Học văn không quá khó
Bạn nghĩ môn văn chỉ dành cho những người có năng khiếu viết và một tâm hồn lãng mạn. Không phải như vậy đâu!
Ai cũng đều có thể học tốt và có những bài văn hay cả. Quan trọng là bạn phải biết cách học như thế nào. Bạn hãy tạo cho mình niềm đam mê yêu thích môn văn, đừng học văn theo kiểu bị ép buộc học văn sẽ giúp bạn rất nhiều đấy. Một khi đã tạo cho mình sự yêu thích thì việc học văn sẽ trở nên dễ dàng và bạn hãy tham khảo một số phương pháp học sau nhé:
Trước tiên bạn cần phải học những tác phẩm trong sách:
Với một tác phẩm văn học bạn cần phải hiểu rõ nội dung, xuất xứ và những nghệ thuật được các tác giả sử dụng. Chú ý học nội dung chính của tác phẩm, chú ý đến nghệ thuật nổi bật của tác phẩm. Cũng không quá khó để bạn hiểu một tác phẩm đâu, một khi đã hiểu thì bạn sẽ nhớ rất lâu đấy.
Đọc và soạn bài trước ở nhà:
Bạn sẽ hiểu về tác phẩm sẽ được cô dạy, khi cô giáo hỏi một vấn đề nào đó bạn sẽ trả lời được nếu như đã chuẩn bị trước ở nhà. Bạn sẽ cảm thấy khấn khởi và thích thú. Điều này cũng rất có lợi nó sẽ tạo nên động lực giúp bạn học tốt môn văn mà không cảm thấy nhàm chán
Chú ý lắng nghe thầy cô dạy, ghi chép lại những dẫn chứng minh họa hay những trích dẫn chứng liên quan đến tác phẩm. Đó sẽ là những dẫn chứng tạo nên phong phú trong bài viết của bạn
Trước khi làm bài văn bạn nên lập ra một dàn ý sau đó sẽ dựa vào dàn ý vừa làm để phát triển thành ý cho bài văn. Điều này rất quan trọng sẽ giúp bạn tránh khỏi những thiếu sót khi làm bài văn
Video đang HOT
Rèn luyện cách viết văn:
Sau khi học xong bạn có thể tự mình viết những cảm nghĩ hay những đoạn văn nhỏ. Nó sẽ giúp bạn rèn luyện cách viết văn một cach trôi chảy và có cảm xúc. Bạn hãy rèn luyện cách viết cho riêng mình, cần phải biết tạo cảm xúc khi làm văn sẽ giúp bài văn của bạn có tình cảm và xúc tích
Vận dụng những kiến thức thực tế vô bài học:
Bạn sẽ học tốt và có những bài văn hay khi biết vận dụng những kiến thức thực tế làm ví dụ minh họa, bạn có thể tìm thêm nhiều sách tham khảo đọc cách viết để nâng cao khả năng làm bài cho mình
Chú ý cách dùng từ đặt câu và cách diễn đạt cho đúng, trong bài văn bạn có thể đưa xen lẫn những câu cảm xúc, suy nghĩ của bạn vào trong đó. Bạn không nên e ngại hãy cứ mạnh dạn phát triển cảm xúc của mình trong khi làm văn. Lúc đó bài văn của bạn sẽ rất có cảm xúc và được đánh giá cao đấy
Liên hệ các bài văn đã được học với nhau để có những dẫn chứng phong phú trong bài viết của mình, bạn có thể đem so sánh các tác phẩm với nhau, lấy dẫn chứng tác phẩm này để làm nổi bật cho tác phẩm kia…
Muốn có một bài văn hay bạn cần phải chú ý cách dùng từ dùng câu do đó bạn cần đặc biết chú ý nắm vững về những cú pháp câu đã được học trong phần ngữ pháp. Và bạn cũng cần nắm chắc các phương pháp viết văn để có thể biết nên viết theo trình tự như thế nào cho phù hợp với đề bài được nêu ra
Bạn cần có những kiến thức về xã hội:
Điều này sẽ là một lợi thế giúp bạn học tốt môn văn đấy. Khi làm một bài văn nếu bạn có kiến thức sâu rộng, bạn có thể dễ dàng phát triển bài viết của mình, những lặp luận dẫn chứng của bạn cũng sẽ sắc sảo hơn
Áp dụng những cách nói cách viết cách ứng xử hàng ngày của bạn để đưa vào vận dụng trong khi viết văn. Hãy biết cách gắn văn học với đời sống hàng ngày của bạn
Học văn là cả một quá trình rèn luyện, muốn có một bài văn hay ngoài việc học và hiểu bài học bạn cần phải có nhiều yếu tố khác như những liên hệ trong thực tế, cảm xúc của mình khi làm bài…chúc bạn sẽ có một phương pháp học văn thật tốt cho riêng mình
Lê Thị Loan
Theo mực tím
Phụ huynh tá hỏa vì con hổng kiến thức
Chỉ sau một tuần học sinh Hà Nội tựu trường, nhiều bậc phụ huynh tá hỏa khi nhận được những bài kiểm tra điểm kém của con kèm theo lời nhận xét không mấy vui từ các cô giáo.
Câu chuyện ở các văn phòng những ngày này xoay quanh chuyện làm thế nào để vực lại kiến thức cho con sau mấy tháng hè. Rất nhiều kinh nghiệm quý báu được truyền thụ qua bữa ăn trưa hay những lúc giải lao.
Chị B.N, nhân viên một công ty dược phẩm nước ngoài có chi nhành tại Hà Nội, có con học lớp 5 ở một trường tiểu học công lập khu Trung Yên cho biết, một loạt các bài kiểm tra và phiếu toán ở lớp của con gái chị chỉ được điểm trung bình khiến hai vợ chồng vô cùng lo lắng. Điện thoại hỏi cô giáo chủ nhiệm, cô giáo cho biết, các dạng toán cháu vẫn nắm vững nhưng kỹ năng tính toán của cháu chậm và sai rất nhiều.
Trong khi đó, gia đình anh T.A ở Khu tập thể Trung tự, có cậu con trai đang học lớp 4 trường tiểu học Kim Liên thì lại chật vật giúp con làm toán đố. Tính vốn nóng nảy, anh T. A cho biết, giảng đi giảng lại, cho ví dụ rồi mà đến hôm sau gặp một bài toán cũng dạng đó nhưng câu văn hơi khác là cu cậu lại chào cờ. Nhiều lúc bực quá và đã khuya rồi anh đành phải dùng phương pháp làm bài hộ con rồi cho cháu đi ngủ.
Sau khi tìm hiểu từ chính cô giáo dạy con, cùng với nhớ lại cách học toán của mình thời đi học, chị B.N đã tìm ra một kinh nghiệm giúp con tính toán nhanh mà không bị tính sai. Thay vì bắt con học thuộc lòng một cách máy móc bảng cửu chương và các công thức, chị B.N dạy con ôn và nhớ lại tính chất giao hoán của phép nhân số tự nhiên: a×b = b×a.
Với cách học này, cô con gái của chị không còn phải nhẩm lại cả bảng cửu chương mỗi lần bị bố mẹ hỏi bất chợt. Sau một thời gian rất ngắn làm quen với cách học này, con gái chị B.N thấy vừa dễ học, dễ nhớ lại chủ động học một cách sáng tạo. Bởi với cách học này, kể từ bảng nhân 2 trở đi, cứ sau mỗi bảng, số dòng ta cần học thuộc mới sẽ giảm dần đi.
Phụ huynh tá hỏa vì con còn non yếu về kiến thức
Còn anh T.A, ý thức được kiến thức Toán lớp 4 rất quan trọng với các cháu, hàng ngày anh dành thời gian rảnh ở cơ quan để lên mạng tìm hiểu các cách dạy con học toán đố sao cho hiệu quả. Theo anh T.A, có rất nhiều kinh nghiệm được các bậc phụ huynh truyền nhau trên mạng, nhưng có một cách anh thấy nhiều người áp dụng và có hiệu quả. Với 5 bước đơn giản, các dạng toán đố đã được con anh T.A giải thông thạo.
Anh T.A cho biết, với phương pháp 5 bước mà anh áp dụng cho con: Đọc thật kỹ đề bài Hiểu rõ câu hỏi Tìm các yếu tố liên quan đến câu hỏi Từ đó tìm ra phép toán cần thiết ( , -, x , : ) để sử dụng Làm toán và sau đó kiểm tra lại, việcc giải toán trở nên đơn giản.
Trước đây anh T.A bắt con học thuộc đầu bài toán đố mà không để ý rằng cháu thuộc theo dạng học vẹt chứ không hiểu đề bài. Còn với phương pháp mới, anh hướng dẫn con đọc thật chậm, thật kỹ đề bài, gần như nhớ được các số liệu đề bài cho nhưng không phải theo cách học thuộc lòng. Sau đó anh T.A kiểm tra con bằng việc hỏi các dữ kiện đề bài và hướng giải toán mà theo cháu là đúng.
Với phương pháp luận như trên, chỉ mất vài ngày anh T.A vẫn phải dành thời gian giải các bài toán cùng con theo từng bước như trên. Tuy nhiên, sau đó cháu có thể tự làm, giải các bài toán đố nhanh mà có kết quả đúng.
Không chỉ giúp con làm quen với nhiều dạng toán đó, phương pháp mà anh T.A áp dụng còn giúp anh nhận ra con mình đang hổng kiến thức phần nào. Khi phát hiện phần kiến thức cháu bị hổng, anh tìm sách giáo khoa và giảng lại cho con phần kiến thức hổng đó.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn học bài cùng con, anh T.A đã phát hiện ra vì, hiện nay trẻ con thường ít quan sát và ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài dẫn đến không nắm bắt các kiến thức thực tế nên khó hiểu khi đề bài đề cập đến các kiến thức xã hội.
Theo vnmedia
Thấp hơn điểm sàn 1 điểm vẫn được trúng tuyển ĐH Đây là một trong những điểm quan trọng trong Quy chế tuyển sinh 2013 vừa được sửa đổi, bổ sung. Quy định mới này được áp dụng cho những thí sinh thuộc các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Cụ thể, trong Quy chế tuyển sinh 2013, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định trong điều 33, các...