Học từ trải nghiệm
Sau những giây phút được hòa mình thỏa sức khám phá cuộc sống, nhiều cô cậu học trò thị thành vốn e dè tỏ ra dạn dĩ và đoàn kết hơn hẳn.
Việc trải nghiệm vào các hoạt động thực tế nơi ruộng đồng đem lại không chỉ nền tảng kiến thức về thiên nhiên mà còn rèn luyện thêm về kỹ năng sống.
Bốn ngày tham gia trải nghiệm làm nông dân tại Đồng Tháp, nhiều học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10, TP HCM) có thể thực hiện các công đoạn trồng hoa, rành “bí quyết” để bắt cá dưới mương, hoặc kể vanh vách các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng tại TP Sa Đéc.
Trải nghiệm bắt cá. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Bài học từ cuộc sống
Một, hai, ba… Sau khẩu lệnh xuất phát của thầy hướng dẫn, nhiều em học sinh vẫn tỏ ra rụt rè, sợ sệt không dám bước chân xuống mương bắt cá. Để tạo lòng tin cho các em, nhiều thầy trong đoàn vội vã thay quần áo, sau đó xuống mương trực tiếp thị phạm cho học trò. Không khí bắt đầu chộn rộn, từ chỉ một, hai em ban đầu dần dần cả đoàn lao xuống tát mương bắt cá.
Sau những phút đầu gian nan để cá sổng mất đầy tiếc nuối thì cả thầy và trò rút được kinh nghiệm là phải dồn cá về những chỗ nước nông để dễ bắt. Cứ mỗi lần bắt được một chú cá là cả nhóm lại ồ lên và vỗ tay reo hò.
Sau gần hai tiếng tham gia trải nghiệm công việc tát mương, kết quả là 9 con cá lóc to béo nằm gọn trong chậu nước. Càng thú vị hơn khi món cá lóc nướng trui trong bữa ăn trưa lại được chế biến từ chính thành quả lao động của mình.
Video đang HOT
Hà Gia Mỹ, học sinh lớp 6/4, tỏ ra phấn khởi khi lần đầu tiên được tham gia cùng các bạn bắt cá: “Mặc dù ai cũng lấm lem hết nhưng con cảm thấy rất vui vì đã tận tay bắt được cá. Thường ngày con chỉ thấy mẹ làm cá nấu canh chứ chưa bao giờ được trải nghiệm tham gia bắt cá như thế này cả. Nếu có những chuyến đi sau con nhất định sẽ tham gia”.
Theo cô Phan Nguyễn Bích Ngọc – giáo viên của trường, trong ba ngày trải nghiệm tại làng hoa Sa Đéc, 38 em học sinh khối 6 Trường THCS Nguyễn Văn Tố được ăn uống, ngủ nghỉ tại nhà dân theo hình thức homestay, được tham gia lao động, sản xuất và sinh hoạt tại nhà các “ba nuôi, mẹ nuôi”.
Ngoài ra, các em còn được tham quan làng bột, tham quan các di tích, nhà cổ nổi tiếng. Trong chuyến đi các em còn được tận mắt chứng kiến việc chất chà, nuôi cá lồng bè, cào hến…
“Trong chuyến hành trình lần này con thích nhất là được tham quan làng bột, nơi sản xuất ra sợi hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng. Ngoài ra, con còn được viếng thăm chùa Kiến An Cung, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê để hiểu thêm về các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống” – em Nguyễn Tấn Lộc, học sinh lớp 6/3, hồ hởi nói.
Chơi mà học
“Hoạt động trải nghiệm giúp các em hình thành và phát triển các giá trị và kỹ năng sống. Từ đó, các em ý thức được tầm quan trọng của việc học và nỗ lực cố gắng hơn trong học tập. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo như một bộ môn tích hợp, rất cần thiết trong chương trình giáo dục học sinh trong thời đại mới”.
Thầy Nguyễn Thành Phát
Còn chị Trịnh Ngọc Hạnh, thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Tố, chia sẻ: “Trong những ngày theo chân các em trải nghiệm thực tế tại làng hoa Sa Đéc, tôi nhận thấy các em rất thích thú. Thay vì những kiến thức khô khan trong sách vở thì các em được tận mắt thấy, nghe, sờ ngoài thực tế. Sự hiểu biết về năng lực của bản thân các em chỉ có được từ hoạt động trải nghiệm”.
Cô Phan Nguyễn Bích Ngọc cho biết, các hoạt động trải nghiệm từ cuộc sống thực tế dành cho học sinh được thầy cô Trường THCS Nguyễn Văn Tố thực hiện từ năm 2010. Mục đích của chương trình là giúp học sinh hình thành kỹ năng sống thông qua các hoạt động tập thể.
Việc thực nghiệm công việc của người nông dân hay tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong suốt cuộc hành trình nhằm giúp các em hiểu rõ giá trị của sức lao động, hình thành lòng tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống giữ nước của cha ông.
“Kiến thức bổ ích về sinh học, lịch sử, địa lý từ những chuyến đi được các em vận dụng thiết thực vào việc học tập. Qua chuyến đi nhiều em không ngừng học hỏi, phát huy tính tự lập của bản thân” – cô Ngọc chia sẻ.
Theo thầy Nguyễn Thành Phát – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố, trong những năm qua trường đã tổ chức hàng chục chuyến tham quan trải nghiệm thực tế cho hàng ngàn học sinh theo học tại trường.
Trong thời gian tới trường sẽ tiếp tục có những chuyến trải nghiệm tại Nha Trang để xem rùa đẻ, thăm thú rừng Nam Cát Tiên để các em tận mắt chứng kiến thảm thực vật, động vật phong phú.
Những “cha mẹ nuôi” tốt bụng
Nhà mẹ Mai, nhà mẹ Thơ, nhà ba Hùng… là tên gọi trìu mến mà các em đặt cho những ngôi nhà mà mình trú ngụ. Ở đó các em được cùng “cha mẹ nuôi” của mình tham gia đầy đủ các công đoạn trong sản xuất hoa kiểng, được biết tên và ý nghĩa của từng loài hoa, hiểu được vì sao hoa phải trồng trên giàn chứ không đặt dưới nền đất. Mỗi chiều các em lại được “cha mẹ nuôi” thết đãi nhiều món ăn dân dã như bánh xèo, bánh tét, chè đậu xanh..
Theo Thành Nhơn/Tuổi Trẻ
Từ 1/7, chấm điểm bằng "mắt thần" khi thi giấy phép lái xe máy
Từ ngày 1/72016, người dự thi lấy giấy phép lái xe máy trong cả nước sẽ được chấm điểm tự động bằng "mắt thần" trên hình đối với phần thi thực hành.
Từ ngày 1/72016, người dự thi lấy giấy phép lái xe máy trong cả nước sẽ được chấm điểm tự động bằng "mắt thần" trên hình đối với phần thi thực hành.
Theo quy định mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), từ ngày 1/72016, thay vì chấm điểm thủ công bởi các cán bộ sát hạch khi thi giấy phép lái xe máy, người dự thi lấy giấy phép lái xe máy trong cả nước sẽ được chấm điểm tự động bằng "mắt thần" trên hình đối với phần thi thực hành.
Từ 1/7, chấm điểm bằng "mắt thần" khi thi giấy phép lái xe máy
Cụ thể, thi thực hành hạng A1 và A2 trong vuộc thi lấy giấy phép lái xe máy về cơ bản vẫn như cũ gồm: hình vòng số 8, đi trên vạch đường thẳng, đi đường có vạch cản, đi đường ghồ ghề. Thời gian tối đa trong bài thi thực hành là 10 phút , cứ chậm 1 phút -5 điểm.
Tuy nhiên điểm khác ở những cuộc thi này mà mắt thường không thể nhìn thấy là: bên dưới các hình thi thực hành(trong nền đất) đều được gắn các thiết bị cảm biến điện tử kết nối với phần điện tử lắp trên xe. Nếu người dự thi cán bánh xe lên mức vạch sơn trên thì hình ngay lập tức thiết bị điện tử sẽ phát loa (loa gắn ngay trên xe máy) thông báo lỗi người chạy xe vi phạm. Đồng thời loa trên sân thi cũng thông báo cho mọi người biết lỗi xe vi phạm.
Sau khi cuộc thi kết thúc, thiết bị chấm điểm sẽ tự động thông báo bằng loa trên sân thi công bố rõ ràng kết quả đậu hoặc rớt cho thí sinh. Thí sinh đỗ khi đạt từ 80/100 điểm trở lên và trượt khi chỉ đạt số điểm dưới 80.
Nếu kết thúc đợt thi mà vẫn còn thời gian làm việc thì hội đồng thi sẽ tổ chức thi lại ngay cho người thi rớt. Còn nếu hết thời gian, thí sinh phải đăng ký chờ đợt thi tới.
Cũng theo quy định mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các đô thị từ loại 3 trở lên tổ chức thi hạng giấy phép lái xe A1 và A2 tại trung tâm sát hạch có chấm điểm tự động. Các đơn vị phải tự bỏ vốn đầu tư thiết bị tự động nhằm nâng cao chất lượng sát hạch thi giấy phép lái xe. Đến nay đã có ba địa phương đang đầu tư trung tâm sát hạch chấm điểm tự động gồm Hà Nội, TP.HCM và Khánh Hòa.
Hồng Liên
Theo_Kiến Thức
Trung tâm dạy nghề 32 tỷ đồng: Hoành tráng nhưng hoang vắng Trung tâm Dạy nghề huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) được Tổng công ty Lương thực Miền Nam đầu tư khoảng 32 tỷ đồng với mục đích đào tạo nghề cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số. Thế nhưng từ khi đưa vào hoạt động, trung tâm luôn nằm trong cảnh vắng học viên, nhà xưởng, phòng học trong tình trạng bụi...