Học xác suất, thống kê từ lớp 2 có quá sức học sinh?
Thông tin nội dung xác suất, thống kê được giảng dạy từ lớp 2 khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, một số giáo viên cho rằng phần kiến thức này không phức tạp.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Toán do Bộ GD&ĐT công bố, nội dung thống kê, xác suất được dạy xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 12.
PGS.TS Ngô Hoàng Long, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay trong 11 năm, học sinh được học những nội dung về xác suất và thống kê với chương trình mang tính đồng tâm và nâng cao dần.
Xác suất, thống kê ở bậc tiểu học
Ở lớp 2, phần thống kê gồm các nội dung thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu, đọc biểu đồ tranh, nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh.
Với nội dung này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản, đọc, mô tả được số liệu ở dạng biểu đồ tranh và nêu một số nhận xét.
Nội dung xác suất, thống kê được dạy ở lớp 2 trong chương trình mới. Ảnh chụp màn hình.
Về phần học xác suất, học sinh làm quen với khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của sự kiện, biết mô tả những hiện tượng liên quan các thuật ngữ có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một số thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.
Ở lớp 3, nội dung tương tự nhưng nâng cao hơn, phần biểu đồ chuyển thành biểu đồ bảng.
Video đang HOT
Lên lớp 4, ở phần thống kê, học sinh cần nắm thêm cách đọc, mô tả biểu đồ cột, biểu diễn số liệu vào biểu đồ cột, đồng thời hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ cột đã có.
Trong phần học về xác suất, các em cần biết kiểm đếm được số lần lặp lại khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản (ví dụ trong một vài trò chơi như tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín…).
Trong phần thống kê ở lớp 5, học sinh học nội dung tương tự nhưng về biểu đồ hình quạt tròn. Phần học xác suất hướng dẫn học sinh sử dụng được tỷ số để mô tả số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện trong một thí nghiệm so với tổng số lần thực hiện thí nghiệm đó ở những trường hợp đơn giản.
Như vậy, ở bậc tiểu học, một số giáo viên cho rằng nội dung xác suất, thống kê đơn giản, nhẹ nhàng, tạo nền tảng để các em nắm phần kiến thức phức tạp hơn ở bậc THCS và THPT.
Phụ huynh không nên hoang mang
Khi biết thông tin xác suất, thống kê được dạy từ lớp 2, nhiều phụ huynh lo lắng sẽ quá sức đối với con em họ. Đây là điều dễ hiểu khi trong chương trình hiện tại, xác suất, thống kê được tập trung ở chương trình lớp 11. Nó cũng là phần khó trong Toán học nếu đào sâu.
Tuy nhiên, trao đổi với Zing.vn, TS Đỗ Duy Hiếu, giáo viên dạy Toán tại Hà Nội, cho rằng việc dạy xác suất, thống kê từ lớp 2 không đáng lo. Đó là phần Toán học thực tế khá quan trọng và thú vị. Chẳng hạn, những kiến thức cơ bản về xác suất có thể giúp học sinh hiểu được sự việc có thể xảy ra hoặc không xảy ra, nếu xảy ra thì khả năng xảy ra cao hay thấp…
TS Đỗ Duy Hiếu cho rằng phụ huynh không cần lo lắng khi xác suất, thống kê được dạy từ lớp 2. Ảnh: NVCC.
Ông Hiếu nhận định tư duy của học sinh lớp 2 hoàn toàn có thể tiếp thu tốt những kiến thức sơ khai nhất của xác suất thống kê. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đưa một kiến thức cơ bản của xác suất, thống kê vào chương trình lớp 2.
Để dễ hình dung, thầy Hiếu ví dụ giáo viên gieo một con xúc xắc rồi cho học sinh trả lời số chấm xuất hiện. Bài tập này giúp các em hiểu về thống kê. Tiếp đến, họ có thể đặt một số câu hỏi như: “Khi gieo một con xúc xắc, có tất cả bao nhiêu khả năng có thể xảy ra? Có những khả năng nào có thể xảy ra? Liệu có thể xảy ra khả năng 7 chấm xuất hiện hay không?”.
“Tôi nghĩ phụ huynh và giáo viên không nên quá hoang mang vì nó chỉ là những kiến thức sơ khai nhất, phù hợp tư duy, độ tuổi của các con. Không những xác suất, thống kê, chúng ta cần đưa thêm các kiến thức Toán thực tế vào chương trình học”, TS Đỗ Duy Hiếu nói.
Cùng quan điểm, cô Nguyễn Hồng Mai, giáo viên tiểu học ở Lâm Đồng, cho rằng những nội dung xác suất, thống kê ở lớp 2 đơn giản, gần gũi.
Thực tế, trong chương trình hiện tại, học sinh lớp 4 đã được tiếp xúc kiến thức tương tự thông qua các bài tập dạng quan sát biểu đồ rồi cho biết lớp có bao niêu bạn thích bơi, bao nhiêu bạn thích nhảy dây.
Theo nữ giáo viên, nhiều người lo lắng vì chưa tìm hiểu kỹ, cảm thấy xác suất, thống kê là kiến thức phức tạp, xa vời với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tuy nhiên, cô khẳng định các em chỉ cần biết quan sát và biết đếm là có thể nắm nội dung này.
Theo Zing
Học toán xác suất và thống kê từ lớp 2: Liệu có bị quá tải?
Việc học sinh sẽ học toán xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 trong chương trình phổ thông mới khiến nhiều phụ huynh lo lắng sẽ quá tải đối với học trò.
PGS-TS Ngô Hoàng Long (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết chương trình môn toán ở chương trình phổ thông mới được tổ chức lại thành 3 mạch kiến thức chính, gồm: Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và đo lường; Thống kê và xác suất(đặc biệt chú trọng nội dung thống kê). Trong 3 mạch này, sự thay đổi lớn nhất so với chương trình hiện hành là Thống kê và xác suất.
Ở cấp tiểu học, kiến thức này chiếm 3% tổng thời lượng chương trình môn Toán và được nâng dần lên, đến cấp THPT chiếm khoảng 17-18 %.
Việc học sinh phải học xác suất và thống kê quá sớm khiến nhiều phụ huynh băn khoăn - Ảnh: Đặng Trinh
Việc học sinh phải học xác suất và thống kê quá sớm khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Trả lời việc học sinh sẽ học xác suất và thống kê như thế nào ở tiểu học, GS Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên chương trình môn Toán - Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cho rằng các bài học liên quan tới xác suất, thống kê ở lớp 2, lớp 3 nhìn qua các hoạt động học này khá đơn giản. Ví dụ khi chơi cá ngựa, mỗi lần gieo viên xúc sắc, sẽ có kết quả khác nhau, có thể mỗi lần gieo là 6, 5 nhưng có thể là 1, 2... Các thao tác đó cho các em khái niệm về sự "chắc chắn" hay "có thể". Hoặc những câu hỏi "mặt trời có thể mọc vào ban đêm không?" hay "Mặt trăng có mọc vào giữa trưa không? cũng được đưa vào SGK.
Bài học về "thống kê", ở lớp 2, trẻ có thể sẽ thực hiện các yêu cầu đi trong lớp để xem có bao nhiêu bạn đang có tẩy, bút chì, vở và ghi lại con số đã đếm. Đó là cách để trẻ làm quen với thao tác thu thập, kiểm đếm đơn giản.
Ông Đỗ Đức Thái cho rằng việc đưa xác suất, thống kê từ lớp 2 là cần thiết. Vấn đề quan trọng ở đây là mức độ và cách triển khai hoạt động học như thế nào phù hợp. Khái niệm ở khía cạnh khoa học thì có vẻ to tát, nhưng thực chất nó hết sức đơn giản.
Theo TS Nguyễn Đức Hoàng, Hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, khi nghiên cứu chương trình và một số sách giáo khoa toán viết theo chương trình mới thì những nội dung được cho là "xác suất", "thống kê" chỉ là những yêu cầu ở dạng đơn giản có trong cuộc sống hàng ngày mà trẻ tiếp thu được nhằm hình thành khái niệm ban đầu, khả năng quan sát, kiểm đếm, những nhận xét về quy luật tự nhiên trong cuộc sống.
Tuy nhiên, dưới góc độ giáo viên, một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp ở Hà Nội chia sẻ để dạy được các nội dung này không phải là điều dễ dàng. Thực tế, để dạy một thì phải biết mười, trong khi các thầy cô sinh năm 1990 trở về trước không được học về xác suất, thống kê trong chương trình phổ thông. Các thầy cô khác thì cũng lâu rồi không dùng đến các kiến thức liên quan đến xác suất. Để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, ngoài tập huấn, các thầy cô cũng phải tự học, tự đào tạo mình để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức.
Bên cạnh đó dạy học theo chương trình mới, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức lớp học theo các hoạt động để từ đó phát huy năng lực của học sinh, lĩnh hội tri thức mới. Các giáo viên phải có kiến thức khoa học, thực tiễn sâu sắc, có năng lực tổ chức lớp học.
Yến Anh
Theo nguoilaodong
Phản ứng của phụ huynh trước thông tin học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2: Người thảng thốt lo lắng, người ủng hộ nhiệt tình Sau khi biết thông tin học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới, các bậc cha mẹ đã có nhiều ý kiến trái chiều. Theo chia sẻ của PGS.TS Ngô Hoàng Long (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) với báo chí, chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới được tổ chức...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
22:56:11 31/03/2025
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sao châu á
22:50:06 31/03/2025
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
22:47:13 31/03/2025
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
22:42:25 31/03/2025
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
22:42:25 31/03/2025
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
20:36:40 31/03/2025