Học trực tuyến ở Yên Bái, thầy trò “lạc nhau” trên không gian mạng
Sau một thời gian ngắn triển khai học trực tuyến, đã xuất hiện những bất cập, chủ yếu là liên quan đến sự ổn định của hệ thống mạng học online.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng như hàng triệu học sinh trên cả nước, học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái phải nghỉ học dài ngày. Để bù đắp lượng kiến thức bị thiếu hụt trong năm học, ngành giáo dục Yên Bái đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có tổ chức học trực tuyến cho học sinh. Cách làm này được đông đảo phụ huynh, học sinh và giáo viên đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn triển khai học trực tuyến, đã xuất hiện những bất cập, chủ yếu là liên quan đến sự ổn định của hệ thống mạng học online.
Khó đăng nhập vào phòng học là tình trạng chung của học online ở thành phố Yên Bái.
Đều đặn 19h20 các tối trong tuần, chị Nguyễn Thị Như Trang, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái lại cho con vào học trực tuyến trên máy tính qua phần mềm ứng dụng Zoom. Theo chị, để có được những buổi học như thế này là cả một sự cố gắng rất lớn của ngành Giáo dục Yên Bái nói chung và của trường Tiểu học Kim Đồng nói riêng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay trong buổi học đầu tiên đã xuất hiện những bất cập mà đến nay chưa thể khắc phục được như: Cả cô và trò hay bị đẩy ra khỏi phòng; có lúc cô bị đẩy ra mãi chẳng thấy đăng nhập lại được, lúc cô vào được trò lại bị đẩy ra, khiến cô trò lạc nhau trên không gian mạng.
“Tôi thấy việc đưa ra học trực tuyến cho các con như thế này là rất tốt rồi. Nhưng bên cạnh đó cũng có những cái bất cập như nhiều lúc lỗi kết nối mạng các con không thể vào được, hoặc nhiều lúc mật khẩu thay đổi phụ huynh cứ đi tìm cô, cô thì lại bị đẩy ra nên bị gián đoạn khi học”, chị Trang cho biết.
Cũng như chị Trang, chị Nguyễn Thị Phương Nhung, một phụ huynh khác ở thành phố Yên Bái cho biết: Thông qua ứng dụng Zoom, chị thấy giáo viên luôn cố gắng truyền đạt nội dung bài giảng đến các em một cách tốt nhất. Nhưng không biết do đâu mà con chị, cũng như nhiều bạn khác trong lớp thường xuyên thay nhau bị đẩy ra khỏi phòng học online, khiến cho việc tiếp nhận kiến thức của các con không được liên tục; chưa kể nhiều lúc sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh nghe câu được, câu không.
Cộng thêm đó, lớp con chị học vào buổi tối, khi mà hầu hết các thành viên trong gia đình của các em có mặt ở nhà, ít nhiều ảnh hưởng đến việc học của các con, khiến chị lo lắng.
Chị Nguyễn Thi Phương Nhung cho biết: “Với thời kỳ như thế này học trực tuyến là rất tốt rồi. Tuy nhiên tôi mong muốn làm sao ổn định được số học sinh trong phòng, tránh tình trạng vào rồi lại bị đẩy ra ngoài, rất khó cho các cháu theo được chương trình cùng với cả lớp”.
Còn đối với các em học sinh, sau thời gian dài nghỉ học tránh dịch Covid-19, không được đến trường lớp, nay được gặp các bạn và thầy cô trên không gian mạng, ai nấy đều rất phấn khởi. Tuy nhiên, việc hay bị “đuổi ra khỏi lớp” không có lý do – cách mà các em thường nói với nhau mỗi khi bị đẩy ra, khiến các em cảm thấy không vui.
Em San Trịnh, học sinh lớp 3 của một trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Yên Bái nói: “Học trực tuyến khó là mạng không ổn định, cứ chập chờn hay bị out ra ngoài. Lúc vào được thì các bạn đã qua bài rồi. Cuối cùng nếu học chưa được bài ấy thì phải ở lại học cuối giờ nên con không thích tí nào”.
Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái với hệ thống đường internet, sóng các nhà mạng phủ khắp, là nơi thuận lợi nhất để triển khai học trực tuyến trong thời điểm học sinh và giáo viên không đến lớp để phòng dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, hàng chục nghìn phụ huynh, học sinh và giáo viên ở đây hiện nay rất mong muốn việc kết nối mạng được duy trì ổn định, để việc dạy và học không bị gián đoạn và chất lượng học tập được đảm bảo, tránh thầy trò “lạc nhau” trên không gian mạng như giai đoạn này./.
Thừa Xuân
Thái Bình là 1 trong 5 tỉnh trên cả nước thí điểm dạy học trực tuyến
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình, cùng với TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Yên Bái, Thái Bình là một trong năm tỉnh trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn để thí điểm dạy và học trực tuyến cho học sinh.
Dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 9 tại trường THCS Trần Phú, TP Thái Bình.
Cụ thể, tại các tỉnh này, mỗi cấp học lựa chọn 1 trường, mỗi trường lựa chọn 1 lớp, mỗi lớp lựa chọn 1 môn để tổ chức thí điểm. Trong thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trong việc dạy học trực tuyến và hỗ trợ các địa phương trong việc lựa chọn các tập đoàn công nghệ và miễn cước truy cập mạng trong mùa dịch.
Trước mắt, chương trình thí điểm này sẽ phục vụ việc dạy và học trong thời gian dịch bệnh. Sau thời gian này, ngành giáo dục sẽ tổ chức tổng kết và nhân rộng trong các trường học trên địa bàn.
Tại cuộc họp trực tuyến giữa năm tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra mới đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Nguyễn Viết Hiển cho biết, từ giữa tháng 3.2020, ngành giáo dục Thái Bình đã phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Đối với học sinh các khối lớp còn lại, các nhà trường đã chỉ đạo giáo viên sử dụng hình thức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện địa phương.
Mặc dù đây là giải pháp tối ưu nhất trong thời gian học sinh nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch COVID-19 nhưng quá trình triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, hạn chế về đường truyền internet, trang thiết bị dạy học, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý học sinh còn nhiều hạn chế.
KHÁNH LINH
Sinh viên học trực tuyến: 'Mạng chập chờn, thầy nói nhanh quá... em nghe chưa hiểu!' 'Mạng chập chờn', 'thầy nói nhanh quá em nghe không kịp', 'môn này học qua màn hình khó hiểu quá'... là ý kiến của nhiều sinh viên trong thời gian học trực tuyến vừa qua. Một buổi học trực tuyến - NGỌC DƯƠNG Khó khăn trong tương tác với giảng viên Nguyễn Huy Kiên, sinh viên năm 2 ngành cơ điện tử, Trường...