Học viện Khoa học xã hội: Nhiều sai phạm trong đào tạo sau đại học
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hiện các dự án đầu tư, tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2015-2019.
Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) còn nhiều hạn chế, khuyết điểm về tuyển sai quy trình, chương trình và quản lý đào tạo.
Theo kết luận, giai đoạn 2015-2017, công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) còn nhiều hạn chế, khuyết điểm về tuyển sai quy trình, chương trình và quản lý đào tạo.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra một số vi phạm như: Quy trình đào tạo thạc sĩ thiếu quy định chi tiết về đối tượng, điều kiện dự thi, điều kiện bảo vệ luận văn, thâm niên công tác, thiếu quy định về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn; không ban hành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thiếu quy định về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác theo yêu cầu của từng ngành đào tạo, không quy định cụ thể về thời gian làm việc chuyên môn…
Đặc biệt, tại chương trình đào tạo thạc sĩ của Học viện Khoa học xã hội thiếu nội dung về chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành, còn trường hợp giảng viên hướng dẫn vượt số học viên cùng thời gian, học viên đăng ký ngành này nhưng được cấp bằng của ngành khác.
Thanh tra Chính phủ còn phát hiện một số hồ sơ học viên chương trình đào tạo còn thiếu sót, có trường hợp giảng viên không đủ điều kiện tham gia hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
“Có nghiên cứu sinh đề xuất đề tài nghiên cứu không nằm trong danh mục nghiên cứu. Sổ cấp phát văn bằng còn tẩy xóa, sửa chữa, thiếu thông tin về nghiên cứu sinh” – trích kết luận của Thanh tra Chính phủ
Video đang HOT
Theo cơ quan thanh tra, trách nhiệm trong công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phụ trách công tác đào tạo và Học viện Khoa học xã hội thời kỳ 2015-2019.
Từ đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam qua các thời kỳ trong giai đoạn 2015-2019; yêu cầu Học viện Khoa học xã hội bổ sung đầy đủ quy trình đào tạo; kiểm tra, làm rõ những trường hợp tẩy xóa, sửa chữa trên sổ cấp phát văn bằng, xử lý theo quy định nếu có sai phạm…
'Hãy biến môn lịch sử trở thành môn học hấp dẫn, hứng thú với cả người dạy và người học'
Lịch sử sẽ trở thành môn tự chọn thay vì bắt buộc ở bậc THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới đang là đề tài được trao đổi và bàn luận rất nhiều trên các diễn đàn.
Phóng viên Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS sử học Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phóng viên: Thưa PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, chắc hẳn mấy ngày gần đây ông đã nghe và có lẽ cũng đã được hỏi nhiều về việc môn Lịch sử sẽ trở thành môn học tự chọn ở bậc THPT, là một người đã gắn bó với sử học 30 năm có lẻ, đồng thời lại hiệu trưởng ngôi trường có môn Chuyên Sử ông cảm thấy như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Khi chọn lịch sử làm nghề của mình là tôi chọn một con đường đi sẽ giúp mình trải nghiệm nhiều thứ, sẽ học được nhiều điều trong tương lai từ lịch sử. Đặc biệt, từ kiến thức lịch sử sẽ cho việc học tập, nghiên cứu liên ngành, xuyên ngành rất tốt, như ngôn ngữ học, văn học, chính trị học, xã hội học... Nhiều người cho rằng đây là ngành ko hấp dẫn lắm, thế nhưng đến bây giờ sau hơn 30 năm là một nhà giáo giảng dạy môn lịch sử tôi cảm thấy rất hài lòng. Nếu cho lựa chọn lại thì tôi vẫn lựa chọn là thầy giáo dạy sử.
Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn có khối chuyên Sử khi nghe tin môn lịch sử là môn tự chọn nhiều em học sinh và thầy cô rất băn khoăn, khá buồn và khó hiểu. Tuy nhiên, trong chương trình giáo dục mới, nhà trường vẫn và sẽ có sự trao đổi, định hướng để các em sẽ lựa chọn môn lịch sử. Học sinh và sinh viên Nhân văn mà không hiểu lịch sử thì nói gì đến tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam, tự hào Nhân văn. Tôi tin vào thế hệ trẻ của Nhà trường với môn lịch sử và chắc chắn các em vẫn và sẽ yêu thích môn lịch sử.
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - Hiệu trưởng Trường chuyên KHXH & NV, thuộc Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc GIa Hà Nội
Phóng viên: Với tư cách là một nhà giáo, nhà khoa học về lịch sử, theo quan điểm của ông, sẽ ra sao khi lịch sử trở thành môn tự chọn?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Từ xưa đến nay trong nền giáo dục Việt Nam người ta rất coi trọng lịch sử vì lịch sử thuộc môn khoa học xã hội và nhân văn giàu tính định hướng giáo dục, nhất là giáo dục về ý chí, bản lĩnh và khát vọng của con người Việt Nam, truyền thống Việt Nam. Cái đó nó trở thành giá trị, mạch nguồn và sức sống mãnh liệt của quốc gia, dân tộc. Ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... họ rất coi trọng lịch sử và môn học lịch sử trở thành môn bắt buộc trong trường học, nhất là cấp THPT.Từ truyền thống đến hiện tại và tương lại là dòng chảy xuyên suốt được các thế hệ hiểu, vun bồi và có trách nhiệm với thế hệ đi trước. Điều này các nhà hoạch định chiến lược giáo dục Việt Nam nên tham khảo và cần học hỏi.
Đối với Việt Nam, tinh thần, ý chí, quyết tâm dựng nước, giữ nước là những trang sử vẻ vang, là truyền thống hào hùng của dân tộc. Từ truyền thống vẻ vang đó, nó giúp ta có thêm ý chí, khát vọng và bản lĩnh đó để nâng cao hơn nữa uy tín, tiềm lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để làm được điều đó thì nhất thiết cần phải hiểu biết lịch sử, tôn trọng lịch sử và trân trọng lịch sử.
Hiện nay, giáo dục THPT coi môn lịch sự là môn tự chọn và nếu ta căn cứ vào quá trình học tập cũng như kết quả thi cử trong thời gian vừa qua với môn lịch thì tôi thiết nghĩ môn lịch sử sẽ là môn rất rất ít người học lựa chọn. Điều này chắc chắn sẽ diễn ra và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến một lớp thế hệ trẻ trống rỗng về kiến thức lịch sử. Khi kiến thức về lịch sử rất ít hoặc không có mà sau này học cao lên bậc đại học phải học các môn bắt buộc như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của lịch sử dân tộc), Tư tưởng Hồ Chí Minh... thì vô cùng nguy hiểm cho việc hiểu biết, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách, những người lãnh đạo cần phải đặc biệt quan tâm.
Vì vậy, theo tôi chúng ta phải nghiêm túc xem xét lại việc đặt môn lịch sử sao cho đúng và cho trúng trong chương trình giáo dục THPT hiện nay.
Phóng viên: Vậy thì đúng và trúng ở đây là gì thưa PGS?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Đúng ở đây là không nên coi lịch sử là môn học tự chọn mà lịch sử phải là môn học bắt buộc bằng khối lượng kiến thức phù hợp. Còn trúng là phải coi môn lịch sử là môn hình thành nhân cách con người, hình thành hệ tư tưởng, nhất là khi chúng ta phải đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay; đang phải nhận diện chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trong thời kỳ mới; tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
PV: Chúng ta đã nói rất nhiều về việc học sinh không thích học lịch sử là do môn học này khô khan, với quá nhiều con số, là môn học thuộc không cần phải tư duy, ông có nghĩ như vậy không?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Theo tôi, không phải các em không thích lịch sử mà chưa thích môn học này. Môn học này cũng không phải khô khan, khó hiểu đâu mà theo tôi rất hấp dẫn vì rất nhiều người học sau khi tôi lên lớp thì họ phản hồi rằng môn lịch sử rất hay, rất thú vị. Tuy vậy, học trò không thích, hay chưa thích môn lịch sử thì có vô số các nguyên nhân, nhưng theo tôi có mấy nguyên nhân chính: Đội ngũ các thầy cô giáo chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, kỹ thuật thi và đánh giá; sách giáo khoa còn mang nặng tính hàn lâm; nhất là môn Lịch sử chưa thật sự được coi trọng trong các nhà trường...
Mô hình Lịch sử lớp 11 do các bạn học sinh trường THPT Lương Thế Vinh - Q.1 tự làm và sáng tạo (ảnh minh họa)
Điều đặc biệt phải lưu tâm là đội ngũ thầy cô giáo dạy môn Lịch sử cấp học THCS ở nhiều nơi là những giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân, Địa lý... kiêm dạy cả môn Lịch sử.
Đây là nguyên nhân căn cốt làm cho học sinh không thích thú, dị ứng với môn học này. Và tôi cũng tin chắc rằng, trong thời gian tới nếu không được điều chỉnh thì vấn đề này sẽ còn trầm trọng hơn.
Vai trò của thầy cô trong giảng dạy là yếu tố quyết định đến chất lượng và sự hứng thú của người học. Cần đào tạo đội ngũ thầy cô giáo dạy môn lịch sử một cách bài bản, nhất là phương pháp giảng dạy lịch sử trong thời đại công nghệ số. Bên cạnh đó, thầy cô giáo dạy môn lịch sử phải đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng, nhất là cấp học THCS.
Cùng với đội ngũ thầy cô giáo thì chương trình sách giáo khoa, cách kiểm tra, đánh giá cũng cần phải thay đổi cách tiếp cận. Thời gian qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong đổi mới về sách giáo khoa, tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được, vẫn mang nặng tính hàn lâm, thông tin sự kiện. Bên cạnh đó hoạt động phim ảnh hỗ trợ về học lịch sử của chúng ta chưa nhiều, chưa đặc sắc, chưa ấn tượng.
Lịch sử là những câu chuyện được kết nối một cách logic nó giống một bộ phim dài tập. Vì vậy, người viết sách giáo khoa sẽ phải xây dựng cốt truyện khách quan, khoa học, cụ thể nhưng luôn có tính linh hoạt trong dẫn dắt để phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi.
Phóng viên: Trước đây Lịch sử là môn bắt buộc mà nhiều học sinh còn thờ ơ không thích thì việc lịch sử trở thành môn lựa chọn có lẽ gặp nhiều thách thức hơn, theo ông cần có những giải pháp nào?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Theo tôi, cần phải biến môn lịch sử trở thành môn học hấp dẫn và hứng thú với cả người dạy và người học. Hãy cùng tìm cách, cùng tháo gỡ để môn lịch sử trở thành môn học hấp dẫn với người học và hứng thú với người dạy đó là điều quan trọng hơn cả, cần quan tâm hơn cả trong lúc này. Khi lịch sử trở thành môn học hứng thú, yêu thích thì lựa chọn hay môn bắt buộc không quan trọng vì lịch sử sẽ vẫn có chỗ đứng đặc biệt của nó. Cho nên, khi chưa làm được điều này mà để lịch sử trở thành môn học lựa chọn sẽ là chưa phù hợp.
PV: Trân trọng cảm ơn PGS!
Trường đại học tăng chỉ tiêu, mở thêm ngành mới Các trường đại học tiếp tục công bố phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2022. Trong đó, có trường tăng chỉ tiêu, mở thêm ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2022 tại Cần Thơ. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN Học viện Ngoại giao vừa có thông báo tuyển...