Học viên 68 tuổi có tám bằng đại học
Người đàn ông ở TP HCM vừa làm, vừa học để nhận được tám bằng đại học với tâm niệm “nghèo về vật chất nhưng không nghèo tri thức”.
Sáng 9/2, Đại học Mở TP HCM trao bằng tốt nghiệp cho hơn 900 học viên theo hình thức đào tạo từ xa, trong đó có người 68 tuổi nhận bằng tốt nghiệp thứ tám ngành Quản trị kinh doanh.
Theo đại diện Trung tâm đào tạo từ xa (Đại học Mở TP HCM), trước đó học viên này đã nhận bảy bằng đại học, trong đó năm bằng do đại học này cấp ở các ngành Tin học, Kinh tế, Xây dựng, Kế toán, Luật kinh tế.
Ngoài ra, học viên còn tốt nghiệp ngành tiếng Anh (Đại học Hà Nội) và ngành Luật (Đại học Huế). Hiện người này chuẩn bị hoàn tất 12 môn học ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Mở.
Vì lý do cá nhân, học viên 68 tuổi không có mặt tại buổi lễ tốt nghiệp. Chia sẻ với VnExpress, ông nói không muốn nhiều người biết đến mình bởi “nhìn xung quanh tôi chẳng bằng ai”.
Quê ở vùng nông thôn nghèo miền Tây Nam bộ, sau khi có bằng đại học đầu tiên ở Hà Nội, ông đi làm và bắt đầu học tiếp. Việc học nhiều giúp ích cho công việc của ông.
“Càng học càng thấy mình hiểu biết còn kém lắm. Tôi muốn con cháu mình hiểu rằng dù có nghèo về vật chất nhưng không được nghèo về tri thức, phải nỗ lực học tập bất cứ khi nào có thể”, ông nói.
Theo VNE
Video đang HOT
Không có sinh viên trong hội đồng trường, đại học khó qua được kiểm định quốc tế
Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tổ chức kiểm định quốc tế rất quan tâm tới sự tham gia của sinh viên trong hội đồng trường.
Tại hội thảo góp ý dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chiều 5/12, đại biểu tranh luận sôi nổi về quy định Hội đồng trường - tổ chức quản trị, đại diện các bên có lợi ích liên quan và đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với trường đại học.
Dự thảo quy định, số thành viên hội đồng trường phải là lẻ, ít nhất 17 người, trong đó thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30%.
Hiệu trưởng Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng đề xuất giảm tỷ lệ thành viên bên ngoài vào Hội đồng trường.
"Hội đồng trường có 17 người mà phần khá lớn là thành viên từ bên ngoài. Những người này không thể sâu sát với hoạt động của nhà trường nên sẽ gây khó khăn trong việc đưa ra những quyết nghị hợp lý", Hiệu trưởng Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng nói.
Hiệu trưởng Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Văn Nội cũng cho rằng, phải là người trong trường mới nắm vững, theo sát thông tin, hoạt động của đại học và tạo thuận lợi cho việc hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường. Để tỷ lệ 30% thành viên bên ngoài như dự thảo là quá nhiều.
Ông Nội cùng đại diện các trường Công nghệ Giao thông vận tải, Hàng hải Việt Nam... đề xuất giảm sự tham gia của người ngoài vào hội đồng trường xuống 20% hoặc thấp hơn.
Có sinh viên trong hội đồng trường để phù hợp với yêu cầu quốc tế
Một quy định mới trong dự thảo là sự tham gia của sinh viên vào hội đồng trường. Có đại biểu cho rằng, sinh viên với sự non về kinh nghiệm, tầm nhìn và bản lĩnh bảo vệ chính kiến... sẽ khó có tiếng nói, hoặc chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong tổ chức nhiều "cây đa, cây đề" về quản lý đại học, doanh nghiệp...
Tuy nhiên, từ thực tế của Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường, cho rằng sự tham gia của sinh viên là điểm tích cực và cần thiết. Bà dẫn chứng khi Đại học Bách khoa tham gia kiểm định quốc tế của HCERES, họ thắc mắc rất nhiều vì không có sinh viên trong hội đồng trường. Dù trường giải thích có thành viên là Bí thư Đoàn, họ vẫn không chấp nhận.
"Việc có sinh viên trong hội đồng trường là cần thiết theo quan điểm của quốc tế. Sinh viên cần có tiếng nói, có quyền và trách nghiệm được quyết nghị những vấn đề của nhà trường, những điều liên quan trực tiếp đến họ. Nếu không cho sinh viên vào hội đồng trường, chúng ta sẽ khó qua được kiểm định quốc tế và khó tăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới", bà Thắng chia sẻ.
Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp cũng cho rằng, các đại học nên tin tưởng và tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện tiếng nói bằng cách tham gia hội đồng trường. Ở Việt Nam, quy định này mới nhưng các nước Âu, Mỹ đã thực hiện từ lâu.
Tăng thực quyền cho hội đồng trường
Quy định về quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng trường cũng là vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận. Là một trong số ít đại học đầu tiên của Việt Nam có hội đồng trường từ năm 2007, nhưng Hiệu phó Đại học Hàng hải Việt Nam Nguyễn Khắc Khiêm cho biết, đến nay vai trò của hội đồng trường vẫn chưa rõ ràng. Mọi quyết sách quan trọng của đại học vẫn phụ thuộc vào "tiếng nói quyết định" của hiệu trưởng hoặc Bí thư Đảng ủy. Từ thực tiễn này, ông Khiêm và nhiều đại biểu cho rằng, cần tăng thực quyền cho hội đồng trường.
Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan cho rằng không nên để hội đồng trường sa vào sự vụ, mua sắm, tiểu tiết...
Đề xuất này phần nào được thể hiện ở dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học khi tăng thêm 3 điều và bổ sung nội dung trong mục "quyền hạn, trách nhiệm" của hội đồng trường. Cụ thể, ngoài quyền quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo; cơ cấu tổ chức, phương hướng đầu tư phát triển... như Luật 2012, dự thảo có bổ sung quyền quyết nghị chủ trương về thu, chi tài chính, chủ trương mua sắm tài sản thiết bị hàng năm; tổ chức bầu hiệu trưởng, các hiệu phó và lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đột xuất.
Tuy nhiên, một số đại diện đại học cho rằng, không nên để hội đồng trường can thiệp quá sâu vào hành chính, mua sắm vì không đúng vai trò. "Hội đồng trường chỉ nên định hướng chiến lược phát triển chứ đừng sa vào sự vụ, mua sắm... Quyền hạn phải đi đôi với năng lực, nếu quy định hội đồng phải quyết định tài chính thì đội ngũ này phải có năng lực tài chính, điều đó là khó cho những người quen làm quản lý đào tạo", Giám đốc Học viện Nông nghiệp Nguyễn Thị Lan nói.
Hiệu trưởng Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng cũng cho rằng, nếu để hội đồng trường quyết nghị thu chi tài chính, mua sắm hàng năm thì phải "xây thêm" một ban bệ hỗ trợ vấn đề này.
Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học quy định, hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện các bên có lợi ích liên quan và đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học.
Hội đồng này có nhiệm vụ và quyền hạn: quyết định đường lối phát triển, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; quyết nghị chủ trương thu chi tài chính của nhà trường; được tổ chức bầu hiệu trưởng, hiệu phó và lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đột xuất nếu cần thiết...
Hội đồng trường phải có ít nhất 17 người và là số lẻ. Thành viên trong đó ngoài hiệu trưởng, một hiệu phó, chủ tịch công đoàn, đại diện hội sinh viên... phải có ít nhất 25% là giảng viên khoa/bộ môn, tối thiểu 30% thành viên bên ngoài trường.
Theo VNE
18 điều sinh viên mới tốt nghiệp cần biết Những người thành công, là những người không bao giờ ngừng học tập. 1. Có một số điều bạn đã học được ở trường đại học nhưng nó đôi khi chẳng mang lại ích lợi gì và bạn có thể sẽ không bao giờ sử dụng nó nữa. 2. Bạn thành công ở trường đại học không có nghĩa là sẽ thành công...