Học trò vùng cao tặng hoa rừng tri ân thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam
Hình ảnh học sinh vùng cao mang hoa rừng tới lớp kèm câu chúc dễ thương khiến nhiều người xem rưng rưng.
Clip được cô giáo Nguyễn Kim Hồng, giáo viên trường Tiểu học số 2 thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai chia sẻ trên tài khoản Tiktok cá nhân khiến nhiều người xem xúc động.
Trong clip, không phải hộp quà được gói đẹp đẽ, cũng chẳng có bông hồng đỏ, cúc vàng, món quà của học sinh vùng cao mang đến lớp tặng cô giáo là những bông, hoa dại bên đường, hoặc trong vườn nhà. Hoa được cẩn thận gói ghém bằng giấy báo.
Mỗi học sinh còn gửi đến giáo viên câu chúc nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Có câu chúc còn chưa tròn vành rõ tiếng nhưng ai xem cũng rưng rưng.
Học sinh trong clip là học sinh lớp 2B do cô giáo Nguyễn Kim Hồng chủ nhiệm. Cô có hơn 26 năm làm nghề “gõ đầu trẻ” nơi vùng núi cao Bảo Thắng. Hiện cô phụ trách điểm trường Sín Chải, của trường Tiểu học số 2 thị trấn Phong Hải.
Nữ giáo viên chia sẻ rất bất ngờ khi clip đăng tải với mục đích lưu giữ những kỷ niệm để sau này xem, lại được nhiều người quan tâm đến vậy. Bản thân chị nhận được rất nhiều những lời chúc tốt đẹp, cùng động viên cô trò cũng cố gắng, khiến chị rất vui.
Cô cũng ngạc nhiên về món quà của các em, những bông hoa rừng được các em lấy trên đồi, bên đường, có trẻ còn xin lỗi cô vì không có giấy gói quà. Tất cả đều khiến chị xúc động.
“Không riêng gì tôi mà tất cả thầy cô giáo vùng cao đều được học sinh dành tình cảm như vậy. Đây chính là động lực, là sự động viên để chúng tôi vượt qua mọi khó khăn để bám trường bám bản gieo chữ”, cô giáo Hồng nói.
Học sinh lớp chị có 17 em đều là dân tộc H’Mông, có em nói tiếng Việt chưa sõi, và 17/17 em đều thuộc diện nhà nghèo.
Video đang HOT
Cô Hồng và học trò
Clip chia sẻ trên tài khoản Tiktok cá nhân của nữ giáo viên, thu hút gần một triệu lượt xem và hàng ngàn lượt tương tác.
Bên dưới hầu hết là lời khen từ cộng đồng mạng: “Không gì bằng những tình cảm chân thành như này. Chúc cô giáo và các con luôn nhiều sức khỏe, các con ngoan ngoãn”.
“Các thầy cô giáo công tác vùng sâu, vùng xa chịu rất nhiều thiệt thòi, cô giáo thật may mắn khi có những em học sinh đáng yêu thế này”, “Xúc động quá, đây mới là nghề cao quý nhất, yêu thầy yêu trò“… là những bình luận mà cộng đồng mạng dành cho cô trò.
Một tài khoản khác chúc cô mạnh khỏe, hạnh phúc bên gia đình, chân cứng đá mềm vượt qua những khó khăn để tiếp tục gieo chữ cho các em.
Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao
Để các em biết con chữ, những thầy giáo, cô giáo phải 'mang lớp' về tận thôn, bản. Dù nghèo khó bủa vây, sống giữa rừng núi heo hút ở miền Tây xứ Nghệ, các giáo viên vẫn một lòng bám lớp, bám bản ngày ngày âm thầm 'lái đò đưa tri thức về bản làng'.
Ở các huyện miền núi cao Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu (Nghệ An)... những con chữ nhọc nhằn đến được với học sinh nơi đây là nhờ những tấm lòng của những giáo viên "cắm bản". Toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 900 điểm trường lẻ ở cả ba cấp học, trong đó tập trung nhiều nhất ở bậc mầm non và tiểu học. Ở nơi xa trung tâm, việc tổ chức dạy học và bán trú cho học sinh còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Ở miền biên viễn này, nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Nơi đây nhiều bà con dân tộc ăn chưa đủ no nói gì đến việc quan tâm học hành của con trẻ, tình trạng học sinh bỏ học vẫn diễn ra. Do vậy, suốt nhiều năm qua, để duy trì sĩ số, các giáo viên phải đến từng bản, đi từng nhà gặp gỡ và thuyết phục phụ huynh cho con em họ trở lại trường. Dù gian nan, vất vả nhưng các cô giáo bản luôn cố gắng, dành trọn tình thương đến học trò dân tộc, tiếp tục ươm mầm, gieo tri thức với sứ mệnh "trồng người" nơi miền biên viễn.
Thầy giáo Lô Văn Kháy, nhà ở bản Ngọc, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, cách trường gần 30 km. Dạy lớp 2 ở điểm trường lẻ, mỗi tuần thầy chỉ về nhà một lần.
Dù cuộc sống còn bộn bề vất vả nhưng các giáo viên tại các điểm trường vẫn ngày đêm bám bản, bám trường. Những năm gần đây, quy mô của các điểm trường lẻ trên địa bàn Nghệ An ngày càng giảm. Thực tế, đây vẫn là mô hình phù hợp với các huyện miền núi cao giúp học sinh có nhiều cơ hội được đến trường. Điểm trường lẻ ở bản Thắm Hỉn (trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn) cũng được tổ chức một cách bài bản. Nơi đây, hiện đang có gần 40 học sinh của hai lớp 1 và 2 theo học. Đây là điểm trường có gần 100% học sinh là người dân tộc Mông.
Trường Tiểu học Nga My là một trong những trường nằm ở địa bàn khó khăn của huyện Tương Dương. Trường có 443 học sinh, gần một nửa học sinh học ở điểm trường chính. Còn lại, đang học tại 5 điểm trường lẻ, trong đó điểm xa nhất cách điểm trường chính gần 20km. Có những điểm trường chỉ có chưa đến 10 học sinh và phải duy trì lớp ghép.
Điểm trường lẻ ở bản Xốp Kho (xã Nga My) hiện còn học sinh lớp 1 và lớp 2 theo học. Mỗi lớp học ở điểm trường Xốp Kho chưa đến 10 học sinh. Tuyến đường từ điểm trường chính vào điểm bản lẻ chỉ cách khoảng 7km nhưng đường đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào những ngày mưa to, đường trở nên lầy lội. Hiện học sinh của trường đang học tại dãy phòng học cũ kỹ, xuống cấp. Đây là công trình được tài trợ cách đây khoảng 20 năm dành cho học sinh khó khăn ở các huyện miền núi cao.
Niềm vui của học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Nga My.
Theo thầy Kha Văn Thông, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nga My, từ khi triển khai chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, học sinh từ lớp 3 trở lên ở các điểm trường lẻ được chuyển về điểm trường chính và ở bán trú tại trường. Số còn lại, do điều kiện vật chất chưa đảm bảo, đường sá đi lại khó khăn nên các trường vẫn phải duy trì điểm trường lẻ. Ngoài các giáo viên cắm bản, khó khăn nhất với điểm trường lẻ là các giáo viên bộ môn vì hầu như ngày nào họ cũng phải vượt đường núi, đồi vào dạy cho các em những môn như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục.
Cô giáo Lầu Y Pay (sinh năm 1986) là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Những năm qua, cô công tác tại Trường Mầm non Tri Lễ, một trường ở vùng sâu, vùng xa của huyện Quế Phong, trong đó có 9 điểm trường lẻ. Dù được nhà trường tạo điều kiện, nhưng hơn 10 năm qua, cô vẫn tự nguyện xin cắm ở điểm trường lẻ để phục vụ và chăm sóc các học sinh người Mông. "Được làm giáo viên là niềm vui lớn nhất của tôi, những ngày đầu về cắm bản, gian nan vô cùng. Ngày mới về bản, tuổi còn trẻ, sống giữa rừng núi hoang vu, không có điện, sóng điện thoại, thiếu thốn đủ bề, muốn ra ngoài phải đi bộ băng rừng, băng suối", cô Pay chia sẻ.
Hơn 20 năm công tác ở vùng cao, trong đó chủ yếu công tác ở điểm trường lẻ, cô giáo Lê Thị Hải Lý chia sẻ: "Niềm vui lớn nhất là thấy phụ huynh ở vùng cao bắt đầu quan tâm đến việc học của các con. Việc huy động trẻ đến trường của giáo viên vì thế cũng đỡ phần nào. Ở trường các con được học và ăn uống đầy đủ nên phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ"
Ở điểm trường mầm non Thắm Hỉn. để duy trì lớp học bán trú cho trẻ, nhà trường thực hiện mô hình bán trú cô nuôi, giáo viên vừa đứng lớp, vừa tổ chức nấu ăn cho học trò. Điểm trường chỉ có 2 cô giáo nên công việc rất vất vả. Những điểm trường lẻ ở miền Tây xứ Nghệ thực sự là ngôi nhà thứ 2 của con em đồng bào nơi đây. Bằng tinh thần trách nhiệm, bằng tình yêu với học trò, các giáo viên đang cắm bản ở các vùng sâu, vùng xa đang nỗ lực hàng ngày để học sinh mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
"Ngày 20/11, thầy cô ở dưới xuôi có hoa, có quà, đồng bào nơi đây còn mải mê đi nương rẫy, học sinh còn không biết đó là ngày gì. Chúng tôi động viên nhau, vượt qua những phút chạnh lòng, vượt qua tất cả để tiếp tục công việc", cô Pay chia sẻ. Chia tay cô Pay, khi bóng chiều dần buông, cái bắt tay thật chặt và ánh nhìn hân hoan, chào tạm biệt của cô và trò điểm trường bản Huồi Mới như một sự khẳng định niềm tin về tương lai. Dù gian nan, vất vả nhưng các cô giáo luôn cố gắng hết mình, dành trọn tình thương đến học trò, tiếp tục ươm mầm tri thức nơi miền biên viễn.
Bác sĩ trẻ tình nguyện chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao Từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 6/2020 đến nay bác sĩ Nghiêm Thị Thắm tình nguyện về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Động, phát huy tinh thần xung kích vì cộng đồng, nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao. Bác sĩ Nghiêm Thị Thắm khám sức khỏe cho một bệnh nhi tại Trung...