Học viện Tài chính tuyển sinh dựa vào kỳ thi quốc gia
Thông tin tuyển sinh từ Học viện Tài chính cho biết, năm 2015 trường sẽ xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, với 4240 chỉ tiêu.
Ảnh minh họa
Tổ hợp các môn thi để xét tuyển gồm: Toán, Vật lí, Hóa học; Toán, Văn, Tiếng Anh hoặc Toán, Vật lí, Tiếng Anh. Điểm trúng tuyển vào học viện sẽ theo từng ngành. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh xét điểm trúng tuyển riêng và môn Anh văn nhân hệ số 2.
Các chuyên ngành tuyến sinh và đào tạo của học viện gồm: Tài chính – Ngân hàng (gồm 10 chuyên ngành: Tài chính công, Thuế, Tài chính Bảo hiểm, Hải quan, Tài chính quốc tế; Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Định giá tài sản, Đầu tư tài chính, Phân tích chính sách tài chính); Ngành: Kế toán (gồm 3 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán, Kế toán công); Ngành: Quản trị kinh doanh (gồm 2 chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp; Marketing); Ngành: Hệ thống thông tin quản lý (chuyên ngành: Tin học Tài chính – Kế toán); Ngành: Kinh tế (gồm 3 chuyên ngành: Kinh tế nguồn lực tài chính, Kinh tế đầu tư tài chính, Kinh tế luật); Ngành: Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành: Tiếng Anh Tài chính – Kế toán).
Ngoài ra, năm 2015, Học viện Tài chính còn có chương trình đào tạo tiên tiến xét tuyển đối với thí sinh dự thi THPT quốc gia có tổng số điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Video đang HOT
Cụ thể có các Chương trình đào tạo tiên tiến sau:
Chương trình đào tạo tiên tiến Cử nhân thực hành Ngân hàng – Bảo hiểm, lớp học bằng tiếng Anh do giảng viên của Đại học Nam Toulon Var (Cộng hòa Pháp) và Học viện Tài chính phối hợp giảng dạy.
Chương trình đào tạo tiên tiến Cử nhân Thương mại Bcom; Lớp học bằng tiếng Anh do giảng viên của Đại học Victoria of Wellington (New Zealand) và Học viện Tài chính phối hợp giảng dạy.
Chương trình đào tạo tiên tiến Cử nhân Kế toán ứng dụng BSc; Lớp học bằng tiếng Anh do giảng viên của Đại học Đại học Oxford Brookes (Anh quốc) và Học viện Tài chính phối hợp giảng dạy.
Đối với các ngành đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học loại hình đào tạo chính quy (Tài chính – Ngân hàng, Kế toán), Học viện sẽ tổ chức xét tuyển theo phương thức xét tuyển điểm từ cao xuống thấp, đảm bảo chất lượng đầu vào và không tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp Cao đẳng nghề.
Thuỳ Minh
Theo VnMedia
Những đối tượng được tuyển thẳng vào Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã thông báo tuyển thẳng một số đối tượng học sinh vào các một số ngành học mùa tuyển sinh 2015.
Ảnh minh họa
Cụ thể là các đối tượng sau: Hoc sinh trương THPT Chuyên Ngoai ngư la thanh viên chinh thưc đôi tuyên tham dư ky thi chon hoc sinh gioi quôc gia, bao gôm ca hoc sinh lơp 11 năm hoc 2013 - 2014; Hoc sinh trương THPT Chuyên Ngoai ngư đat giai chinh thưc trong ky thi chon học sinh giỏi bâc THPT câp ĐHQGHN. Để được tuyển thẳng, hoc sinh thuôc các đôi tương trên phải thi đô ky thi THPT quôc gia năm 2015.
Các ngành sẽ xét tuyển thẳng gồm: Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Nga, Sư phạm Tiếng Nga, Ngôn ngữ Pháp, Sư phạm Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm Tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Sư phạm Tiếng Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Thời gian trường nhận hồ sơ tuyển thẳng tư 15/3/2015 đên 10/4/2015. Kêt qua trung tuyên co điêu kiên sẽ đươc công bô trên website cua Trường Đại học Ngoại ngữ trước ngày 20/4/2015.
Ngoài đối tượng được tuyển thẳng, đối tượng muốn tuyển sinh vào Đại học Ngoại ngữ năm 2015 phải làm Bài thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức, sau đó thí sinh phải thi thêm Bài thi Ngoại ngữ do Đại học Ngoại ngữ tổ chức để xét tuyển. Trường Đại học Ngoại ngữ xác định điểm sàn bài thi đánh giá năng lực theo từng ngành, sau đó lấy trúng truyển theo điểm bài thi ngoại ngữ từ trên xuống.
Trường sẽ tiến hành tuyển sinh trên cả nước với chỉ tiêu phân bổ cụ thể cho các ngành như sau: Ngôn ngữ Anh - 350 chỉ tiêu, Sư phạm tiếng Anh - 200 chỉ tiêu, Ngôn ngữ Nga - 50 chỉ tiêu, Sư phạm Tiếng Nga - 20 chỉ tiêu, Ngôn ngữ Pháp - 100 chỉ tiêu, Sư phạm tiếng Pháp - 25, Ngôn ngữ Trung Quốc - 125, Sư phạm Tiếng Trung Quốc - 25, Ngôn ngữ Đức - 80, Ngôn ngữ Nhật -125, Sư phạm Tiếng Nhật - 25 và Ngôn ngữ Hàn Quốc - 75.
Thông tin từ trường cũng cho biết, riêng ngành Ngôn ngữ Anh có các chuyên ngành: Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng do Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp đào tạo. Ngoài ra, Trường có đào tạo chương trình chất lượng cao ngành Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nhật.
Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên có cơ hội học ngành thứ 2 để lấy bằng đại học chính quy: ngành Kinh tế Quốc tế, ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Báo chí, ngành Khoa học quản lý và ngành Quốc tế học của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN; ngành Luật học của khoa Luật - ĐHQGHN; ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ.
Trường còn liên kết với Trường Đại học Southern New Hampshire (Hoa Kỳ) tuyển sinh khóa 4 theo hình thức 2 2 chương trình Cử nhân Kinh tế - Tài chính và Kế toán - Tài chính.
Sinh viên của Trường ĐH Ngoại ngữ được nhận học bổng thuộc ngân sách Nhà nước cấp theo các chế độ quy định. Ngoài ra, hàng năm Trường có hơn 200 học bổng ngoài ngân sách gồm tiền mặt và các chương trình du học, trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài do các cá nhân và tổ chức tài trợ dành cho sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên học tại Trường còn được tạo điều kiện vay vốn hỗ trợ học tập không lãi suất, không giới hạn số lượng sinh viên được vay.
Theo vnmidia.vn
Thí sinh được mang gì vào phòng thi Theo quy chế thi THPT quốc gia, thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat Địa lý Việt Nam... Thí sinh phải đăng ký dự thi và có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định...