Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tuyển 150 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vừa thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2021.
Cụ thể, các ngành tuyển sinh gồm: (1) Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; (2) Mỹ học; (3) Chủ nghĩa xã hội khoa học; (4) Tôn giáo học; (5) Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc; (6) Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; (7) Kinh tế chính trị; (8) Kinh tế phát triển; (9) Quản lý kinh tế; (10) Chính trị học; (11) Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; (12) Hồ Chí Minh học; (13) Xã hội học; (14) Văn hóa học; (15) Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 là 150 chỉ tiêu.
Về hình thức và thời gian đào tạo, với hệ chính quy tập trung sẽ là 36 tháng đối với người có bằng thạc sĩ; 48 tháng đối với người có bằng đại học.
Với hệ chính quy không tập trung, thời gian đào tạo sẽ là 48 tháng đối với người có bằng thạc sĩ và 60 tháng đối với người có bằng đại học.
Hình thức tuyển sinh là xét tuyển, dự kiến vào tháng 10/2021.
Ảnh: Thanh Hùng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 15/9/2021 tại địa chỉ: Tầng 9 Nhà A17, Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 419 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Học viện không nhận hồ sơ gửi qua đường bưu điện; không hoàn trả hồ sơ sau khi nộp. Kinh phí xét tuyển là 2 triệu đồng/ứng viên. Sau khi xét duyệt hồ sơ, Học viện sẽ thông báo cụ thể đến từng ứng viên.
Vì sao điểm sàn khối ngành Khoa học Xã hội chỉ có từ 15 điểm trở lên?
Một số ngành thuộc nhóm khoa học cơ bản như: Triết học, Sử học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Văn hóa học, Tôn giáo học... có mức điểm sàn nhận hồ sơ là 15, liệu đây có phải là ngành học đã lỗi thời?
Video đang HOT
GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, giáo dục STEM (thiên về công nghệ-kỹ thuật) đã chuyển sang STEMA (công nghệ-kỹ thuật trong sự hài hòa với nhân văn-nghệ thuật) ở hầu hết các quốc gia. Điều đó cho thấy lĩnh vực xã hội và nhân văn thực sự có vai trò và vị thế trong xã hội số hiện nay.
GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Phóng viên: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (điểm sàn) đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với mức từ 15 - 20 điểm. Theo ông, thí sinh có mức điểm như thế nào so với điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển để có cơ hội đỗ cao?
GS.TS Hoàng Anh Tuấn: Có mấy tham số để thí sinh tham khảo nếu đã đăng ký hoặc đang cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng vào trường Nhân văn:
- Chỉ tiêu tuyển sinh của Nhà trường năm 2020 không biến động gì nhiều so với năm 2019;
- Sơ bộ cho thấy tổng nguyện vọng đăng ký vào các ngành của trường năm nay cũng không thay đổi đáng kể so với năm ngoái (theo số liệu của đợt đăng ký đầu tiên);
- Phổ điểm toàn quốc đối với các tổ hợp xét tuyển thuộc khối D và khối C (hai khối chủ lực trong tuyển sinh của Nhà trường) năm nay có "tươi" hơn năm ngoái nhưng căn bản nhỉnh hơn trung bình vào khoảng 0,5 đến 1,5 điểm...
Như vậy, các em có thể tạm tính "một cách cơ học" là điểm chuẩn vào trường Nhân văn năm nay có thể bằng hoặc tăng hơn so với năm ngoái từ 0,5 đến 1,5 điểm.
Riêng 03 chương trình mới mở năm nay chưa có tham số năm trước để làm căn cứ: Hàn Quốc học sẽ "nóng" vì số nguyện vọng cao; Văn hóa học và Quốc tế học (hệ xã hội hóa) đến nay khá "dễ chịu" vì số hồ sơ còn tương đối thấp.
Tất nhiên, có một biến số mà các em sẽ phải lường tính: sẽ có những điều chỉnh nguyện vọng vào những ngày cuối tháng 9 này. Tuy nhiên, kinh nghiệm những năm qua cho thấy, việc điều chỉnh nguyện vọng thường không quá nhiều.
Phóng viên: Những ngành học đặc thù và tiềm năng phát triển trong tương lai như Tôn giáo học, Thông tin & Thư viện, Nhân học, Lưu trữ học, Lịch sử, Khoa học quản lý... lại có mức điểm sàn nhận hồ sơ chỉ từ 15 điểm, vì sao vậy thưa ông? Cơ hội việc làm của những ngành học này như thế nào?
GS.TS Hoàng Anh Tuấn: Điểm sàn là "chỉ dấu" để các em biết về mức độ mật tập của hồ sơ vào từng ngành. Điểm sàn của trường Nhân văn năm nay dao động từ 15 điểm (chủ yếu đối với tổ hợp khối A), 16-17 điểm (đối với phần lớn tổ hợp khối D), và 19-20 điểm (đối với các tổ hợp khối C). So với năm 2019, điểm sàn có nhích lên ở một số ngành, nhưng phần lớn thì ổn định.
Ngưỡng điểm sàn 15 chủ yếu rơi vào tổ hợp khối A và khối D ở một vài ngành đặc thù, một số ngành khoa học cơ bản, một số chương trình xã hội hóa (hệ xã hội hóa có trung bình 20-30% môn học bằng ngoại ngữ).
Về một số ngành thuộc nhóm khoa học cơ bản như Triết học, Sử học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Văn hóa học, Tôn giáo học... gần đây không hấp dẫn thí sinh vì sự biến đổi xã hội và những biến động trong thị trường lao động.
Đối với những ngành này, quan điểm chung của Nhà trường là cân nhắc giảm chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm nhưng vẫn phải tiếp tục quan tâm đầu tư để duy trì chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội và hệ thống chính trị, khoa học của đất nước.
Triển vọng việc làm của các ngành này nhìn chung khá ổn do số lượng sinh viên theo học không quá đông. Đặc biệt, với nền tảng kiến thức và hệ phương pháp linh hoạt được cung cấp, các em hoàn toàn có thể tìm kiếm công việc sau khi tốt nghiệp một cách tương đối dễ dàng.
Trường Nhân văn tuyển một số lượng nhỏ thí sinh khối A vào một số ngành, trong khi một số ngành chỉ tuyển khối D để đảm bảo điều kiện ngoại ngữ căn bản cho việc học tập. Tất nhiên, chúng ta đều biết là điểm chuẩn luôn cao hơn nhiều so với điểm sàn.
Các thí sinh hãy chọn một ngành mình yêu thích nhất hoặc phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của mình nhất để theo học.
Phóng viên: Với thời cuộc số hóa theo cách mạng công nghiệp 4.0 thì những ngành học Khoa học Xã hội & Nhân văn sẽ thay đổi như thế nào để đáp ứng, thưa ôn?
GS.TS Hoàng Anh Tuấn: Nói đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, người ta thường nghĩ ngay đến lợi thế của khối kỹ thuật và công nghệ. Đúng là kỹ thuật và công nghệ rất quan trọng trong xã hội 4.0, song khoa học xã hội và nhân văn đang cho thấy tầm quan trọng và vị trí không thể thiếu của nó trong thế giới vạn vật kết nối, dữ liệu lớn và tự động hóa.
Chẳng hạn, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã bàn nhiều đến vai trò tối quan trọng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn như triết học, đạo đức, nghệ thuật, lịch sử...trong xu thế chuyển đổi của xã hội số hiện nay.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, giáo dục STEM (thiên về công nghệ-kỹ thuật) đã chuyển sang STEMA (công nghệ-kỹ thuật trong sự hài hòa với nhân văn-nghệ thuật) ở hầu hết các quốc gia. Điều đó cho thấy lĩnh vực xã hội và nhân văn thực sự có vai trò và vị thế trong xã hội số hiện nay.
Vì vậy, các trường đại học khối khoa học xã hội và nhân văn đã nhận thức đầy đủ xu hướng và quyết liệt đổi mới nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy-học để tận dụng lợi thế này. Đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp sẽ có trong tay ít nhất ba tiêu chí: vững chuyên môn, chắc kỹ năng, mạnh hội nhập.
Phóng viên: Giáo sư có chia sẻ gì với các thí sinh muốn theo học ngành Khoa học Xã hội?
GS.TS Hoàng Anh Tuấn: Trong những ngày gần đây, bộ phận tư vấn tuyển sinh của Nhà trường nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến ngành - nghề liên quan đến lĩnh vực đào tạo của Nhà trường.
Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm nay, Nhà trường đã biên tập cuốn "Cẩm nang khoa học xã hội và Nhân văn: ngành - nghề và xu hướng" để giới thiệu về 27 ngành đào tạo bậc cử nhân hiện nay. Các em chịu khó tham khảo để hiểu rõ về ngành mình yêu thích, từ nội dung đào tạo đến cơ hội việc làm tương lai.
Tại thời điểm các em đang cân nhắc việc điều chỉnh để "chốt" nguyện vọng vào ngành/trường, tôi xin phép chia sẻ với các em một điều rất nhỏ nhưng tôi luôn tâm niệm khi làm giáo dục. Ông cha ta nói rằng "nhất nghệ tinh - nhất thân vinh", câu nói này vẫn nguyên giá trị.
Trong thời buổi giáo dục mở hiện nay, trong khoảng 4 năm, mỗi sinh viên đều có cơ hội gia tăng giá trị học tập của mình: học thêm "bằng kép", bổ túc năng lực ngoại ngữ - tin học, trau đồi các hệ kỹ năng cần thiết trong xã hội 4.0, xây dựng và định hình tư duy tích cực... Làm được điều đó nghĩa là chứng chỉ công dân toàn cầu đã nằm trong tay các em.
Vì vậy, hãy chọn ngành mà mình yêu thích, gắn bó và quyết tâm theo đuổi đam mê ngành-nghề mình đã chọn. Tôi vẫn tin rằng "nghề chẳng phụ người": chọn và yêu nghề, tận tâm học tập, tận hiến công tác...thì mấy ai không thành công.
Xin trân trọng cám ơn GS!
Chúc mừng 3 tân Tiến sĩ, 279 tân Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng "Kết quả hôm nay là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác giảng dạy, nghiên cứu của thầy trò trong những năm qua". Đó là chia sẻ của Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tại lễ trao bằng tốt nghiệp Thạc sĩ, Tiến...