Học trò đến trường sau 9 tháng học online: Suýt mất cảm giác học trực tiếp, thầy cô lo bù lỗ hổng kiến thức
Trong tháng 2 này, hầu hết các địa phương sẽ tổ chức cho học sinh đi học trở lại sau quãng thời gian 9 tháng học online.
Học sinh suýt quên cảm giác trường lớp, phụ huynh nơm nớp nhưng vẫn muốn cho con đi học
Dương Ngọc Lam (lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển) cho biết suốt nhiều tháng học online khiến cho cô bạn đang dần quen với cách thức học tập mới. Ngọc Lam học năm cuối cấp nên đang tập trung vào 3 môn mình thích. Việc học online khiến Lam có thể “xao nhãng” các môn học khác nếu đó không phải nằm trong tổ hợp môn mình chọn. Do đó, cô bạn từng nghĩ rằng việc đi học trực tiếp sẽ không thể dễ dàng làm việc riêng như khi còn ở nhà nữa.
Cũng như Lam, nữ sinh M.K (trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau) cũng cho biết mình đang dần có tâm lý quen học online hơn. Nữ sinh giải thích: “Học online thì thời gian của mỗi tiết sẽ ít hơn và thời gian bắt đầu tiết 1 cũng trễ hơn so với học offline. Thường thì mình sẽ có đủ thời gian để vệ sinh cá nhân, ăn sáng trước khi học. Còn đi học ở trường thì mình phải thức dậy rất sớm để chuẩn bị vì nhà xa trường!”
Dương Ngọc Lam (lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển)
Tuy nhiên ngay sau khi đi học trực tiếp buổi đầu tiên, lấy lại cảm giác được đến trường gặp bạn bè, thầy cô, tâm lý này nhanh chóng được gỡ bỏ. Với Ngọc Lam, cô nàng cho biết: ” Sau ngày đầu tiên, thì mình cảm thấy ổn hơn khi đi học trở lại vì sự tập trung vào bài học cao hơn, với được gặp bạn bè cũng vui hơn!”
“Thật sự thì thấy thầy cô giảng bài trên bảng vẫn dễ vào hơn là nhìn bài giảng soạn sẵn rồi chiếu như lúc học online. Còn như mấy môn tổ hợp, dù có không xét điểm thì ngồi trong lớp cũng phải nghe nên ít nhiều mình cũng học thêm được vào đầu!”, cô nàng tâm sự thêm.
Còn với M.K, sau khi đi học trực tiếp, cô nàng nhận ra ngoài những môn quan trọng với kì thi THPT Quốc gia thì các kiến thức của các môn khác trở nên… mới mẻ. Có môn, nữ sinh thừa nhận kiến thức của mình chỉ nằm ở con số 0.
Học sinh trường THPT Việt Đức trong ngày đầu trở lại trường học
Về phía phụ huynh, nhiều bậc cha mẹ cũng dần mất kiên nhẫn vì việc phải cho con học online một thời gian dài. Việc đi học trong thời điểm này khiến nhiều người khá vui mừng. Chị An Thanh có con đang học lớp 8, ngụ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: “ Sau nhiều tháng ở nhà học online cũng nhiều lúc chán, cả ngày con tôi chỉ loanh quanh ở nhà nên khi có thông báo được đi học lại cả nhà cũng mừng. Vì việc học cứ phải trực tiếp thì thầy cô mới sát sao cho học được, cái nữa là rèn luyện tác phong cho đỡ yếu người!”
Còn anh Thắng, hiện ngụ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, có con đang học lớp 9 bộc bạch: “ Con tôi gần cuối cấp rồi nên rất mong việc học được ổn định, chứ thay đổi nhiều quá thành ra sợ hãi, không thích nghi kịp mà học. Trong hoàn cảnh này thì chỉ biết chăm sóc và nhắc nhở con mình cẩn thận hết sức thôi chứ không còn làm gì được!”
Video đang HOT
Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) và THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch khi trở lại trường
Các học sinh F0 vẫn được học online, thầy cô tìm cách vá “lỗ hổng” kiến thức cho học trò
Sau những buổi đầu tiên đón học sinh đến trường, nhìn chung mọi thứ đều được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho thầy và trò. Tất nhiên, sau 9 tháng thì phấn khởi, vui mừng khi lại được đi học trực tiếp là tâm trạng chung của đa số học sinh.
Cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên trường THPT Trần Phú, Lâm Đồng cho biết sau cả học kỳ cô trò chỉ gặp nhau qua màn hình nên khi được đi học trực tiếp thì cô rất sung sướng và háo hức. “Mình thấy vui vì được đứng trên bục giảng quen thuộc, gặp mặt nhiều học sinh. Đặc biệt là các bạn khối 10 mới vào trường, và gặp lại cả những đồng nghiệp nữa!”, cô chia sẻ.
Thầy Đặng Việt Hà – Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết dù việc học tập trực tiếp bị gián đoạn trong thời gian dài nhưng học trò đi học đã nhanh chóng vào guồng. Thầy cho biết, tỉ lệ học sinh đi học trở lại rất cao, hiện chỉ có khoảng 70-80 học sinh chưa thể đến lớp trong tổng số hơn 1.800 học sinh vì liên quan tới dịch Covid-19.
Được biết nhà trường cũng đã ghi nhận một vài trường hợp hôm trước đi học nhưng hôm sau đành phải nghỉ vì tiếp xúc hoặc được phát hiện là F0. Tuy nhiên, giáo viên trong trường đã được tập huấn rất kỹ lưỡng về tình huống này và đã xử lý kịp thời, đến nay chưa phát hiện trường hợp F0 nào tại lớp học.
Cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên trường THPT Trần Phú, Lâm Đồng bày tỏ tâm trạng háo hức vì được đi dạy trực tiếp trở lại
Còn tại trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc học dường như cũng trở lại bình thường. Tỉ lệ học sinh đi học trở lại của trường cũng rất cao, số học sinh chưa thể đến lớp chỉ chiếm khoảng 0,5 đến 0,6% trên tổng số hơn 800 học sinh. Các học sinh này hầu hết đều liên quan tới Covid-19 và đang cách ly tại nhà. Với những học sinh này, nhà trường đã bố trí cho các em được học online.
Thầy Vũ Đình Hà, hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện tại, n hìn nhận về dịch Covid-19 cũng thay đổi nên tư tưởng của phụ huynh và học sinh đã hiểu rõ hơn là mình phải sống chung với môi trường này. Thêm nữa tâm lý học sinh đang rất mong muốn đến trường nên hiện tại các em đều không gặp trở ngại về vấn đề tâm lý mà rất phấn khởi, đặc biệt là học sinh lớp 12!”
Dù chưa gặp trường hợp học sinh gặp các vấn đề về tâm lý quá nghiêm trọng song tình trạng phổ biến xảy ra ở học trò khi trở lại trường là bị hổng kiến thức khi học online. Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An chia sẻ: “Có những học sinh chăm ngoan, nghe lời thì kiến thức tiếp thu vẫn rất ổn , tuy nhiên có 1 số học sinh thời gian vừa qua bị bỏ lỏng nên kiến thức không tốt!”
Học sinh trường Việt Đức, Hà Nội háo hức trong buổi đầu đi học lại
Nữ sinh Ngọc Lam cũng thừa nhận việc mình bị sa sút kết quả học tập ở một số môn. Cô bạn cho biết: “Môn Sinh học là môn khó tiếp thu nhất. Năm trước học trực tiếp thì môn này mình học cũng không đến nỗi. Năm nay thì tệ hẳn, như năm ngoái thì em cũng sẽ được tầm 6-7/10 điểm cho môn này. Nhưng năm nay thì kiến thức thật sự của mình chỉ là khoảng 1-2 điểm thôi!”
Trước tình hình này, hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết, nhà trường đã lên phương án yêu cầu tất cả các giáo viên rà soát lại toàn bộ những trường hợp thiếu hụt kiến thức của các bộ môn. Trên cơ sở đó tổng ôn cho học sinh, những trường hợp học tốt không cần ôn thì dạy bài mới.
“Việc này sẽ thực hiện tùy theo lớp và tùy theo đơn vị kiến thức cũng như từng phân môn, chúng tôi giao cho giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc giúp các con lấy lại được toàn bộ kiến thức trong thời gian học online!”, thầy Việt Hà chia sẻ thêm.
Học sinh TP.HCM đã đi học lại từ trước Tết
Chuyên gia tâm lý cảnh báo các vấn đề tâm lý của học trò sau khi đi học trở lại
Trước thông tin học sinh quay trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà học online, Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung (giảng viên bộ môn Tâm thần và Tâm lý học Lâm sàng tại ĐH Quốc gia Hà Nội) cảnh báo học sinh có thể gặp một số vấn đề về tâm lý khi đến lớp. Trong đó vấn đề về việc thích ứng với hoàn cảnh mới là điều đáng lưu tâm.
Anh cho biết: “Khi đi học lại, c ác con có thể phải thích nghi hoàn cảnh mới (cũ ngày xưa). Hoàn cảnh mới phải dậy sớm đến trường đi ra ngoài, đi học phải nghiêm túc cẩn thận hơn. Cần phải ghi chép bài đầy đủ. Dẫn đến việc học sinh không thích ứng với môi trường mới. Quá trình này phải mất khoảng vài tuần thì mới thích nghi được!”
Ngoài ra, vấn đề về nỗi lo nhiễm Covid-19 cũng là rào cản tâm lý có thể học trò sẽ mắc phải. “ Một vài bạn mang tính lo âu, sợ hãi khi gặp người lạ, gặp người này người kia. Điều này khiến tâm lý học sinh thêm ám ảnh. Có thể xảy ra tâm lý không muốn đi học vì sợ!”
Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung
Thêm nữa, việc đi học trở lại cũng khiến các bậc phụ huynh phải chú ý vào việc các vấn nạn học đường có thể sẽ xảy ra như ở thời điểm trước đó như bắt nạt học đường, nguy cơ sử dụng chất kích thích,…
Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung lưu ý cha mẹ và thầy cô không nên kỳ vọng quá nhiều vào học trò trong giai đoạn đầu tiên khi đi học lại, không nên trừng phạt hay có biện pháp mạnh vì trẻ con luôn có những thứ chưa thích nghi hoặc chưa thể hoàn thành. Anh cho rằng, nếu càng khắt khe thì càng khiến học sinh tìm cách chối, thậm chí còn chán học hơn.
Ở lớp, thầy cô nên chú ý quan sát xem có học sinh nào đặc biệt không, có trò nào thường xuyên nghỉ học, tâm lý các em thế nào. Còn phụ huynh cũng nên chủ động thay đổi hoàn cảnh sống khi con sống trong môi trường khác, theo dõi, cố gắng giúp đỡ con trong giai đoạn này.
“Với những trẻ có tiền sử lo âu, trầm cảm, bị bắt nạt ở trường học, các bạn nên kết nối với bác sĩ, những người đã và đang điều trị cho bạn đó để hỗ trợ bạn tốt nhất khi quay lại trường học”, thạc sĩ Chung chia sẻ thêm.
Phụ huynh Hà Nội vất vả đưa đón con những ngày đầu trở lại trường
Từ ngày 10/2, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội được trở lại trường học trực tiếp.
Dự kiến, ngày 21/2 tới Hà Nội sẽ cho toàn bộ học sinh lớp 1 đến lớp 6 các quận nội thành đi học. Tuy nhiên, hiện các trường chỉ học 1 buổi/ngày, kết hợp với học trực tuyến khiến phụ huynh, học sinh bị xáo trộn hơn trong thời gian đầu.
Phụ huynh, học sinh Hà Nội những ngày đầu trở lại trường học. (Ảnh minh họa)
Loay hoay vừa học trực tiếp vừa học online
Trước đây, học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày thì nay áp dụng phương án phòng, chống dịch bệnh, các trường chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ ngày, nhà trường không tổ chức bán trú. Ngay khi học sinh trở lại trường, nhiều phụ huynh đã than "quay cuồng", vợ chồng chia nhau nghỉ làm để đi đón con học ở các cấp khác nhau.
Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu đã cho học sinh đi học trực tiếp thì nên cho học cả 2 buổi thay vì đan xen trực tiếp, trực tuyến như hiện nay. Họ cũng xác định, việc đi học trở lại chắc chắn sẽ có rủi ro, nhưng học sinh đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19 nên nguy cơ mắc bệnh cũng giảm thiểu đáng kể. Do đó, việc học 1 hay 2 buổi không phải là yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nhưng ngược lại, điều này gây nhiều khó khăn cho cả học sinh và phụ huynh.
Anh Vũ Khắc Ngọc - một phụ huynh cho rằng, việc không tổ chức bán trú và chỉ học một buổi tại trường, một buổi trực tuyến gây khó khăn cho phụ huynh và khiến trẻ vất vả. Gia đình anh Ngọc sống tại quận Hai Bà Trưng nhưng con lại học trường ở Đông Anh. Không chỉ con anh, nhiều học sinh khác cũng sống xa trường, đặc biệt với những gia đình cho con học trường tư. Anh Ngọc tính, nếu con di chuyển bằng xe tuyến, 6h30 con đã phải lên xe, 8h đến trường, 11h đi về, ăn cơm, lại vào học online lúc 13h. Như vậy, trẻ rất mệt mỏi.
Theo đó, trước đây, con đi học sớm rồi ăn sáng tại trường. Nay nếu không tổ chức bán trú, trường có tiếp tục lo bữa sáng hay không cũng là vấn đề. Do đó, anh Ngọc đánh giá việc không tổ chức bán trú và chỉ học một buổi tại trường, một buổi trực tuyến gây khó khăn cho phụ huynh và khiến trẻ vất vả. "Học nửa buổi, không bán trú gây phiền toái rất lớn cho các gia đình. Trường cũng loay hoay. Lẽ ra, 10/2, các con trở lại lớp. Tuy nhiên, vì nhiều phụ huynh ở xa chưa sắp xếp được, trường đang lùi ngày mở cửa sang tuần sau nhưng chưa có gì chắc chắn", anh Ngọc bày tỏ.
Ngoài ra, theo anh Ngọc, một khi học sinh đã đến trường, tiếp xúc với nhau, học 1 buổi hay 2 buổi không có sự khác biệt nhiều về nguy cơ mắc Covid-19. Việc mở cửa trường học trở lại là một trong những điều kiện để xã hội trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, phụ huynh không thể nào đảm bảo năng suất làm việc khi còn phải phân tâm đưa đón, lo ăn uống cho con.
Cô Nguyễn Thị Hiền, Trường Đoàn Thị Điểm cũng bày tỏ quan điểm, Hà Nội quy định "không tổ chức bán trú, học trực tiếp 1 buổi/ngày để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19" nhiều bất cập và gây khó khăn cho phụ huynh. Bởi học 1 buổi hay 2 buổi, nguy cơ lây nhiễm là như nhau. Theo cô Hiền, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cần tính toán lại quy định này để phụ huynh, nhà trường và học sinh không vất vả khi thích ứng trạng thái bình thường mới.
Làm thế nào ứng phó phù hợp?
Tại Hải Phòng, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (ngày 7/2/2022), 100% các trường THCS, THPT, GDTX đón học sinh trở lại học trực tiếp. Các quận, huyện thực hiện rà soát, kiểm tra các điều kiện để mở cửa đón học sinh mầm non, tiểu học trở lại học trực tiếp, chậm nhất vào ngày 14/2/2022.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã về kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục và làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về công tác giáo dục và đào tạo. Tại đây, Đoàn đã đến khảo sát thực tế tại Trường Tiểu học Minh Tân, Trường THCS Kênh Giang, Trường THPT Ngô Quyền.
Đánh giá cao sự thận trọng của nhà trường khi thực hiện mở cửa từng bước, tổ chức giãn lớp, chia ca để dạy học, Bộ trưởng cũng nhắc lại khuyến cáo của các chuyên gia y tế khi cho rằng, việc học sinh đến trường học một buổi hay bán trú cả ngày về mặt phòng dịch là không khác nhau nhiều. Do đó, để tạo thuận lợi cho phụ huynh yên tâm làm việc và đưa đón con cái, cũng như sinh hoạt của học sinh được nền nếp thì việc đưa học sinh quay trở lại học tập trực tiếp nên thực hiện đầy đủ và thống nhất.
"Chúng ta nên thực hiện đầy đủ, làm sao vừa đảm bảo việc dạy học của các cháu, vừa thuận lợi cho chăm sóc, đưa đón của phụ huynh. Tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh yên tâm trong công việc, từ đó tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội", Bộ trưởng nói.
Đồng thời, nhấn mạnh với các thầy, cô giáo Trường THPT Ngô Quyền, ngoài lưu ý nhà trường cần tiếp tục trạng thái bình thường mới trên tinh thần không lo lắng thái quá nhưng cũng không chủ quan để có sự ứng phó tốt nhất, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn các thầy, cô giáo sẽ trao đổi, hỗ trợ để các em học sinh có thái độ bình tĩnh, lấy hiểu biết, kiến thức các kỹ năng phòng chống dịch làm đầu để tránh hoang mang, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ứng phó với dịch bệnh bình tĩnh, không hoảng hốt, thể hiện rõ sự hiểu biết.
Trước thực trạng một số trường bố trí cho học sinh học 1 buổi/ngày khiến cho việc chăm sóc, đưa đón của phụ huynh bị xáo trộn, Bộ trưởng đề nghị thành phố Hải Phòng nhất quán, thống nhất trong việc bố trí học sinh, với những trường có điều kiện bán trú nên tổ chức cho học sinh học bán trú. "Chúng ta vẫn lấy đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên làm đầu nhưng phải có sự ứng phó phù hợp. Đã thấy yên tâm đưa các cháu đến trường và đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch thì cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động học tập trực tiếp", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhiều trường ĐH lên lịch cho sinh viên đi học lại TS Nguyễn Thanh Giang, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF), cho biết sau thời gian học online để phòng chống dịch Covid-19, sinh viên của trường sẽ trở lại trường học trực tiếp từ tháng 2-2022. Cụ thể, sinh viên khóa 2019 học từ ngày 14-2, sinh viên khóa 2018 và 2020 học trực tiếp từ ngày...