Học trực tuyến, kiểm tra học kỳ như thế nào?
Sử dụng nhiều hình thức sao cho việc kiểm tra không nặng nề nhưng vẫn đảm bảo kiểm tra năng lực và hạn chế tối đa sự thiếu trung thực trong thời gian học trực tuyến là kế hoạch mà nhà trường và giáo viên đang hướng đến.
Sẽ có nhiều hình thức kiểm tra khi học sinh học trực tuyến – NGỌC THẮNG
Đa dạng hình thức kiểm tra
Năm học 2021 – 2022 là năm đầu tiên và cũng là lần đầu tiên học sinh (HS) TP.HCM học trực tuyến kéo dài dự kiến đến hết học kỳ 1 nên các trường cũng như các giáo viên (GV) cần có sự chuẩn bị về bài kiểm tra định kỳ để đảm bảo mục tiêu kiểm tra kiến thức, tránh sự thiệt thòi cho HS.
Thạc sĩ Phan Thế Hoài, GV Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TP.HCM), cho hay trường đã tính toán đến việc sử dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt trên các phần mềm hoặc cũng có thể yêu cầu HS thực hiện bài viết trực tiếp. Trong đó hình thức viết chủ yếu được áp dụng đối với môn tự luận, cụ thể là môn văn; còn lại các môn học khác sử dụng các loại hình khác nhau như kiểm tra qua câu hỏi trắc nghiệm, các sản phẩm học tập…
Về hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ của môn hóa học, GV Lê Trung Thu Hằng, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), cho hay trường sử dụng hình thức trắc nghiệm để thuận lợi cho GV và HS khi kiểm tra và chấm bài. Bên cạnh đó, tổ bộ môn còn đánh giá điểm định kỳ của HS qua các bài như vẽ mindmap hệ thống kiến thức của chương, thiết kế video nguyên tố hóa học, vẽ infographic, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Video đang HOT
Học sinh Hà Nội thực hiện bài kiểm tra trực tuyến cuối năm học vừa qua – N.S
Cũng với định hướng đa dạng hình thức kiểm tra, GV Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), thông tin có thể yêu cầu HS thực hiện một sản phẩm học tập nhỏ như xây dựng một clip ngắn với những hình ảnh lời bình âm nhạc thể hiện suy nghĩ và cảm nhận về tác phẩm văn học hoặc ra đề nghị luận xã hội với thời gian làm bài theo quy định. Ngoài ra, tổ ngữ văn của Trường THPT Bùi Thị Xuân dự kiến tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ là những câu hỏi tương tự như đề thi đánh giá năng lực.
Còn bài kiểm tra cuối học kỳ 1 có thể sử dụng hình thức vấn đáp với các câu hỏi yêu cầu HS trả lời ngắn gọn, tư duy nhanh.
Có giáo viên dự tính không đưa tác phẩm văn học đang học vào bài kiểm tra mà lựa chọn một vấn đề nghị luận xã hội gần gũi mang tính giáo dục để yêu cầu các em phát huy được suy nghĩ, năng lực cảm thụ và khả năng thể hiện ngôn ngữ.
Rèn luyện kỹ năng, không gây khó cho học sinh
Thông thường bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ là dịp để nhìn nhận việc học, đánh giá rõ năng lực của HS để kịp thời điều chỉnh trong thời gian sau đó. Tuy nhiên, thạc sĩ Phan Thế Hoài cho hay do HS ngừng đến trường và học trực tuyến nên khi tổ chức các bài kiểm tra khó có sự giám sát chặt chẽ, do vậy các bài kiểm tra trong thời gian này tập trung vào mục tiêu rèn kỹ năng.
Còn theo thạc sĩ Phạm Lê Thanh, GV dạy tại một trường THPT ở Q.7 (TP.HCM), cho biết hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập định kỳ phải phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản, hướng dẫn HS tự học ở nhà theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Đề kiểm tra chỉ ở mức độ nhận biết và thông hiểu, không đánh đố và không ra các câu vận dụng cao sẽ dễ gây áp lực cho HS.
Bà Đỗ Ngọc Chi, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), cho biết: “Nhà trường dự kiến nếu kiểm tra thì sẽ chọn hình thức chia thành nhóm nhỏ, sử dụng Zoom hoặc Google Meet, yêu cầu HS mở camera, micro và đề nghị phụ huynh tạo điều kiện cho HS chủ động làm bài”.
Về nội dung kiểm tra, bà Chi cho biết đề kiểm tra sẽ đơn giản hóa nội dung kiến thức, tinh giản kiểm tra kiến thức trọng tâm.
Nói về việc tổ chức kiểm tra trong bối cảnh hiện nay, GV Đức Anh cho rằng các bài kiểm tra thực hiện trong thời gian học trực tuyến, ngưng đến trường đòi hỏi sự tự giác và trung thực của HS. Tuy nhiên, GV cần có sự đánh giá và nhìn nhận cả quá trình rèn luyện học tập của HS chứ không chỉ qua một bài thi trực tuyến.
Giảm tải kiến thức cần đồng bộ
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có văn bản về việc giảm tải chương trình các cấp để phù hợp với tình hình học trực tuyến của nhiều địa phương.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, do không có văn bản hướng dẫn cụ thể mà để các trường linh hoạt lựa chọn nội dung giảm tải khiến việc triển khai chưa được đồng bộ.
Cụ thể, thời lượng giảm tải theo quy định ở lớp 1, lớp 2 chỉ còn 15 tiết/tuần, các khối lớp khác là 20 tiết/tuần. Mỗi trường có một phương án được đưa ra để phù hợp với việc dạy và học của mình. Chẳng hạn, với tiết học thực hành, làm thí nghiệm hay thảo luận nhóm thường được đưa vào "tầm ngắm" giảm tải của giáo viên bởi khó thực hiện trong điều kiện dạy học trực tuyến...
Song thực tế, theo chia sẻ của một giáo viên dạy lớp 1 đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, để khi học sinh hoàn thành chương trình lớp 1 đọc thông, viết thạo thì công việc của giáo viên và phụ huynh vẫn không hề giảm tải chút nào. Bởi nếu cô giảm giờ dạy xuống 1 giờ thay vì 2 giờ thì phần việc phụ huynh ở nhà dạy con sẽ tăng lên gấp đôi. Nếu bỏ qua bài học, đồng nghĩa với việc con không biết âm, vần đó hoặc không thành thạo thì sau này khi kết thúc năm học, phần đó con sẽ chưa nắm được. Trong khi chương trình lớp 2 là dạy nối tiếp, không dạy những bài lớp 1 đã giảm tải hoặc mỗi trường giảm tải các bài không giống nhau dẫn đến việc học sinh ở các trường khác nhau nếu chuyển trường sẽ rất khó khăn.
Điều này đối với các lớp trên, đặc biệt là các lớp cuối còn khó hơn vì liên quan đến việc thi cử. Liệu sau này liệu bộ, sở... có ra vào các phần nhà trường, giáo viên tự giảm tải hay không? Đây cũng là băn khoăn của cô Nguyễn Bích Thủy - giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) bởi đã có năm Bộ GDĐT ra đề thi tốt nghiệp THPT vào phần thuộc chương trình giảm tải đã công bố trước đó. Vì vậy, cả thầy và trò đều lo lắng không muốn giảm tải dù đã có chỉ đạo tinh giản chương trình của Bộ GDĐT.
Bà Trần Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GDĐT quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, phòng cũng chỉ đạo các trường chỉ dạy các kiến thức cơ bản nhất và lựa chọn những nội dung quan trọng nhất để truyền tải cho học sinh. Còn đối với những môn như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục... các trường cũng tóm gọn các nội dung lại để phù hợp với thời lượng học tập theo quy định.
Việc để các trường để ngỏ nội dung giảm tải cụ thể vừa tạo thuận lợi cho các trường chủ động nội dung giảm tải song cũng là cái khó nếu các trường không có đội ngũ giáo viên tốt. Thậm chí, nếu làm không đúng sẽ khiến việc cắt giảm chỉ mang tính cơ học, thậm chí cắt giảm phải những bài học quan trọng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của các bài học sau cũng như thi cử sau này bị ảnh hưởng...
Vì vậy, mong muốn của nhiều trường đó là Bộ GDĐT có những hướng dẫn cụ thể hơn về việc giảm tải chương trình theo hướng tinh gọn, khoa học thay vì để các trường cắt giảm cơ học một vài bài học nào đó. Đi kèm với đó là hướng dẫn thi cử để giáo viên yên tâm thực hiện đúng tinh thần giảm tải thay vì vừa dạy vừa lo nhỡ sau này thi vào sẽ thiệt thòi cho học sinh của mình.
Đề tham khảo môn Toán tốt nghiệp THPT: Tăng độ phân hóa, thí sinh khó đạt điểm 9, 10 Theo nhận định của nhiều giáo viên, đề thi tham khảo môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 có độ phân hóa cao hơn đề thi chính thức năm 2020. Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi tham khảo các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Đánh giá về đề thi tham khảo môn Toán, các giáo viên thuộc...