Học viên Học viện Múa Việt Nam vui mừng ngày cầm bằng tốt nghiệp
Ngày 29/4, hơn 100 sinh viên tại Học viện Múa Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức THPT và bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp đợt 1.
Cụ thể, hơn 100 học viên thuộc 11 lớp của các khóa K2 Kịch múa, K3 Kịch múa, K4 Kịch múa và K5 Dân tộc đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức THPT và bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp đợt 1.
Học viện Múa Việt Nam.
Từ 8h sáng 29/4, toàn bộ học viên đã tập trung tại phòng Đào tạo, Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế để kí nhận hai loại giấy tờ trên.
Rất nhiều học viên tập trung trước phòng Đào tạo, Quản lí khoa học và hợp tác quốc tế để kí nhận bằng tốt nghiệp cùng giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Ảnh: Hoàng Chiến.
9h30 cùng ngày, buổi lễ phát bằng được diễn ra tại Hội trường C của Học viện múa Việt Nam trong sự chờ đợi của tất cả học viên và phụ huynh.
Em Nguyễn Hoàng Linh, học viên lớp Kịch múa K4 cho biết, đã mong chờ ngày này từ khi có sự vào cuộc của Bộ GD-ĐT. Sau khi nhận được thông báo của Học viện, cả em cùng gia đình vô vùng vui mừng vì sau bao ngày chờ đợi đã được cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay. Dù chưa có định hướng gì trong thời gian sắp tới nhưng Linh cho biết sẽ cố gắng để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.
Còn em Ngô Hiểu Phương, học viên lớp kịch múa K3 chia sẻ: “Trước đấy, khi biết thông tin sẽ không được nhận bằng tốt nghiệp THCS và THPT, chúng em thấy rất lo lắng và hoang mang. Đến bây giờ khi đã được nhận bằng rồi bản thân em mới thấy vui vẻ và yên tâm vì những năm học qua mình không bỏ phí”.
Lễ trao bằng tốt nghiệp diễn ra lúc 9h30 tại Hội trường C, Học viện Múa Việt Nam
Video đang HOT
Đến với buổi lễ trao bằng cho các học viên còn có rất nhiều bậc phụ huynh. Chị Phạm Hạnh (46 tuổi, Hà Nội), phụ huynh của học viên lớp K4 Kịch múa: “Gia đình tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì cuối cùng công sức học tập của các con cũng đã được đền đáp. Dù sao các con cũng mất công học tập, bố mẹ nào rất mong muốn các con có bằng cấp đầy đủ để bước ra ngoài có nhiều cơ hội hơn. Ngày hôm nay cũng có nhiều phụ huynh muốn đến chung vui cùng các con nhưng do điều kiện ở xa không thể đến được”.
Còn chị Hoàng Thị Chung (44 tuổi, Hà Nội) cũng chia sẻ: ” Tôi bỏ cả công việc buổi sáng để đến đây chúc mừng con. Từ khi có thông báo đến nay, cả con và bố mẹ đều rất phấn khởi. Bao nhiêu lo lắng, bức xúc và đấu tranh cho các con giờ cũng được bù đắp hết rồi”.
Một phụ huynh khác dù có con gái tốt nghiệp đợt 2 nhưng cũng có mặt tại buổi lễ để chia sẻ niềm vui cùng các phụ huynh khác. Chị cho biết: “Đây là kết quả mà đương nhiên các con được nhận, trong đó cũng là công sức rất lớn của nhà trường, của Bộ GD-ĐT, Bộ VHTTDL. Năm nay đối với tôi cũng là một năm may mắn khi chứng kiến con gái đã có đầy đủ các loại bằng cấp. Niềm vui này không chỉ của riêng gia đình tôi mà còn của rất nhiều bậc phụ huynh khác cùng toàn bộ các thầy cô”.
Quyết định này của Học viện múa Việt Nam đánh dấu sự chấm dứt những vướng mắc tồn đọng từ năm 2012. Đây cũng là kết quả chỉ đạo kịp thời của các bộ ngành liên quan, toàn bộ cán bộ của Học viện Múa Việt Nam cùng phụ huynh, học viên của Học viện.
Trước đó, dư luận xôn xao trước việc 325 học viên của Học viện Múa Việt Nam (trước đó là trường Cao đẳng múa Việt Nam) từ K40 đến K43 đang học hệ trung cấp và sinh viên từ K2 đến K6 đang học hệ cao đẳng không được nhận bằng THCS, THPT sau nhiều năm học tập tại trường.
Theo đó, khi học xong lớp 6, các học sinh này được Học viện Múa Việt Nam tuyển sinh vào hệ trung cấp, cao đẳng. Giai đoạn học tập tại trường, các em được học song song cả chuyên môn múa và chương trình văn hoá.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2020, Học viện Múa Việt Nam thông báo tới học viên sẽ phải thi trung cấp để ra trường. Các học viên này có nguy cơ không thể lấy được bằng THCS, THPT bởi Học viện Múa Việt Nam đã không liên kết với Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, dẫn tới việc toàn bộ học viên không có mã số định danh.
Nhận được thông tin phản ánh của báo chí, ngày 1/4, Bộ VHTTDL đã gửi văn bản số 1016/BVHTTDL-ĐT, đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét, cho phép Học viện Múa Việt Nam: cấp Bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh đã hoàn thành Chương trình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp và đạt kết quả theo quy định tại kỳ thi chuyển giai đoạn của Học viện.
Đồng thời, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành các môn văn hoá THPT trong Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp, nhóm ngành Múa cho học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo tại học viện Múa Việt Nam (Theo Quyết định số 92/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ VH-TT) cho học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo tại Học viện Múa Việt Nam.
Sáng ngày 2/4, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã có buổi làm việc với Học viện Múa Việt Nam về việc chuẩn bị cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp cho học viên trường này.
Đến ngày 8/4, Học viện Múa Việt Nam ra quyết định số 73/TB-HVMVN về việc cấp bằng tốt nghiệp THCS cho học sinh theo học tại trường.
Ngày 27/4, Học viện Múa Việt Nam tiếp tục ra thông báo về việc tổ chức cấp Giaays chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT và bằng tốt nghiệp trung cấp Đợt 1 cho hơn 100 học viên.
325 phụ huynh trường Múa kêu cứu: Bất an vì 'tháo gỡ' xong học sinh vẫn '2 không'
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản cho phép Học viện Múa Việt Nam tự in phôi bằng và cấp bù bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh nhưng nhiều phụ huynh vẫn bày tỏ nỗi lo vì con họ vẫn "2 không".
Học sinh Học viện Múa Việt Nam trả lời phỏng vấn các nhà báo - ẢNH QUÝ HIÊN
Như Thanh Niên đã đưa tin, chiều tối 1.4, Bộ GD-ĐT đã có Công văn số 1261/BGDĐT- GDTrH trả lời Bộ VH-TT-DL về việc tháo gỡ vướng mắc trong công tác đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên Học viện Múa Việt Nam (gọi tắt là trường Múa).
Bộ GD-ĐT đồng ý để trường Múa được in phôi bằng và in bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho những trường hợp đã hoàn thành đầy đủ chương trình theo Quyết định số 92/2004/QĐ-BVHTT của Bộ VH-TT-DL ban hành ngày 1.10.2004.
Tuy nhiên, công văn không đề cập việc giải quyết thế nào về vấn đề cấp bằng THCS và bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh, mà chỉ cho phép trường Múa được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho những em đã hoàn thành chương trình (mà Bộ GD-ĐT đã quy định).
Lo học sinh sẽ khốn đốn vì không có bằng văn hóa
Trao đổi với báo chí, nhiều phụ huynh cho biết, họ thất vọng về đề xuất của Bộ VH-TT-DL (với Bộ GD-Đ), vì thế, dù Bộ GD-ĐT nhanh chóng đồng ý với các đề xuất này nhưng việc đó không giải tỏa được hết nỗi lo của các phụ huynh.
Rốt cục, 273 học sinh trường Múa vẫn sẽ không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT. Ngoài ra, hàng chục học sinh khác đang học cũng sẽ đối diện với nguy cơ này khi học xong.
Theo bà Phạm Thị Thanh Thủy, một phụ huynh có con đang học trường Múa, nội dung "tháo gỡ" của Bộ GD-ĐT (trên cơ sở đề xuất của Bộ VH-TT-DL) chỉ giải quyết vấn đề ngắn hạn, có tính chất xoa dịu dư luận.
Còn giá trị pháp lý của bằng trung cấp chuyên nghiệp mà trường Múa cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như trong các quy định về tuyển dụng lao động của nhà nước như thế nào, các phụ huynh đều thấy mơ hồ.
Đặc biệt, các văn bằng cốt lõi xác định trình độ học vấn mà một công dân cần có khi vào đời là bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, thì các học sinh trường Múa vẫn sẽ không được cấp. Quan trọng nhất là học sinh cần phải có bằng tốt nghiệp THCS.
Bởi dẫu có được xác nhận đã học hết chương trình THPT, học sinh muốn dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT, điều kiện cứng về hồ sơ là các học sinh phải có bằng tốt nghiệp THCS. Hệ lụy lâu dài khi học sinh không có bằng tốt nghiệp THCS là không thể lường hết được. Sau này, học sinh sẽ khốn đốn vô cùng vì không thể giải thích được hết với các cơ quan chức năng khi gặp vấn đề liên quan.
"Tuổi nghề múa rất ngắn, các con chỉ làm nghề múa khi còn trẻ. Về sau, các con muốn học hoặc chuyển sang ngành khác, thì làm thế nào? Đơn cử, sẵn có nghề múa, các con muốn rẽ ngang sang dạy mầm non thì sẽ phải học thêm sư phạm mầm non. Nhưng ai cho các con thi vào sư phạm mầm non khi không có bằng tốt nghiệp THCS lẫn THPT?", bà Thủy phân tích.
Phụ huynh Đỗ Thị Bích Ngọc cho rằng, nếu giờ bắt học sinh trường Múa đã học xong (nhưng chưa được cấp bất kỳ văn bằng nào) quay lại học phổ thông mới cho xét tốt nghiệp THCS và thi tốt nghiệp THPT là một sự bất công, do các con giờ đã quá lứa tuổi học phổ thông.
"Còn với học sinh đã học xong lớp 9 tại trường Múa, các con cần được tổ chức học bù và cấp bằng THCS để đủ điều kiện đăng ký học tiếp THPT ở các trường THPT hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh đang học lớp 7, 8, 9 tại trường Múa được học văn hóa đầy đủ như học sinh các trường phổ thông, được cấp mã định danh để các con được xét tốt nghiệp THCS", bà Ngọc đề xuất.
Bộ GD-ĐT "gỡ rối" trên cơ sở đề xuất của Bộ VH-TT-DL
Trao đổi với Thanh Niên sáng 2.4, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, giải thích sở dĩ Công văn số 1261 của Bộ GD-ĐT không đề cập phương án giải quyết như thế nào với hàng trăm học sinh trường Múa không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT là bởi Bộ VH-TT-DL không đặt ra vấn đề này.
"Công văn của Bộ VH-TT-DL gửi Bộ GD-ĐT chỉ đề xuất 2 việc, một là cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, hai là cấp giấy chứng nhận hoàn thành các môn văn hoá THPT cho học sinh, nên Bộ GD-ĐT chỉ trả lời 2 việc đó", ông Độ nói.
Trước lo lắng của phụ huynh trường Múa, ông Độ góp ý, phụ huynh nên đề xuất với trường Múa, trường Múa kiến nghị lên Bộ VH-TT-DL, Bộ VH-TT-DL làm việc với Bộ GD-ĐT, từ đó Bộ GD-ĐT mới có thể cho ý kiến.
Theo ông Độ, vấn đề này có thể giải quyết theo hướng rà soát, xem xét khối lượng kiến thức văn hóa mà học sinh trường Múa đã được học (theo đề án đào tạo của trường Múa mà Bộ VH-TT-DL đã phê duyệt thông qua Quyết định 92/2004/QĐ-BVHTT ngày 1.10.2004).
"Đây là một chương trình tích hợp nên không tương đương với chương trình phổ thông. Muốn xét tốt nghiệp THCS, các em phải được học bổ sung đủ khối lượng kiến thức đã được quy định thì mới được đưa vào diện xét cấp bằng. Cho nên, phải rà soát xem chương trình học của các em, trên cơ sở đó mới làm việc với phòng GD-DT để tổ chức xét được", ông Độ cho biết.
Với học sinh có nhu cầu được cấp bằng tốt nghiệp THPT cũng vậy, các em phải được học đủ khối lượng kiến thức chương trình THPT, phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp chung với học sinh THPT của cả nước để được cấp bằng.
"Phải xem lại đề án để xem các em còn thiếu những gì, cần học bổ sung những gì. Việc này cần có sự hỗ trợ của một trung tâm giáo dục thường xuyên, nơi tổ chức cho các em học bổ sung và là nơi để các em đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT chung với học sinh cả nước vào cuối năm học", ông Độ chia sẻ.
Hơn 300 học sinh trường múa kêu cứu: Trách nhiệm thuộc về ai? Đại diện Học viện Múa Việt Nam đã có những giải đáp liên quan việc cấp bằng cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều khúc mắc vẫn chưa được tháo gỡ triệt để. Sáng 2/4, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã làm việc với Học viện Múa Việt Nam về việc chuẩn bị cấp bằng trung...