Học trực tuyến trong mùa dịch: Cần sự nỗ lực, chung tay
Năm học mới đã bắt đầu, để phòng, chống dịch COVID-19, tại nhiều tỉnh, thành phố, học sinh các cấp chưa đến trường, tạm thời học theo hình thức trực tuyến.
Học sinh học trực tuyến. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp và cả đặc thù lứa tuổi học sinh, hình thức học tập này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn của thầy cô, nhà trường, phụ huynh, giúp cho hành trình học tập của học sinh không bị gián đoạn, đạt hiệu quả như mong muốn.
Dừng đến trường, không dừng việc học
Với phương châm “dừng đến trường, không dừng việc học”, thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa thực hiện nhiệm vụ năm học, ngành Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phía Nam đã xây dựng chi tiết kế hoạch tập trung, sinh hoạt nội quy năm học mới cho học sinh bằng hình thức trực tuyến. Lịch học trực tuyến được các địa phương thống nhất theo từng bậc học và địa bàn cụ thể. Bên cạnh đó, khắc phục khó khăn do đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, ngành Giáo dục và Đào tạo các địa phương phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa, dụng cụ học tập tìm giải pháp phù hợp đưa giáo khoa đến học sinh được kịp thời.
Tại TP Hồ Chí Minh, năm học 2021-2022, Thành phố có hơn 1,7 triệu học sinh từ bậc Mầm non đến Trung học Phổ thông. Trước diễn biến còn phức tạp của dịch COVID-19, trong học kỳ 1 của năm học, Thành phố tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến cho học sinh từ cấp Tiểu học đến Trung học Phổ thông. Từ ngày 6/9, học sinh Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông tại Thành phố bắt đầu học trực tuyến, còn học sinh Tiểu học bắt đầu chương trình học từ ngày 20/9.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu, thực tế còn có những học sinh chưa có đủ điều kiện, phương tiện học trực tuyến, để không bị gián đoạn việc học, các em có thể theo dõi các bài giảng của giáo viên trên một số kênh thông tin như trên trang website của trường hoặc các giáo viên sẽ phối hợp phối hợp với đội ngũ điều phối ở từng địa phương để hỗ trợ in, sao bài giảng theo hướng có trọng tâm, dễ hiểu và gửi tới học sinh.
Tại tỉnh Đồng Nai, lịch học của học sinh từ bậc Tiểu học đến Trung học Phổ thông sẽ được bắt đầu từ ngày 13/9. Ông Võ Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai cho biết: đến đầu tháng 9, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và hiện có 16/75 trường Trung học Phổ thông, 206/700 trường từ Mầm non đến Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh đang được trưng dụng làm khu cách ly nên giải pháp học trực tuyến là phù hợp tại thời điểm này. Bước vào năm học mới, bên cạnh việc lên kế hoạch tổ chức dạy trực tuyến, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai có giải pháp giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn bài, nhất là những học sinh chưa có đủ điều kiện, phương tiện để học trực tuyến ngay. Với những trường hợp này, giáo viên sẽ tổ chức ra bài tập và có thể gửi bài tập tại các chốt kiểm dịch hoặc tại các đại diện khu phố, xóm ấp để chuyển tới các em, giúp các em củng cố kiến thức. Ngoài ra, học sinh không có thiết bị tham gia học trực tuyến có thể theo dõi các bài giảng sẽ được phát qua đài truyền hình địa phương hoặc sau khi được đến trường trở lại, các trường sẽ sắp xếp, phân loại để tổ chức giảng dạy, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, về lâu dài dạy, học trực tuyến sẽ là hình thức được tiến hành song song với dạy trực tiếp, truyền thống nên rất mong phụ huynh học sinh nỗ lực, có kế hoạch trang bị cho các con một số thiết bị phù hợp. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh mong muốn các nhà hảo tâm hỗ trợ các trường các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng để nhà trường trao cho học sinh, giúp các em thuận lợi trong việc học trực tuyến.
Tương tự, tại Bình Dương – một trong những “điểm nóng”về dịch COVID-19, tỉnh đã quyết định khai giảng năm học 2021-2022 vào ngày 15/9 và dự kiến học sinh từ Tiểu học đến Trung học phổ thông sẽ bắt đầu thực học từ ngày 20/9. Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên của tỉnh vẫn đang tham gia công tác chống dịch với các nhiệm vụ như: lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, hỗ trợ việc nhập dữ liệu, trực tại các khu cách ly… Hiện, các đơn vị chức năng đang tính toán phương án điều phối lực lượng viên chức, giáo viên phù hợp, ưu tiên thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch và đảm bảo công tác giảng dạy.
Video đang HOT
Đồng hành vì tương lai con trẻ
So với bậc học Cao đẳng, Đại học, việc triển khai dạy và học trực tuyến cho học sinh Tiểu học, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông có những khó khăn riêng do đặc thù lứa tuổi, nhất là học sinh Tiểu học đa số chưa thể độc lập sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ. Vì vậy, để việc dạy và học trực tuyến trong năm học mới đạt được hiệu quả, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, rất cần sự nỗ lực, chung tay phối hợp của giáo viên, phụ huynh, cộng đồng xã hội. Thầy cô giáo xây dựng bài giảng, tìm biện pháp truyền tải kiến thức một cách phù hợp, dễ tiếp thu nhất cho học sinh trong điều kiện không có sự tương tác trực tiếp mà vẫn tạo được sự hứng thú, sự tập trung chú ý của học sinh trong tiết học. Ngoài ra, trường hợp học sinh chưa đủ điều kiện về thiết bị để đáp ứng hình thức học trực tuyến, nên có hình thức động viên, kết nối chia sẻ kịp thời để học sinh yên tâm, không bị hụt hẫng về mặt tâm lý và hướng dẫn các con theo dõi bài giảng bằng các hình thức khác.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai Võ Ngọc Thạch, để dạy trực tuyến được hiệu quả, thầy cô giáo trên cơ sở khung chương trình sẽ cố gắng soạn bài giảng chủ đề dựa trên tài liệu, sách giáo khoa một cách linh hoạt, sinh động để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Là giáo viên tiểu học, đồng thời cũng là phụ huynh, chị Nguyễn Kim Thanh ở quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: là phụ huynh, chị đồng thuận với việc tổ chức học trực tuyến vì trong khi dịch bệnh còn phức tạp, các con vẫn không bị đứt đoạn việc học. Song, thời điểm này, nhiều gia đình có hai con cùng học trực tuyến, việc có đủ máy tính, điện thoại thông minh khiến nhiều phụ huynh “đau đầu”, không dễ mua sắm đầy đủ được ngay nên rất cần sự chia sẻ và hỗ trợ của hội phụ huynh, các nhà hảo tâm để đảm bảo mọi học sinh đều được học tập.
Còn dưới góc độ là giáo viên, theo chị Kim Thanh, dạy và học trực tuyến đối với học sinh trung học phổ thông sẽ có những thuận lợi nhất định. Nhưng với học sinh Tiểu học thực sự là thử thách rất lớn với người dạy. Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng giáo án. Với học sinh Tiểu học không thể cầu toàn mà cần tạo dựng cho các em nề nếp học tập, mỗi bài giảng luôn cố gắng tạo không khí nhẹ nhàng, có đan xen trò chơi, giải trí, giao lưu phù hợp cho học sinh để các con không thấy căng thẳng hay chán nản khi học trực tuyến.
Đồng thuận với giải pháp học trực tuyến trong thời gian này để đảm bảo an toàn phòng dịch, chị Nguyễn Thanh Hải – công nhân đang làm việc tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1(tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết: hơn 1 tháng qua, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và đáp ứng yêu cầu sản xuất, vợ chồng chị ở công ty theo phương án ” 3 tại chỗ” (sản xuất, ăn, nghỉ ngơi ngay tại công ty). Gia đình chị có hai con, con lớn học lớp 9 và con nhỏ học lớp 4. Với lịch học của học sinh Tiểu học ở tỉnh được sắp xếp chính thức từ ngày 20/9, chị hy vọng sẽ đủ thời gian để đặt mua thêm máy tính hoặc điện thoại thông minh, các con sẽ có đủ thiết bị học tập. Tuy nhiên, điều chị băn khoăn là với đặc thù công việc, thời gian và khả năng, chị chỉ có thể nhắn tin động viên, nhắc nhở các con về tinh thần học tập chứ khó có thể hỗ trợ, hướng dẫn thêm cho con trong từng bài học.
Nhấn mạnh vai trò của phụ huynh trong việc hỗ trợ các con học trực tuyến, thạc sĩ Cao Thị Huyền, giảng viên môn Tâm lý (Trường Đại học Đồng Nai) cho rằng: với hình thức học trực tuyến, vai trò của phụ huynh rất quan trọng, như một “huấn luyện viên hiện trường” để hỗ trợ giáo viên, động viên con tham gia học tập nghiêm túc, đầy đủ. Đặc biệt, với học sinh lứa tuổi Tiểu học, cha mẹ nên chú ý chuẩn bị cho con không gian học phù hợp, nên tách con khỏi các yếu tố gây” nhiễu” dễ làm phân tán sự tập trung như ti vi, các đồ chơi, thậm chí là các vật nuôi. Phụ huynh có thể hỗ trợ con tham gia các bài học, thảo luận với bạn bè, giáo viên. Các con ở nhà, học trực tuyến để phòng, chống dịch bệnh, phụ huynh nên động viên, hướng dẫn con sau giờ học có các hoạt động vui chơi, thư giãn trong không gian gia đình, tạo tâm lý thoải mái cho con.
Chương trình giáo dục mới: Cần đánh giá đúng để triển khai phù hợp
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đánh giá sát thực tế về một năm thực hiện chương trình giáo dục mới để có chỉ đạo phù hợp, nhất là khi học sinh lớp 1 sẽ phải học trực tuyến.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Sau năm đầu tiên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá học sinh mạnh dạn và tự tin hơn, đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1.
Tuy nhiên, từ kết quả học tập của học sinh và con em của mình, nhiều ý kiến phụ huynh và giáo viên cho rằng đánh giá của Bộ có phần lạc quan. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đánh giá đúng để triển khai các hoạt động giáo dục phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh học sinh lớp 1 sẽ phải học online ngay từ đầu năm học mới.
Đánh giá "lạc quan"?
Theo chị Lê Quỳnh Liên (Thanh Trì, Hà Nội), con chị đã học xong lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới . "Hết lớp 1, con đã biết đọc, biết viết, nhưng để nói con đọc thông viết thạo ngay từ học kỳ 1 thì chắc chắn là không thể vì đến bây giờ có khi con vẫn còn nhầm giữa dấu huyền và dấu sắc," chị Liên chia sẻ.
Đây cũng là ý kiến của chị Nguyễn Thị Quyên (Gia Lâm, Hà Nội): "Đã kết thúc năm học nhưng con tôi vẫn còn lập bập khi đọc."
Theo cô Nguyễn Hồng Minh, một giáo viên tiểu học ở Hà Nội, đánh giá "học sinh đọc thông, viết thạo ngay trong học kỳ 1" của Bộ Giáo dục và Đào tạo "có chút lạc quan."
Đánh giá chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều điểm tích cực và đẩy tốc độ học môn Tiếng Việt lên nhanh hơn, nhưng theo cô Minh, đa số các học sinh đạt được kết quả như vậy đều phải nhờ vào phụ huynh rất nhiều, từ việc phải cho con đi học trước, biết đọc ráp vần cơ bản, biết viết nét trước khi vào lớp 1, phải kèm cặp sát sao ở nhà, không hẳn do chương trình mới.
Theo chị Lê Quỳnh Liên, năm học 2020-2021 là một năm học nhiều khó khăn của ngành giáo dục, nhất là với lớp 1, khi vừa là năm đầu tiên triển khai chương trình mới và không tránh khỏi những lúng túng, vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
"Trong quá trình học, các con có thời gian phải học trực tuyến. Cuối năm lại phải nghỉ học rất dài mới thi hết năm học. Vì thế, để đánh giá chính xác hiệu quả của chương trình mới là rất khó và chưa hoàn toàn công bằng. Tuy nhiên, có thực tế là trong giai đoạn đầu của năm học, dù học trực tiếp, gia đình tôi và con cũng chịu nhiều áp lực khi chương trình mới dạy môn Tiếng Việt rất nhanh," chị Liên cho hay.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông mới tăng 70 tiết môn Tiếng Việt so với chương trình cũ. Thời lượng môn học này vì thế tăng với 12 tiết mỗi tuần. Việc này nhằm giúp học sinh nhanh biết đọc, biết viết, từ đó có thể học tốt các môn học khác. Tuy nhiên, giáo viên được quyền chủ động điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Học sinh ở nhiều địa phương sẽ phải học trực tuyến ngay từ đầu năm học mới. (Ảnh: TTXVN)
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nguyên nhân việc phụ huynh, học sinh bị áp lực do cha mẹ học sinh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình mới. Giáo viên và nhà trường còn lúng túng, thiếu tự tin khi lần đầu tiên được tự chủ trong kế hoạch xây dựng chương trình học phù hợp với từng đối tượng học sinh
Điều chỉnh phù hợp với dạy trực tuyến
Theo cô Minh, ý tưởng để học sinh sớm biết đọc của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tốt. Tuy nhiên, nếu dồn chương trình sẽ khiến cho học sinh vất vả.
"Bản thân tôi, năm học vừa qua, khi dạy chương trình mới được hai tuần, tôi thấy chương trình đi quá nhanh, học sinh không đủ thời gian thực hành để kịp ghi nhớ âm này đã chuyển sang âm khác, khiến các con bị nhầm lẫn. Vì thế, tôi đã chủ động kéo dãn chương trình học, đi chậm hơn, san bớt sang học kỳ 2. Học sinh học trực tiếp còn thấy nhanh, học trực tuyến sẽ còn áp lực hơn," cô Minh cho hay.
Cũng theo cô Minh, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên được phép chủ động về kế hoạch nhưng sẽ xảy ra hiện tượng trường này dạy nhanh gấp rút, trường kia lại từ từ.
Cùng quan điểm này, cô Lê Thu Hương (giáo viên dạy lớp 1 tại Hà Nội) cho rằng dạy lớp 1 không thể vội vàng. Học trực tuyến lại càng phải từ từ, tỷ mỷ. "Năm ngoái, trong học kỳ 1, học sinh học trực tiếp nhưng đã có áp lực, năm nay có dịch bệnh, phải học trực tuyến sẽ càng dễ bị áp lực hơn do thời lượng học ít hơn, giáo viên không thể sát sao với học sinh bằng học trực tiếp. Vì thế, tốc độ lại càng phải giảm," cô Hương nói.
Đánh giá chương trình mới, sách giáo khoa mới, cô Minh cho rằng có rất nhiều điểm mới tích cực, với phương pháp giảng dạy tích cực hơn, vật liệu cho bài giảng phong phú hơn, hay hơn. Các bài học được thiết kế theo hướng mở và từ đó, học sinh được mở rộng tư duy theo nhiều hướng, nhiều chiều thay vì khuôn mẫu như trước đây. Học sinh vì thế mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Giáo viên được quyền chủ động, linh hoạt trong kế hoạch dạy và học.
"Tuy nhiên, để giáo viên có thể chủ động theo kế hoạch riêng phù hợp với phương pháp dạy học của mình, khả năng tiếp nhận của học sinh mình, giáo viên cũng cần sự đồng hành của cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh để không bị áp lực vì những khác biệt trong chương trình dạy học," cô Minh nói.
Cùng chia sẻ này, cô Lê Thu Hương cho rằng theo quy định, giáo viên được quyền chủ động trong kế hoạch dạy học, chỉ cần cuối năm học sinh đạt yêu cầu đặt ra của chương trình.
"Vì vậy, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá học sinh đọc thông, viết thạo ngay từ học kỳ 1 sẽ vô tình dễ khiến phụ huynh so sánh đồng thời gây áp lực cho giáo viên phải đạt mục tiêu này, nhất là trong bối cảnh lớp 1 năm học tới sẽ thêm nhiều khó khăn khi phải dạy và học trực tuyến ngay từ đầu năm," cô Hương nói./.
Con lớp 1 học online được 5 phút đã mất tập trung: 1 điểm cực quan trọng quyết định sự "thành bại" của buổi học Con chuẩn bị học trực tuyến, nhiều phụ huynh ngổn ngang trăm mối âu lo. Mệt mỏi vì con trai sắp lên lớp 1 mãi không viết được nét móc dưới, bên tai lại nghe tiếng con 1 tuổi khóc ngằn ngặt đòi mẹ, chị Mỹ Anh (quận 5, TP.HCM) tự hỏi: "Mấy nữa học online biết làm sao?". Theo khung thời gian...