Học viện máy bay không người lái: Ai được đăng ký, học phí bao nhiêu?
Học viện Drone chuyên đào tạo sử dụng các loại máy bay không người lái và cấp chứng chỉ vận hành đầu tiên tại Việt Nam vừa được thành lập tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Trình diễn thiết bị bay không người lái tại lễ công bố thành lập Học viện Drone sáng 19-9 – Ảnh: TR.HUỲNH
Người học sẽ biết cách khai thác, vận hành các dòng drone hiệu quả, an toàn; đồng thời có nhận thức đầy đủ về việc xin phép bay, khai thác ứng dụng drone ở Việt Nam theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
PGS.TS NGÔ KHÁNH HIẾU
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Ngô Khánh Hiếu – trưởng phòng Phòng thí nghiệm trọng điểm ĐH Quốc gia TP.HCM động cơ đốt trong – cho biết: “Học viện Drone là kết quả hợp tác giữa Phòng thí nghiệm trọng điểm ĐH Quốc gia TP.HCM động cơ đốt trong và Công ty máy bay không người lái AgriDrone Việt Nam.
Ngày nay, việc ứng dụng thiết bị bay trong đời sống rất nhiều và nhu cầu về ứng dụng drone trong dân sự hiện nay ở Việt Nam rất cao. Công nghệ về drone trên thế giới liên tục phát triển. Trong khi việc khai thác drone ở nước ta vẫn chưa được nhận thức đầy đủ đối với người sử dụng cả về quy chuẩn khai thác, vận hành drone cũng như quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về sử dụng drone”.
* Học viện Drone sẽ đào tạo phi công vận hành thiết bị bay ra sao?
- Sự phát triển của máy bay không người lái đã đạt được những bước tiến lớn. Do đó, nhu cầu về phi công vận hành máy bay không người lái ngày một tăng cao. Học viện Drone ra đời nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu xã hội. Flycam cũng chính là một dạng của drone. Hiểu đơn giản nó là một chiếc camera bay. Chúng ta sử dụng để chụp ảnh và quay video từ trên cao, giúp lấy được những hình ảnh rộng, bao quát, ấn tượng…
Trong khi đó, drone là các loại máy bay không người lái gồm nhiều kích thước, hình dạng và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Ngày nay, drone trở nên phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp (máy bay phun thuốc), công nghiệp, điện gió, năng lượng mặt trời, viễn thám, cứu hộ… để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã hội. Muốn sử dụng được các thiết bị bay này, người dùng cần phải được đào tạo.
* Ai sẽ theo học các khóa đào tạo tại Học viện Drone và thời gian cụ thể ra sao?
- Dự kiến đầu tháng 10-2020 học viện sẽ mở các khóa đào tạo, nghiên cứu ứng dụng thiết bị bay không người lái cho mục đích dân sự cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về giải pháp drone tại Việt Nam.
Video đang HOT
Khóa học dành cho những người yêu thích sử dụng các thiết bị bay không người lái. Các bạn trẻ lứa tuổi học sinh phổ thông trở lên là có thể đăng ký học. Thời gian đào tạo một tháng cho khóa cơ bản. Các khóa học chuyên sâu từng lĩnh vực sẽ lâu hơn. Mức học phí từ 4- 7 triệu đồng (có ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên).
* Việc cấp phép bay do Bộ Quốc phòng quản lý. Các chứng chỉ drone do học viện cấp được sử dụng làm gì, thưa ông?
- Học viện Drone hướng đến đào tạo chứng chỉ khai thác, vận hành drone theo bộ tiêu chuẩn quốc tế UTC (bộ tiêu chuẩn an toàn vận hành thiết bị bay không người lái) của DJI (hãng thiết bị bay không người lái nổi tiếng thế giới) cho cá nhân, tổ chức trong nước có nhu cầu sử dụng các dòng drone của DJI cho mục đích dân sự và theo quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam về khai thác drone cho mục đích dân sự.
Việc đào tạo chứng chỉ drone của Học viện Drone dựa trên các cơ sở pháp lý: bản quyền về bộ tiêu chuẩn quốc tế UTC của DJI cấp cho đối tác AgriDrone. Đội ngũ giảng viên đã được cấp chứng chỉ drone theo bộ tiêu chuẩn quốc tế UTC của DJI. Giấy phép bay ở khu vực sân bóng đá của nhà trường do Cục Tác chiến của Bộ Quốc phòng cấp cho mục đích thực hành, thi cấp chứng chỉ khai thác, vận hành bay drone.
Như vậy, khóa đào tạo chứng chỉ drone của Học viện Drone không có giá trị pháp lý liên quan đến việc cấp phép bay. Điều này sẽ được nêu rõ trong quy định đào tạo cấp chứng chỉ drone của Học viện Drone với người học.
Giải quyết vấn đề dân sinh
* Ngoài việc đào tạo, cấp chứng chỉ, Học viện Drone có tổ chức các hoạt động nghiên cứu ứng dụng drone?
- Với sự hỗ trợ về công nghệ drone của DJI từ đối tác AgriDrone, Học viện Drone sẽ là địa chỉ kết nối để áp dụng các công nghệ mới nhất về drone của DJI, các nhu cầu về ứng dụng drone cho các vấn đề dân sinh hiện nay ở Việt Nam.
Với môi trường kỹ thuật như Trường ĐH Bách khoa, các ứng dụng drone mang tính liên ngành hoàn toàn có thể được phối hợp giải quyết với các chuyên gia của nhà trường, để việc áp dụng công nghệ drone mới của DJI thông qua đối tác AgriDrone đem lại hiệu quả cao nhất có thể.
Như vậy, định hướng nghiên cứu ứng dụng của Học viện Drone là ứng dụng chuyển giao các công nghệ mới nhất về drone của DJI vào giải quyết các vấn đề dân sinh hiện nay của Việt Nam.
Thủ khoa đầu vào ĐH Bách khoa TP.HCM: Học giỏi nhưng lại cực kỳ khiêm tốn, hé lộ bí quyết làm bài tưởng khó mà "dễ như chơi"
Em Trần Công Huy Hoàng, cựu học sinh Trường THPT Châu Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là thủ khoa Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Đồng thời em cũng trở thành thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) ở phương thức xét tuyển này.
Suốt những ngày qua, cái tên Trần Công Huy Hoàng luôn nhận nhiều sự quan tâm, ngưỡng mộ và được báo chí nhắc đến. Theo đó, em đã vượt qua hơn 23.000 thí sinh dự thi để trở thành thủ khoa với 1.118 điểm (thang điểm 1.200). Với thành tích này, nam sinh này chính thức trở thành Thủ khoa Kỳ thi Đánh giá Năng lực của trường ĐH Quốc gia TP.HCM.
Bất ngờ trước thành tích đạt được
Chia sẻ cảm xúc sau khi trở thành thủ khoa tại kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL), Huy Hoàng cho biết, em cảm thấy vô cùng vui mừng và cũng rất bất ngờ. 10X này cho biết thêm, cùng sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, em cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô cũng những lời động viên, ủng hộ của gia đình.
Huy Hoàng tâm sự, ngay từ khi còn nhỏ, em luôn mơ ước được vào trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Bởi qua lời của người thân và các phương tiện truyền thông đại chúng, em thấy trường có chất lượng đào tạo tốt, cũng tạo ra nhiều sân chơi cho sinh viên thể hiện, khẳng định bản thân, học hỏi thêm kinh nghiệm.
Trước mỗi quyết định của bản thân, Huy Hoàng luôn nhận được sự động viên, ủng hộ từ gia đình.
Với mơ ước đó, Huy Hoàng đã đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa với 3 ngành là Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật ô tô và Kỹ thuật điện. Với thành tích đạt được trong kỳ thi ĐGNL, em đã may mắn đỗ nguyện vọng 1, ngành mà bản thân em yêu thích.
" Từ nhỏ em đã được tiếp xúc với máy tính, ngay khi bước vào tiểu học. Dần dần em nhận ra được những lợi ích mà máy tính có thể mang lại cho cuộc sống con người. Từ đó em luôn muốn trở thành một người có thể tạo ra những sản phẩm có thể hỗ trợ cho con người nhiều hơn trong cuộc sống", nam sinh đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu tâm sự.
Huy Hoàng cho hay, em sẽ cố gắng học tập thật tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, khoa và trường. Cậu bạn hào hứng chia sẻ: "Em sẽ cố gắng trau dồi chuyên môn lẫn các kỹ năng cần thiết vì đích đến của em sẽ tạo ra những sản phẩm về công nghệ thông tin có thể giúp ích cho con người, có ích cho xã hội. Chính vì vậy, em sẽ luôn cố gắng hết sức để có thể đạt được mục tiêu của mình".
Bí quyết học ít mà chất
Được biết, ngoài đạt thành tích cao tại kỳ thi Đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP.HCM, em cũng đạt 27,65 điểm khối A1 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Trong 3 năm cấp ba, Huy Hoàng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và đạt giải Nhì Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý khối 12.
Theo Huy Hoàng, yếu tố quan trọng nhất để đạt điểm cao trong các kỳ thi vẫn là trong quá trình học em luôn cố gắng tiếp thu các kiến thức cơ bản, từ đó học hỏi và phát triển lên những kiến thức nâng cao.
"Một người thầy của em vẫn luôn dặn dò em phải phát triển tư duy giải quyết bài toán chứ không quan trọng số bài tập mà mình đã vượt qua. Em luôn lấy lời đó làm kim chỉ nam cho phương pháp học tập của bản thân", Hoàng chia sẻ.
Bên cạnh đó, Huy Hoàng cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức khoẻ trước khi bước vào mỗi kỳ thi. Em luôn đi ngủ đúng giờ vì khi ngủ đủ giấc sẽ giúp nhớ bài tốt hơn và giúp não hoạt động một cách tốt nhất. Em cũng hay dành thời gian rảnh để ôn những câu toán logic. Khi làm bài cố gắng không mắc lỗi sai từng gặp.
Ngoài ra, em cũng cho biết thêm, việc phải học cách giữ bản thân bình tĩnh trong các kì thi cũng là điều vô cùng quan trọng.
Tân thủ khoa Huy Hoàng.
Chiến lược làm bài Đánh giá năng lực
Huy Hoàng cho biết, bài thi ĐGNL đòi hỏi phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều môn học. "Mấu chốt ở đây là phải có những kiến thức cơ bản của tất cả các môn, vì nếu đã có kiến thức cơ bản rồi thì khi có thêm dữ kiện của đề, mình sẽ có thể tìm ra câu trả lời, kể cả khi mình không chuyên về môn học đó".
Hoàng chia sẻ thêm, trong đê thi ĐGNL 2020 phần kiến thức khó nhất thuộc về môn Hoa hoc va Sinh hoc. Bởi vi 2 môn co lương kiên thưc nhiều va dan trai.
Huy Hoàng (đứng bên phải) chụp kỷ yếu cùng cô và bạn trong lớp.
Bật mí về chiến lược để làm tốt bài trong kỳ thi ĐGNL năm 2020, Trần Công Huy Hoàng cho biết, em luôn ưu tiên lam những câu dễ trước, câu khó sẽ để lại cuối cùng. Em cho rằng, nếu sai câu khó còn hơn bỏ qua câu dễ.
Đồng thời, nam sinh 10X này cũng quan niệm, khi đã hoàn thành các câu dễ thì sẽ thoải mái giải những câu khó hơn và dồn toàn tâm vào chúng. Ngoài ra, với những đê bài dài thi nên tóm tắt đề để dễ dàng xử lý dữ liệu đề bài đưa ra.
KTX ĐHQG TP. HCM bắt đầu tiếp nhận tân sinh viên Ký túc xá (KTX) ĐHQG TP. HCM bắt đầu tiếp nhận sinh viên vào lưu trú trong năm học mới. Dự kiến, có khoảng trên 10.000 tân sinh viên sẽ lưu trú tại đây trong năm học 2020-2021. Trung tâm Quản lý Ký túc xá (KTX) ĐHQG TP. HCM bát đầu tiếp nhận tân sinh viên kể từ ngày 11/9/2020. Đối với sinh...