Học văn có lăn tăn?

Theo dõi VGT trên

Một số người cho rằng phải học giỏi toán, lý, hóa hay tiếng Anh thì mới dễ thành công và e ngại khi giới thiệu bản thân hay con em mình đang là học sinh chuyên văn, sinh viên ngành văn học, sư phạm văn

Học văn có lăn tăn? - Hình 1

Các bạn trẻ trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm viết văn do dự án Cái cây nhỏ tổ chức – ẢNH: THÚY HẰNG

Tuy nhiên trên thực tế, ngữ văn là môn học theo ta suốt cuộc đời, gắn bó với tất cả chúng ta ở một khía cạnh nào đó, cho dù khi ra trường làm bất cứ ngành nghề gì.

Môn học dạy làm người

“Những bài học văn của cô giáo dạy tiểu học đã đổi thay cuộc đời tôi. Từ một học trò ngỗ nghịch, từng chỉ biết gạch đầu dòng cho một bài văn, tôi đã trở thành một người học văn khá nhất nhì lớp và sau này nghề nghiệp của mình gắn liền với những con chữ”, anh Nguyễn Bá Tuấn, cựu nhân viên Công ty TNHH truyền thông Hoa Mặt Trời (TP.HCM) chia sẻ.

Không chỉ với anh Tuấn, nhiều bạn trẻ nay đã trưởng thành, có thể làm nhiều công việc khác nhau, họ đều nhận ra không phải toán, lý, hóa hay tiếng Anh, mà chính văn mới là môn học họ cần nhiều nhất trong cuộc đời.

Một buổi sáng chủ nhật, chúng tôi bắt gặp hai anh em song sinh Nguyễn Phạm Thiên Thanh, Nguyễn Phạm Thiên Phúc, HS lớp 10 Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM đang chăm chú lắng nghe và ghi chép buổi trò chuyện của Thiên Hương, cô gái trẻ có nhiều hoạt động ý nghĩa để bảo vệ hang Sơn Đoòng (Quảng Bình). “Em sẽ viết thư cho chị Hương, đây là một đề tài thầy giáo dạy văn giao cho chúng em, viết thư cho một người em ngưỡng mộ”, hai anh em nói và khoe với chúng tôi một tập sách lưu lại những bức thư em viết cho người thân, bạn bè.

Bà Phạm Thanh Dung, mẹ của Thanh và Phúc, cho hay đây là những hoạt động của dự án Học văn từ cuộc sống đang được nhiều học sinh yêu thích ở Trường THPT Bùi Thị Xuân. “Các con yêu thích môn văn và không bao giờ nghĩ viết văn là áp lực bắt buộc. Mỗi bài văn với các con đều là ghi chép những cảm xúc thật của mình”, bà Dung nói.

Gắn bó với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú (TP.HCM) hơn 14 năm, trong những bài giảng văn, cô Lê Thị Trúc, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn, luôn lồng ghép nhiều bài học thực tế cuộc sống để hướng các học trò trở thành người nhân ái, tử tế. Nhiều học trò từng ngỗ nghịch đã đổi thay, các em thành công và không quên ơn cô giáo cũ. Với cô Trúc, đó là một niềm hạnh phúc của nghề.

“Môn văn là môn dạy làm người. Sau này dù có thành bác sĩ, kỹ sư hay bất cứ ngành nghề nào, người ta cũng đều phải dùng môn văn ngày ngày để nói chuyện với bệnh nhân, thuyết phục khách hàng, đối tác”, cô Trúc nói.

Viết đúng trước khi viết hay

Lê Phương Dung, 22 tuổi, sinh viên năm cuối Khoa Văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trước khi nghĩ đến viết hay, hãy viết cho đúng. “Cảm giác khi đọc một bài văn đang mượt mà, gặp một lỗi chính tả thấy “khựng” lại, những cảm xúc chợt tan biến. Nếu được, bạn hãy chuẩn bị cho mình một cuốn từ điển tiếng Việt bên mình để tra ngay khi nghi ngờ”, Phương Dung chia sẻ.

Video đang HOT

Nguyễn Quỳnh Hương (22 tuổi, cựu HS chuyên văn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, người sáng lập dự án Cái cây nhỏ về chuyện học văn), chia sẻ: “Tôi tìm được phương pháp, kinh nghiệm học văn. Môn văn có những quy tắc của nó. Muốn học văn tốt, cũng như người VN học tiếng Anh, tập trung kỹ vào các ngôn ngữ, ngữ pháp, chính tả, quan hệ từ… Cái gốc phải vững, sau đó mới trau dồi những cách diễn đạt hay. Làm sao để học môn văn tốt hơn là trăn trở của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, nếu biết tự tạo động lực cho mình thì dù là môn học gì cũng là niềm vui và hữu ích”.

Phạm Thiên Trang, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM, cho rằng động lực học văn có thể đơn giản như là để viết những nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội, để những bài quảng cáo tiếp cận được nhiều người hơn; hay viết blog hay hơn, ấp ủ dự định viết sách cho riêng mình…

Trong khi đó, Phạm Thúy Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay: “Các bạn trẻ có thể trau dồi cách viết văn bằng cách đọc sách, viết nhật ký, chia sẻ những câu chuyện với người khác”.

Ý kiến

Phát triển nhân cáchkỹ năng

“Tôi từng có thời gian rất ghét môn văn vì thấy nó nhàm chán. Thực tế, trong bối cảnh xã hội hiện tại nhiều người trọng việc học các môn tự nhiên hơn mà quên mất ngữ văn cũng là một môn khoa học. Đặc biệt việc học môn văn có tác động đến sự phát triển nhân cách và cả kỹ năng của con người”.

Lê Thị Huyền Nhung (sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Nhìn nhận vấn đề tốt hơn

“Học văn giúp tôi lưu giữ những trải nghiệm của mình. Nhờ học văn, thái độ cũng như cách nhìn nhận sự việc của tôi trở nên khách quan, đa chiều, sâu sắc hơn”.

Huỳnh Hải Nhi (học sinh Trường THPT Năng khiếu TP.HCM)

Khi đi làm mới thấy giá trị

“Hồi nhỏ vì chưa được khơi dậy giá trị và tình yêu với môn văn nên tôi chỉ học cho xong. Bây giờ đi làm, đặc biệt về mảng cần phải viết những câu quảng cáo cho các nhãn hàng, mới thấy giá trị của việc học ngữ pháp, ngôn ngữ. Nếu được quay trở lại, tôi sẽ học môn văn một cách khoa học hơn”.

Vũ Thị Minh Thư (nhân viên marketing tại TP.HCM)

Nghĩ đến các ứng dụng sẽ thấy thích thú

“Nhiều người học văn một cách miễn cưỡng, học vì ai cũng học, nhưng nếu nghĩ về những ứng dụng của nó trong cuộc sống thì sẽ có hứng thú và động lực hơn nhiều”.

Lê Phong (chuyên viên dịch thuật tại TP.HCM)

Tăng cường dạy văn ứng dụng

Đinh Thùy Linh, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM, nhận xét: “Tôi thấy việc học môn văn ở nhà trường hiện còn đang xoáy sâu quá nhiều vào việc phân tích tác phẩm mà không tập trung sâu vào ngôn ngữ và ngữ pháp. Ngay cả bản thân tôi học khối D cũng viết, nói sai chính tả vì tính vùng miền khá nhiều. Thêm nữa, nếu môn văn có các tiết học tương tác nhiều hơn giữa thầy và trò, tăng cường dạy văn ứng dụng như viết đơn, thư, viết truyện ngắn, bài phát biểu… sẽ giúp chúng tôi gia tăng tình yêu với môn văn”.

“Môn văn là môn dạy làm người. Sau này dù có thành bác sĩ, kỹ sư hay bất cứ ngành nghề nào, người ta cũng đều phải dùng môn văn ngày ngày để nói chuyện với bệnh nhân, thuyết phục khách hàng, đối tác”

Lê Thị Trúc

Theo thanhnien

Bạn đọc viết: "Cháu không biết ngày chủ nhật là gì..."

Tôi đang làm gia sư môn Ngữ Văn cho cậu học trò lớp 8 một trường cấp hai danh giá ở Huế. Khá nhiều lần tôi nghe cháu than thở trong buổi học của mình: "Học văn của cô chiều nay xong, cháu còn thêm một ca tối nữa", "Cháu không biết ngày chủ nhật là gì bởi cháu phải học đến bốn ca"...


Bạn đọc viết: Cháu không biết ngày chủ nhật là gì... - Hình 1

Ảnh minh họa

Đọc bài viết "Người lớn càng kỳ vọng, áp lực học tập của con trẻ càng lớn" của tác giả Đỗ Quyên đăng trên báo Dân trí, tôi rất đồng cảm với tâm tư của một người mẹ có con vừa lên cấp hai. Áp lực học tập đang đặt lên vai con trẻ những mục tiêu đi kèm với gánh nặng lớn lao.

Tôi đang làm gia sư môn Ngữ Văn cho cậu học trò lớp 8 một trường cấp hai danh giá ở Huế. Thú thật, nhìn lịch học dày đặc của cháu mà tôi "choáng" thật sự. Tôi tự hỏi, nếu mình là cậu bé đang tuổi ăn - ngủ - chơi ấy thì liệu mình có gồng gánh nổi các buổi học liên tiếp, dồn dập như thế không?

Tất cả các buổi sáng trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy cháu đều học ở trường. Buổi chiều sẽ kèm thêm các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, ngoại khóa. Tuy nhiên, áp lực nhất vẫn là lịch học thêm. Toán, Ngữ văn, Anh văn, Vật lý, Hóa học đều phải học thêm ở trung tâm, học ở nhà thầy cô hoặc gia sư kèm tại nhà.

Mỗi môn học ít nhất 2 buổi, vậy là cháu "cày" thêm khoảng hơn 10 suất học, rải đều các buổi chiều, tối trong tuần và chia đều cho ngày chủ nhật. Khá nhiều lần tôi nghe cháu than thở trong buổi học của mình: "Học văn của cô chiều nay xong, cháu còn thêm một ca tối nữa", "Cháu không biết ngày chủ nhật là gì bởi cháu phải học đến bốn ca"...

Nhiều lúc động viên cháu cố gắng học tập nhưng tự sâu thẳm trong lòng mình, tôi cảm nhận nỗi khổ sở vô cùng lớn lao trong vô số cô bé, cậu bé đang tuổi cắp sách đến trường kia.

Bố mẹ các cháu chu toàn cho con cái một cuộc sống đầy đủ cơm ăn, áo mặc, điện thoại, iPad... nhưng các con thiếu thốn vô cùng khoảng thời gian vui chơi, thư giãn, nghỉ ngơi. Đôi lúc các con mơ ước một giấc ngủ trưa trọn vẹn, một buổi tối thảnh thơi không lo lắng bài vở nhưng điều đó quá xa vời!

Bố mẹ có hiểu nỗi vất vả của con trẻ khi quanh năm suốt tháng "chạy đua" học thêm, học kèm không? Tôi chắc chắn là có. Nhưng nhiều ông bố bà mẹ cũng đành bất lực, ngoảnh mặt làm ngơ trước áp lực học tập của con trẻ. Bởi đơn giản, không học sẽ thua kém bạn bè, bây giờ không cố gắng học tập, sau này tương lai sẽ chẳng sáng sủa gì!

Quá nhiều lần tôi và mẹ cháu hứa rồi lại thất hứa với cháu về sự "xả hơi", nghỉ ngơi sau một đợt kiểm tra, mỗi kỳ thi cuối kỳ. Bài kiểm tra bộ môn ngữ văn dồn dập, mỗi ngày đều phải ôn bài cũ để kiểm tra miệng, soạn bài mới để học ở lớp, rồi chuẩn bị kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, viết bài hai tiết và kỳ thi cuối kỳ quan trọng với điểm nhân hệ số 3. Thế là hai cô trò "vắt chân lên cổ" chạy theo kiến thức, luyện tập bài nâng cao, luyện viết đoạn, viết bài liên miên...

Chỉ riêng môn Ngữ văn đã như thế, hẳn là các môn học khác cũng sẽ "đua" không kém nhằm đạt điểm cao nhất có thể. Tôi thường động viên cháu cố gắng vượt qua đợt kiểm tra này sẽ được học nhẹ nhàng và thảnh thơi hơn. Nhưng lời hứa đó sẽ vẫn mãi là lời hứa lơ lửng khi dư âm bài kiểm tra này chưa kịp lắng xuống thì bài kiểm tra khác đã mon men đến.

Thế là mẹ cháu phải động viên con phấn đấu học hành rồi mùa hè sẽ được nghỉ ngơi và vui chơi. Đùng một cái, khi tôi đang rục rịch thu dọn sách vở nghỉ hè thì nhận được điện thoại của phụ huynh. Chị than thở về điểm thi môn Sinh học chỉ 3,8 điểm và kết quả môn Toán dưới 8,0.

Kết thúc cuộc trò chuyện là lời đề nghị cô giáo sắp xếp đến dạy cháu sớm để ôn tập kiến thức và chuẩn bị mọi thứ để năm học mới bắt đầu đỡ vất vả hơn. Một mùa hè đã trôi qua với lịch học thêm chen chúc. Vào năm học, cùng với lịch học ở trường, lịch học thêm khiến quỹ thời gian nghỉ ngơi của cháu thu hẹp dần. Và tất nhiên, sang năm lên lớp 9, đối diện với kỳ thi chuyển cấp, cháu sẽ chịu áp lực lớn hơn nữa!

Học cho tương lai tốt đẹp và cuộc sống hạnh phúc ư? Tất nhiên lý thuyết ấy luôn luôn đúng. Tuy nhiên, thực tế lại đang diễn ra trái ngược hoàn toàn.

Một đứa trẻ hạnh phúc không thể là một đứa trẻ suốt ngày bận rộn với lịch học liên miên, ăn vội và ngủ vội, bớt xén thời gian học môn này ít phút để chạy sang lớp học thêm kia cho kịp giờ!

Một tương lai tốt đẹp cũng chẳng thể được xây dựng trên nền tảng một hiện tại mệt mỏi, rã rời vì học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới, ôn tập và kiểm tra từ môn này đến môn kia quanh năm suốt tháng!

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi
22:47:12 04/11/2024
Giám đốc âm nhạc Hứa Kim Tuyền nhồi nhét quá nhiều nhạc mình sáng tác vào Chị Đẹp?
22:36:26 04/11/2024
Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh
22:30:45 04/11/2024
Trúc Nhân hẹn ngày tiết lộ một sự thật không ra gì, muốn nhắm đến ai?
22:02:03 04/11/2024
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"
22:17:14 04/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chiến dịch an ninh chưa từng có bảo vệ lá phiếu và cử tri Mỹ

Thế giới

08:01:24 05/11/2024
Chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp đặc biệt để tăng cường an ninh như nút báo động, máy bay không người lái, lính bắn tỉa nhằm bảo đảm an ninh tuyệt đối cho cuộc bầu cử tổng thống năm nay.

Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này

Sao việt

08:00:45 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã chia sẻ loạt ảnh mừng sinh nhật tuổi lên 4 của cặp sinh đôi Lisa và Leon.

Mỹ nam diễn xuất phong thần chấn động Trung Quốc: Được so sánh với tình cũ Dương Mịch, không cần hiệu ứng vẫn hoàn hảo

Phim châu á

07:56:57 05/11/2024
Trong khi Ngu Thư Hân khiến khán giả thích mê bởi sự dễ thương siêu cấp, mỹ nam sinh năm 1995 lại đang được khen khắp mạng xã hội nhờ diễn xuất cực kỳ ấn tượng.

Mạo danh phó giám đốc công an tỉnh để lừa dì ruột hơn 4,5 tỷ đồng

Pháp luật

07:52:12 05/11/2024
Do cần tiền trả nợ, Thiện mạo danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang và lãnh đạo phòng ma túy để lừa dì ruột đang định cư nước ngoài với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"

Hậu trường phim

07:52:09 05/11/2024
Theo Sohu, trong giới giải trí luôn lưu truyền câu chuyện về việc phim vận vào đời với những kết cục bi thảm của các nghệ sĩ không khác gì vai diễn họ đã từng thể hiện.

Hàn Quốc tăng cường chiến dịch du lịch quảng bá các điểm đến tiềm năng ít được biết đến

Du lịch

07:51:09 05/11/2024
Vùng Jeolla ở Hàn Quốc là địa điểm ít được du khách ghé thăm nhưng được xem là viên ngọc quý của thiên nhiên và văn hóa.

Em chồng mượn váy cưới để 'sống ảo' rồi làm hỏng ngay trước hôn lễ của tôi 1 ngày

Góc tâm tình

07:43:00 05/11/2024
Điều khiến tôi đau lòng không phải là giá trị của chiếc váy cưới ấy... Tôi lấy chồng khá muộn theo như quan điểm của các cụ, vì xung quanh tôi quá nhiều cặp đôi bỏ nhau nên tôi cũng có chút đề phòng cao.

Phim Việt 18+ vừa công bố poster đã bị Facebook "cấm cửa" khiến dân tình hoang mang

Phim việt

07:28:18 05/11/2024
Bài đăng công bố poster phim bất ngờ bị Facebook cấm cửa cùng với dòng thông báo nội dung bạo lực hoặc phản cảm .

200 người trong Kbiz chọn ra Top nhân vật tệ nhất 2024: Bê bối cỡ Seungri - Yoo Ah In vẫn chào thua 1 ngôi sao

Sao châu á

07:07:58 05/11/2024
Những nhân vật này gây ra vô số phốt ầm ĩ trong năm qua như say rượu lái xe, sử dụng ma túy..., bị người trong ngành bài xích.

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp

Tin nổi bật

06:12:33 05/11/2024
Cục Hàng không đã ban hành kết luận điều tra sự cố làm kích hoạt hệ thống mặt nạ oxy trên chuyến bay của hãng hàng không Vietjet Air từ Cam Ranh đi Hà Nội hôm 22/8.

"4 món vị chua" ngon đậm đà bạn nên nấu ăn lúc này: Vừa hợp thời tiết lại giúp cơ thể bồi bổ, tăng sức đề kháng

Ẩm thực

06:07:00 05/11/2024
Chúng tôi giới thiệu tứ chua mà bạn nên thường xuyên ăn vào mùa thu đông, đặc biệt là thời điểm cuối thu để tăng cường sức khỏe, tốt cho miễn dịch.