại; Xu hướng phát triển của xã hội; Nguồn lực gia đình và Khả năng, Sở thích của mỗi học sinh để chọn trường, chọn ngành học. Từ đó, học sinh có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp.
Điều này giúp giảm tình trạng học sinh không xác định được đúng mong muốn, thế mạnh của mình, dẫn đến việc lựa chọn sai ngành nghề, ảnh hưởng tới cả tương lai của bản thân. Đây là thực trạng khá phổ biến hiện nay khi nhiều sinh viên học một vài năm hoặc khi ra trường phải đi học lại ngành khác.
Tuyển sinh 2022: Khan hiếm nhân sự ngành Công nghệ thông tin
Hướng nghiệp ngành Công nghệ thông tin 2022 là nội dung buổi tọa đàm cho Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực phối hợp với VTI Education tổ chức nhằm cung cấp thông tin trước kỳ thi tuyển sinh sắp tới.
Ngành Công nghệ thông tin là sự lựa chọn của nhiều học sinh trước ngưỡng cửa đại học. Ảnh minh họa
TS Hoàng Công Dụng- Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) cho biết: Theo thống kê, nhóm ngành Công nghệ thông tin đứng top 2 trong số những ngành học được nhiều học sinh trung học phổ thông lựa chọn nhất trong kỳ tuyển sinh trung học phổ thông năm 2021, với 336.001 nguyện vọng đăng ký (trong khi chỉ lấy 49.582 chỉ tiêu).
Điều này chứng minh độ "hot" của ngành học thời đại này, cùng thực tế tỷ lệ học sinh mong muốn được học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thông tin là rất cao. Thế nhưng rất nhiều học sinh vẫn còn vô cùng mông lung, không hiểu biết về ngành Công nghệ thông tin mà chỉ đăng ký theo hiệu ứng "đám đông", chọn ngành hot, lương cao để học.
Bằng việc đưa ra hàng loạt số liệu và dẫn chứng cụ thể, ông Dụng đã công nhận nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin đối với mọi lĩnh vực đều rất cần thiết. Đây là ngành học có cơ hội phát triển, thăng tiến cùng mức lương hấp dẫn. Đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như đại dịch, nguy cơ chiến tranh hay biến đổi khí hậu, ngành nghề này lại càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình.
Cụ thể trong các ngành ứng dụng Công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay, Thông tin và truyền thông đang là ngành có nhu cầu cao nhất về nhân lực Công nghệ thông tin (chiếm tới khoảng 25% tổng nhân lực Công nghệ thông tin), tiếp đến là ngành Giáo dục và đào tạo (chiếm khoảng 12-13% tổng nhân lực Công nghệ thông tin).
Ông Hoàng Công Dụng chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS Trần Văn Tính - giảng viên Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết công nghệ thông tin đang là một "ngành học thời thượng", khi đồng thời có được sự quan tâm, tìm hiểu từ hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, là ngành nghề được ưu tiên phát triển nhất trong thế kỷ 21, không chỉ tại Việt Nam mà là trên toàn thế giới.
Ông Tính đã chỉ ra cụ thể các công việc, vị trí trong ngành Công nghệ thông tin, các ngành học đang tuyển sinh cũng như triển vọng của nghề, để các bạn học sinh có những hiểu biết rõ ràng hơn về ngành, từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Cùng với đó sinh viên có cơ hội được đào tạo tại nước ngoài, trong đó, hướng đi du học Nhật Bản là con đường khả quan, nhanh chóng và có nhiều lợi ích nhất.
Còn ông Nguyễn Quyết - chuyên gia công nghệ thông tin, CEO VTI Education cho biết sự khan hiếm nhân sự công nghệ thông tin chất lượng hiện nay là câu chuyện có thật. Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẵn sàng dành mức đãi ngộ cực kỳ cao, như mức lương nghìn đô, cơ hội học tập, sinh sống tại nước ngoài, và tiềm năng phát triển lớn cho sinh viên du học. Do đó, công nghệ thông tin có thể tiếp tục sẽ là ngành hot của mùa tuyển sinh sắp tới.
Khó khăn trong thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở miền núi Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 lần đầu được đưa vào Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với tư cách không phải môn học mà là một hoạt động giáo dục đặc thù, bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều trường học ở khu vực miền núi lại gặp một số khó khăn khi triển khai thực hiện. Hoạt động trải nghiệm,...