Học trực tuyến: “Bộ phải tổ chức lại, không thể mạnh ai nấy làm”

Theo dõi VGT trên

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng Bộ GD-ĐT cần tổ chức lại chương trình học trực tuyến cho cụ thể, bài bản, không thể để nơi học nơi không như hiện nay.

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, các địa phương trên cả nước vẫn đang cho học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch. Các biện pháp học trực tuyến, học qua truyền hình được nhiều nơi áp dụng, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản khuyến khích việc học từ xa để đảm bảo an toàn cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay không phải 100% học sinh trên cả nước đều tham gia hình thức học này.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có trao đổi với VOV.VN về vấn đề học trực tuyến của học sinh trong mùa dịch Covid-19.

Học trực tuyến: Bộ phải tổ chức lại, không thể mạnh ai nấy làm - Hình 1

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng Bộ GD-ĐT nên tổ chức lại việc học trực tuyến. (Ảnh: VTC News)

PV: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã tiếp tục lùi thời gian năm học và cho học sinh học trực tuyến, thầy nghĩ sao về những giải pháp này của Bộ?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Dịch Covid-19 chưa biết khi nào mới kết thúc. Tôi cho rằng, nếu Bộ tiếp tục lùi thời gian năm học thì có thể lùi đến kịch chân tường, có khi đến tận thời gian năm học sau. Việc Bộ lùi thời gian năm học là cách rất bị động, do đó Bộ cần có những biện pháp chủ động hơn.

Trước đó, Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ tiến hành dạy học qua truyền hình trong mùa dịch. Phương thức học này đã có từ lâu, nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, giải pháp này càng hiệu quả hơn nữa. Gần đây, Bộ GD-ĐT đã có văn bản khuyến khích việc học từ xa qua internet, truyền hình trong mùa dịch, thế nhưng lại vẫn chưa có một cách tổ chức, thống nhất cụ thể. Các Sở GD-ĐT, các trường vẫn đang tổ chức một cách tự phát, tùy ý, mạnh ai nấy làm, thiếu sự đồng bộ trên cả nước. Việc này là không nên. Tôi cho rằng, Bộ GD-ĐT cần kiến nghị Chính phủ, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để làm việc với các đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương, phối hợp cùng các Sở GD-ĐT để có sự phân công cụ thể.

Chúng ta có 12 lớp học, nên sử dụng 12 kênh truyền hình, mỗi kênh sẽ đảm nhiệm dạy một lớp. Điều này cũng sẽ vấp phải trở ngại, khi hiện nay hầu hết các nhà đài đều cần “làm ăn”, nên nếu dành nhiều thời lượng cho giáo dục, thì sẽ bị ảnh hưởng đến nguồn thu. Vấn đề này Bộ GD- ĐT nên kiến nghị Chính phủ để có các giải pháp như giảm thuế, hoặc hỗ trợ một phần kinh phí cho các đài. Bên cạnh đó, cũng cần tích cực kêu gọi sự xã hội hóa của các nhà đài trong cuộc chiến phòng chống dịch.

Bộ GD- ĐT cũng nên xem xét lại chương trình học, nội dung nào không thực sự cần thiết thì có thể giảm bớt. Bộ đã thừa nhận việc học trực tuyến, học qua truyền hình trong mùa dịch, nhưng còn thiếu sự tổ chức chặt chẽ.

Video đang HOT

Chúng ta vẫn có đủ thời gian để tiến hành tổ chức lại việc học trực tuyến cho bài bản, thống nhất, như vậy, nếu dịch có diễn biến phức tạp hay kéo dài, thì chúng ta vẫn giữ thế chủ động.

Hiện nay có nhiều ý kiến bàn đến chuyện thi THPT quốc gia như thế nào. Nhưng theo tôi, trước mắt cần tính chuyện học qua truyền hình, internet ra sao cho hiệu quả.

PV: Cụ thể, việc học trực tuyến cần thay đổi ra sao để tăng tính hiệu quả, thưa thầy?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Việc học online nên được tổ chức thành từng nhóm nhỏ, từ 4-5 em ở gần nhà nhau để cùng học, giáo viên cũng có thể đi đến tương tác với từng nhóm học sinh. Học sinh cũng có thể nhờ thầy cô giải đáp các thắc mắc.

Thời điểm này, công việc của giáo viên không phải là được cử đến trường lau chùi bàn nghế, vệ sinh trường lớp, mà là hướng dẫn các em học bài. Bộ GD-ĐT cần tổ chức lại các chương trình học qua truyền hình, giảm tải những phần kiến thức không cần thiết. Hơn bao giờ hết, Bộ cần gấp rút, trực tiếp nghiên cứu để đưa ra các giải pháp cụ thể, không để tình trạng tùy nghi di tản, ai muốn dạy thì dạy, muốn học thì học, sẽ không thể có được kết quả.

Bộ cũng nên có hướng dẫn cụ thể với các địa phương, nơi nào có thể học trực tuyến, nơi nào chưa đủ điều kiện có thể học trên truyền hình. Việc học từ xa trong thời gian này là bắt buộc.

Chúng ta chưa biết khi nào dịch sẽ kết thúc nên cần có những giải pháp chủ động. Nếu dịch kết thúc sớm là rất tốt, việc học sẽ lại trở lại như bình thường.

PV: Để học trực tuyến hiệu quả, cần sự phối hợp ra sao giữa nhà trường, phụ huynh và chính bản thân mỗi học sinh, thưa thầy?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Có những học sinh rất chủ động học, nhưng cũng có những em ý thức tự giác chưa cao. Khi học trực tuyến, vai trò của gia đình và thầy cô rất quan trọng. Với cách học trực tuyến như đã nói ở trên, các trường cần cử giáo viên đi đến từng các nhóm nhỏ để kiểm tra, giải đáp những nội dung các em còn thắc mắc, đương nhiên, các thầy cô sẽ phải vất vả hơn trong mùa dịch này. Nhưng đổi lại, việc học của học sinh cũng hiệu quả hơn. Cách dạy cũng nên thay đổi, cần hướng tới việc tăng tính tự trao đổi của học sinh, để học sinh tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề.

Nếu học được như vậy, thì toàn toàn có thể kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả đánh giá của phương pháp này.

PV: Nếu học sinh tiếp tục phải học trực tuyến để tránh dịch, kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, thưa thầy?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Nếu học được như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường kiểm tra đánh giá để nâng cao kết quả, cuối cùng học sinh vẫn thi được. Còn phương thức thi và đề thi sẽ phải tùy thuộc vào tình hình thực tế để có giải pháp cụ thể. Nếu dịch kéo dài, khó dập thì không thể tổ chức thi tập trung như trước đây, lúc đó phải tính đến phương án tổ chức ra sao.

Những ngày gần đây có ý kiến cho rằng nên giảm tải các môn thi THPT quốc gia, nhưng không biết phải giảm tải thế nào, khi môn học nào cũng cần. Nếu chỉ thi 3 môn Toán, Văn, tiếng Anh thì sẽ rất khó vì các trường đại học, cao đẳng không có cơ sở nào để xét tuyển. Quan điểm của tôi là để học sinh tiếp tục học trực tuyến, tổ chức thi THPT quốc gia như bình thường, chỉ khác ở chỗ là nếu có dịch thì phải tìm cách thi sao cho an toàn và đảm bảo công bằng.

PV: Xin cảm ơn thầy!/.

Theo vov.vn

Mùa dịch Covid-19: Học trực tuyến thế nào cho thực chất, hiệu quả?

Học online là giải pháp thích hợp trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, quá trình này vẫn bị hạn chế bởi không gian, thời gian, đòi hỏi học sinh chủ động.

Học sinh trên cả nước đang có kỳ nghỉ sau Tết dài nhất từ trước tới nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, các địa phương, trường học trên toàn quốc đồng loạt cho học sinh nghỉ học, chuyển sang hình thức học online, học trực tuyến qua truyền hình.

Học trực tuyến được cho là phương thức phù hợp trong mùa dịch, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về thời gian, không gian trong quá trình học.

Mùa dịch Covid-19: Học trực tuyến thế nào cho thực chất, hiệu quả? - Hình 1


Học trực tuyến là phương thức phù hợp trong mùa dịch, song vẫn có những hạn chế, thiếu tính đồng bộ so với việc giảng dạy trực tiếp. (Ảnh minh họa)

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, do không có quy định bắt buộc, nên việc học online chưa có sự đồng bộ ở tất cả học sinh. "Nhiều gia đình có chủ trương cho con về quê tránh dịch, cũng có những gia đình không tin tưởng giao máy tính cho con, lại có nhiều học sinh không muốn học mà nhà trường chưa thể kiểm soát hết", thầy Bình nói.

Theo thầy Nguyễn Quốc Bình, để học trực tuyến đạt hiệu quả, quan trọng nhất là học sinh phải có ý thức học tập, văn hóa sử dụng mạng xã hội: "Nhiều em vẫn lên mạng a dua, có những em học theo trào lưu. Để hiệu quả, hơn hết vai trò tự học là rất quan trọng. Bên cạnh đó, thầy cô cũng cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bởi bài giảng trực tuyến trên mạng khác hoàn toàn với những bài giảng trực tiếp. Ngoài ra, từng trường cũng cần xây dựng hệ thống bài học, kiến thức, đảm bảo theo đúng yêu cầu trong quá trình dạy và học. Có những trường hiện nay còn để thả cho giáo viên tự dạy, có trường giao cho từng cá nhân, thì chưa thể hiệu quả".

Theo dõi các trang học trực tuyến mùa dịch dành cho học sinh, TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, vẫn có hiện tượng học sinh học trực tuyến nói bậy, "tán phét" khi học. Theo thầy Lâm, nếu không có sự giám sát của bố mẹ, nhiều học sinh chưa thực sự tự giác, vẫn học theo kiểu đối phó.

Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng cho rằng, các bậc phụ huynh cần đồng hành, hỗ trợ con học tập trong mùa dịch Covid-19. Hơn hết, các trường cũng cần có quy định, kiểm tra, đánh giá kết quả học online để mỗi học sinh có ý thức học hơn.

Nhà giáo ưu tú Lê Tiến Thành, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục của Thực nghiệm Victory cũng cho rằng, để học online hiệu quả, đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự học và chủ động. Sự tự giác này không bắt nguồn tự nỗi sợ bị rầy la hay áp lực điểm số, mà cần được hình thành từ hứng thú với bài giảng và ham muốn khám phá kiến thức.

Kỹ năng tự học là khả năng dư duy độc lập, tích cực để thu thập, chọn lọc, phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Để hình thành cho học sinh kỹ năng tự học, thầy Thành cho rằng, cần có sự phối hợp tích cực giữa nhà trường và phụ huynh.

"Muốn học sinh hình thành năng lực tự học, nhà trường và giáo viên phải tạo ra môi trường tự do và trao cho học sinh đủ công cụ, kiến thức, kỹ năng để người học tự tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua "kinh nghiệm", "tư duy", "trải nghiệm" của chính bản thân, chứ không phải bằng cách ghi nhớ các luận điểm lý thuyết suông. Bởi vậy, các trường cần cổ vũ việc thảo luận, tranh biện, tương tác hai chiều giữa thầy và trò. Các bài tập hướng tới việc viết luận, suy diễn và hoàn thành các nhiệm vụ, dự án thực tế hơn là việc giải các bài tập hay kiểm tra bằng các bài thi. Đây được gọi là phương pháp giáo dục thực nghiệm - học qua thực hành, trưởng thành qua trải nghiệm", thầy Lê Tiến Thành cho biết.

Nhà giáo ưu tú Lê Tiến Thành cũng cho rằng, vai trò của giáo viên trong quá trình này rất quan trọng. Thầy cô là người tạo môi trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức hoạt động học và dạy. Để làm được điều đó, giáo viên phải nắm vững quá trình nhận thức, thường xuyên cập nhật, chọn bài tập ứng dụng có tính thực tế, liên hệ kiến thức với cuộc sống để hấp dẫn học sinh.

Từ đó, giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo hình thức thầy giao việc, trò làm việc, thầy là người hướng dẫn, học sinh tự học, chiếm lĩnh kiến thức. Thầy không giảng giải, truyền thị một chiều, trò cũng không thụ động mà tiếp thu tích cực, chủ động, tự học.

"Kỹ năng tự học không phải là đòi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà đó là một trong những năng lực tiên quyết của công dân toàn cầu và công dân thời đại số. Vì vậy, ngay từ lúc này, các trường cần quan tâm và chú trọng hơn phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh hình thành năng lực quan trọng này", Nhà giáo ưu tú Lê Tiến Thành nhấn mạnh./.

Theo vov.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lộ ảnh cam thường hotgirl đánh pickleball "bằng cả tính mạng", thì ra là em gái cầu thủ hot nhất làng bóng Việt

Sao thể thao

20:58:25 18/11/2024
Dù mới gia nhập bộ môn thể thao pickleball nhưng cô nàng Nguyễn Nụ đã nhanh chóng hoà nhập và flex trình độ trên sân. Khoảnh khắc cô nàng lên đồ ra sân phẩy vợt thu hút nhiều người theo dõi trên mạng xã hội.

"Bà trùm vai ác" Kiều Mai Lý: Con gái duy nhất qua đời, tuổi 75 hiu quạnh

Sao việt

20:58:10 18/11/2024
Chồng mất, gia đình đơn chiếc nhiều năm, 2 năm trước, Kiều Mai Lý tiếp tục chịu cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh khi người con gái duy nhất cũng ra đi.

Lọ Lem - con gái Quyền Linh: Tuổi 18 lột xác gợi cảm, không ngại mặc hở

Phong cách sao

20:55:05 18/11/2024
Bên cạnh những lời khen ngợi về nhan sắc và vóc dáng, Lọ Lem cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực về phong cách ăn mặc.

Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát

Netizen

20:54:10 18/11/2024
Người đàn ông tên Dương, sống ở Giang Tô (Trung Quốc) thường xuyên xem livestream khi rảnh rỗi. Với anh, đây là hoạt động giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

Thế giới

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.