Học trò nghèo dựng lều ở lưng núi để đến trường
Nằm vắt vẻo trên lưng núi, phơi mình giữa cái nắng cháy da là những căn lều nhỏ được lợp bằng tranh, tre, nứa… của học trò nghèo dân tộc thiểu số Quảng Ngãi dựng lên làm nơi trú ngụ để học chữ.
Chúng tôi tìm đến khu lều của 20 học sinh trường THCS Trương Ngọc Khang và THPT Tây Trà (Quảng Ngãi) ở giữa cánh đồng xã Trà Phong vào một chiều tối. Lúc này các em bắt đầu thổi lửa để nấu bữa cơm chiều.
Xung quanh trường có 15 túp lều của các học sinh người dân tộc.
Trong căn lều nằm gần con suối nhỏ, sau giây phút dè dặt trước người lạ, em Hồ Văn Kiệt (ở thôn Hà Riềng, xã Trà Phong, học lớp 7 trường THCS Trương Ngọc Khang), cho biết: “Tuy nhà ở cách trường khoảng 6km nhưng đường đèo núi rất khó đi. Vì vậy sau khi nhờ người quen hỏi giúp địa điểm, em cùng 4 bạn trong lớp ra đây làm lều ở lại để tiện đến trường. Cứ khoảng 2 – 3 tuần là chúng em về nhà 1 lần lấy 14 lon gạo, 50.000 đồng từ cha mẹ để mua thức ăn”.
Còn em Hồ Văn Long, học sinh lớp 12 trường THPT Tây Trà, tâm sự: “Nhà ở thôn Đam, xã Trà Trung cách trường hơn 25km. Mỗi khi mưa to, nước suối dâng cao thì phải nghỉ học. Khi vào lớp 10, em đăng ký vào ở nội trú nhưng không còn chỗ. Vì vậy em rủ 3 bạn cùng quê ra đây dựng lều”.
Video đang HOT
Mỗi lều rộng chừng 10m2, là nơi trú ngụ của 3 – 5 em. Ngoài chỗ được ngăn làm bếp nấu ăn, phần lớn diện tích còn lại được kê 1 bàn học nhỏ và 1 giường ngủ làm bằng tre lồ ô. Để dựng chiếc lều này, các em đã xin gia đình và góp lại được gần 2 triệu đồng mua tre, nứa. Riêng điện thì kéo nhờ nhà người dân cách đó khoảng 300m, mỗi tháng trả 20.000 đồng/lều.
Các em chuẩn bị bữa cơm chiều.
Vất vả là vậy, nhưng khi nói về ước mơ của mình, đôi mắt em Đinh Thị Non, học sinh lớp 8, trường THCS Trương Ngọc Khang, ánh lên niềm vui: “Cuộc sống ở bản của em nhiều nhà vẫn còn thiếu cái ăn, vì thế khi vừa sáng ra thì lũ trẻ phải theo cha mẹ lên nương trồng lúa. Em muốn trở thành cô giáo để dạy cho chúng học chữ, để biết nhiều cái mới, chuyện hay như mình”.
Còn em Hồ Văn Côi, học sinh lớp 12 trường THPT Tây Trà, bày tỏ: “Em muốn trở thành kỹ sư nông nghiệp để về chỉ cho các gia đình trong bản biết cách trồng cây lúa nặng hạt hơn và nuôi heo, gà mau lớn như người dưới xuôi”.
Dù cực khổ nhưng các em có nhiều niềm tin vào tương lai.
Thầy Lê Thanh Tâm, Hiệu phó trường THPT Tây Trà, tâm sự: “Hiện trường có 22 phòng nội trú cho học sinh ở xa. Tuy nhiên năm 2013 – 2014, có trên 420/550 hoc sinh của trường cần chỗ ở lại. Với số phòng hiện có, chỉ bố trí được cho khoảng 180 em. Nếu không xin ở nhờ nhà người dân được thì các em ra đồng dựng lều, xung quanh đây có khoảng 15 cái như vậy. Trường đã kiến nghị lên huyện, tỉnh xây thêm khu nội trú nhưng đến nay vẫn chưa được cấp kinh phí”.
Theo TNO
Cô gái dắt trâu nay vào trường Y
Tiễn cô bé Tăng Thị Ngọc Ánh vào đại học Y dược - Đại học Huế xong, xóm nghèo Lộc Sơn (xã vùng cao Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) trở về yên ắng sau những ngày vui.
Ngọc Ánh thi vào khoa dược đại học Quốc gia Hà Nội với 26,5 điểm và ngành y đa khoa trường đại học Y dược đại học Huế với 25,5 điểm (toán 9 điểm, hóa 8,5 điểm, sinh 8 điểm). Ngọc Ánh vào trường rồi nhưng hành trang chẳng nhiều nhặn gì.
"Từ trước đến nay đây là lần đầu tiên trong xóm có cháu đậu vào trường y, trường dược với số điểm cao, bà con trong xóm đều rất vui mừng và tự hào về Ánh" - anh Võ Hồng Trứ, ở xóm Lộc Sơn, bày tỏ. Sinh ra trong gia đình có ba anh chị em, Ánh là con gái út, do hoàn cảnh khó khăn nên anh và chị Ánh đều phải bỏ học giữa chừng. Ánh cũng vừa học vừa làm đủ thứ việc nhà, đồng áng, chăn trâu cắt cỏ, cuốc đất trồng rau...
Tăng Thị Ngọc Ánh trước khi nhập học.
"Đầu năm lớp 10 em đã có ý định bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình nhưng bố mẹ không cho. Sau khi suy nghĩ nhiều lần em mới tiếp tục đi học". Gia đình nằm ở vùng sâu, cách trường học 30km, đường sá đi lại khó khăn nên khi bước vào cấp III Ánh phải ở trọ để học. Để có đủ tiền chu cấp cho con, ngoài khoản thu nhập chính dựa vào mấy sào ruộng trồng lúa, bố mẹ Ánh còn phải đi làm thuê cho người khác. Thấu hiểu được sự vất vả của bố mẹ nên Ánh biết chỉ có học tốt mới là món quà ý nghĩa nhất dành tặng đấng sinh thành. Trong 12 năm học, Ánh đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và học sinh giỏi.
Nhận tin con gái út trúng tuyển vào đại học y, bà Trần Thị Tuyết, mẹ Ngọc Ánh, vui mừng chia sẻ: dù khó khăn đến mấy bố mẹ cũng cố gắng tạo mọi điều kiện cho con được học.
"Vì địa bàn của em thuộc vùng sâu, vùng xa, người dân mỗi khi đau ốm đi khám bệnh rất khó khăn, nếu bị hơi nặng cứ phải lên thị trấn hoặc xuống Vinh. Vì vậy em cố gắng học để làm bác sĩ giỏi về góp chút sức đỡ phần nào nỗi khổ cực của người dân nghèo". Đậu cả hai trường và Ngọc Ánh chọn học y ở Huế.
Những năm sắp tới trên giảng đường đại học sẽ là một chặng đường dài nhiều khó khăn, thách thức chờ đợi cô bé nhà nghèo ở xóm núi. Dù vậy, Tăng Thị Ngọc Ánh quả quyết: "Em sẽ cố gắng để trở thành một bác sĩ giỏi".
Theo Tuoitre
Hơn 2,3 tỉ đồng học bổng cho học sinh nghèo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp Tập đoàn đầu tư giáo dục toàn cầu Quốc Văn tổ chức trao 13 suất học bổng toàn phần cho học sinh nghèo hiếu học khu vực ĐBSCL, với tổng giá trị hơn 2,3 tỉ đồng. Ảnh minh họa Mỗi suất học bổng trị giá 180 triệu đồng, bao gồm học phí, tiền ăn ở,...