“Học trò còn đánh nhau, dọa thầy cô… còn phải dạy chữ “lễ” trong trường”

Theo dõi VGT trên

“Ngày nào mà các hiện tượng học trò đánh nhau, rủ nhau đua xe, dọa đánh thầy cô… còn xảy ra thì còn cần dạy chữ “lễ” trong trường học”.

Nên lược bỏ chứ không loại bỏ “lễ” trong trường học

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Nam (Đại học Bristol, Vương quốc Anh), làm việc cho Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu – AVSE Global, chia sẻ với Dân trí quan điểm về vấn đề nên hay không nên loại bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” tại các trường học.

Anh Hoàng Nam nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” là một phương châm giáo dục từ xa xưa, xuất phát từ quan điểm của Nho giáo. Như vậy ngày nay, “lễ” có nên loại bỏ không? Tôi cho rằng vừa nên và vừa không nên, điều này cần được triển khai ở các bậc học khác nhau. Nghi lễ, lễ giáo thuộc về phạm trù truyền thống. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cần được thực hiện thông qua những lời nói, cử chỉ, trong đời sống hàng ngày”.

Học trò còn đánh nhau, dọa thầy cô... còn phải dạy chữ lễ trong trường - Hình 1

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Nam cho rằng Nên lược bỏ chứ không loại bỏ “lễ” trong trường học. (Ảnh: NVCC)

Anh Nam lấy ví dụ về biểu hiện của “lễ” trong cách xưng hô. Ở các quốc gia Á Đông phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn giữ việc xưng hô theo thứ bậc xã hội từ bao đời nay. Thế nhưng ở các quốc gia phương Tây như Anh Quốc, Hoa Kỳ, cách xưng hô vai vế không được sử dụng trong ngôn ngữ thường nhật mà chỉ dùng trong những trường hợp trang trọng. Học sinh bậc phổ thông thường gọi giáo viên bằng họ, kèm các tiền tố như Dr, Mr, Ms khi ở trên lớp và được phép gọi tên riêng trong những dịp thân mật.

“Đối với một quốc gia coi trọng “lễ” như ở Việt Nam, những phép tắc lễ nghĩa cần phải được giữ lại, bởi đó là một phần của việc giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc và giáo dục đóng vai trò tối quan trọng trong nghĩa vụ thiêng liêng này.

Mặt khác, việc lược bỏ các thủ tục lễ tiết một cách phù hợp cũng nên được triển khai, đặc biệt ở các bậc học cao hơn. Giản lược lễ tiết cũng nhằm cởi bỏ sự gò bó, tăng sự thoải mái về tâm lý, từ đó tạo ra môi trường nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu cho người học.

Sẽ cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn để đánh giá tác động của chữ “lễ” trong giáo dục, ảnh hưởng tới quá trình học tập, nghiên cứu của học viên. Tuy nhiên, phương pháp “thầy/cô đọc, trò chép” không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Cách giao tiếp giữa người dạy và người học không nên chỉ từ một chiều, mà cần có sự trao đổi qua lại, tôn trọng lẫn nhau.

Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, nhưng ngược lại, cũng chính là người thu nạp kiến thức. Người học trong quá trình học cũng có thể đưa ra góc nhìn mới về một vấn đề sẵn có hay thậm chí là đưa ra được những phát kiến mới.

Video đang HOT

Từ góc độ của một người đã trải nghiệm nhiều môi trường học tập và làm việc khác nhau, đối với tôi, một nhà giáo thành công không chỉ cung cấp thông tin cho người học, mà còn là người cổ vũ, động viên, kích thích người học đưa ra những quan điểm cá nhân, tư duy phản biện.

Những thông tin, quan điểm nào nên được chấp nhận phụ thuộc vào từng lĩnh vực, chuyên môn. Là những người truy cầu kiến thức, trong quá trình trao đổi học thuật có thể người dạy hoặc người học đưa quan điểm chưa chính xác, điều đó là bình thường, song, mọi quan điểm cần được tôn trọng.

Tuy nhiên, cần lưu ý là nên lược bỏ chứ không loại bỏ “lễ” trong môi trường học tập tại Việt Nam. Bởi lẽ, sẽ là bình thường nếu một sinh viên nói chuyện với giáo viên ở trường bằng tiếng Anh: “Hello Harry” hay “Hey Oscar” khi được cho phép. Song tôi không nghĩ là sẽ có nhiều thầy cô giáo ở Việt Nam cảm thấy thoải mái khi nghe học trò gọi một cách trống không: “Trang ơi” hay “Ê Trang”. Đó là sự khác biệt về văn hóa!

Đối với tôi, quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm là có cơ sở, sơ bộ mà nói thì là một ý kiến hay, nhưng có thể do cách truyền đạt hoặc thông tin chưa đầy đủ nên chưa rõ ý. Điều này khiến cho dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này”, anh Hoàng Nam cho hay.

Xã hội cần người có lễ nghĩa nên học trò cần học “lễ”

Tiến sĩ Chu Đức Hà, làm việc tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Ngày nào mà các hiện tượng học trò đánh nhau, rủ nhau đua xe, dọa đánh thầy cô… còn xảy ra thì còn cần dạy chữ “lễ” trong trường học”.

Học trò còn đánh nhau, dọa thầy cô... còn phải dạy chữ lễ trong trường - Hình 2

Tiến sĩ Chu Đức Hà cho rằng “lễ” cũng quan trọng và cần phải truyền dạy giống như “Năm điều Bác Hồ dạy”. (Ảnh: NVCC)

Theo Tiến sĩ Hà, ý nghĩa của câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” cho tới thời đại ngày nay vẫn còn giá trị. So sánh giữa xưa và nay, anh Chu Đức Hà cho rằng,
“lễ” của Nho giáo là khuôn khổ cứng nhắc, không được phép làm trái hay xê dịch. Còn “lễ” của ngày nay là những quy định, quy tắc phù hợp, có tính mềm mỏng hơn nhưng vẫn là trụ cột của bất cứ môi trường xã hội nào, trong đó có trường học.

“Ngày xưa, thầy nói trò răm rắp nghe theo, còn ngày nay, nhiều ngôi trường phổ thông rất tích cực phát triển cái tôi của học sinh, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Tuy nhiên, sự phát triển của cái tôi cũng cần nằm trong khuôn khổ cái ta chung của cả xã hội.

Vậy, thế nào là chuẩn mực của “lễ” trong trường học, chúng ta cần làm rõ và nên giữ lại những điều quan trọng nhất, giống như là “Năm điều Bác Hồ dạy”, anh Chu Đức Hà cho hay.

Tiến sĩ Hà cho rằng, để phân định rạch ròi về “lễ” sao cho phù hợp giữa thầy và trò cần có góc nhìn, đánh giá nhiều chiều để thấy được những tác động bên ngoài tới người thầy và người trò từ đó thấy được rằng môi trường giáo dục trong gia đình, xã hội cũng có những tác động tới hình thành nhân cách, thái độ, hành vi của mỗi cá nhân.

“Nhiều khi người học đã quen nếp sống thoải mái ở nhà, thích chơi thì chơi, ăn thì ăn, học thì học… Do vậy ở trường cần có những quy củ để “đánh thức” người học, như là đến giờ ăn trưa tập thể phải cùng ăn, đến giờ học là không được nghịch điện thoại… Những quy củ này giúp người học có tinh thần học tập tập trung hơn, đồng thời không hề ảnh hưởng tới tính sáng tạo của học trò mà ngược lại, rèn luyện tính kỷ luật”, anh Hà nói.

Mặc dù vậy, Tiến sĩ Hà nhìn nhận luôn có hai mặt của một vấn đề, hiếm có vấn đề nào hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai triệt để. Là một người thầy, anh Hà thấy rằng bản thân anh luôn cần phải mở rộng tầm nhìn, liên tục đổi mới phương thức dạy học mới mẻ nhưng đồng thời vẫn cần gìn giữ, truyền đạt chữ “lễ” cho học trò vì xã hội cần những người biết cách cư xử, có lễ nghĩa và tôn trọng lẫn nhau.

Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư?

Ngày bé, tôi thường véo von câu hát: "Có con chim vành khuyên nhỏ/Dáng trông thật ngoan ngoãn quá/Gọi dạ, bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà"...

Bỗng dưng tôi nhớ lại câu hát ấy khi một người quen thả lên tường facebook ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm đề xuất không nên tiếp tục dùng khái niệm "Trồng người", "Tiên học lễ - hậu học văn".

Vâng lời mới được khen ngoan

GS Thêm cho rằng đó là biểu hiện của tính thụ động trong giáo dục và kiềm chế sự sáng tạo của con người. Hàng trăm comment bên dưới cười cợt, phản đối, nhạo báng, thậm chí xúc phạm vị giáo sư. Có người dẫn lời Hồ Chủ tịch "có tài mà không có đức thì vô dụng" để đồng nhất lễ với đức.

Tôi không nhận ra mình kém cỏi cho đến khi bước vào giảng đường đại học. Tôi ngước lên các vị giáo sư, tiến sĩ trên bục giảng và cắm cúi ghi chép; tôi không thể nghĩ ra câu nào cho ra hồn để thắc mắc mỗi khi kết thúc tiết học. Giảng viên (chắc không trông đợi gì ở đám sinh viên mặt mũi nghền nghệt) hỏi một câu vô vọng "có ai thắc mắc gì không"?, với lũ học trò, hoặc không dám phản bác thầy, hoặc coi lời thầy là chân lý.

Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư? - Hình 1

Thầy đọc - trò chép

Rồi ra trường, đi làm, dự những buổi học - thảo luận với giảng viên ngoại, tôi càng thấy mình cách xa họ vời vợi về khả năng tư duy độc lập, phản biện.

Mà không chỉ riêng mình, nhìn ra xung quanh, tôi thấy vô vàn những tương tự. Nhìn trên cao, trong những cuộc chất vấn tầm vóc nhà nước, có bao nhiêu ý kiến khác biệt với số đông, có bao nhiêu người tranh biện để bảo vệ quan điểm của mình? Nhìn tầm trung, ở nơi làm việc, có bao nhiêu người dám "cãi" sếp? Nhìn vào từng gia đình, đứa con nào vâng lời bố mẹ mới được khen ngoan.

Người nước ta, từ đời nọ qua đời kia, dạy nhau phải ngoan, phải thủ lễ trước hết: "Tiên học lễ, hậu học văn". Mà cái lễ phải theo lẽ tôn ti trật tự: "Trứng đòi khôn hơn vịt", "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "Cá không ăn muối cá ươn/Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư"...

Người Việt có một từ rất hay là "cãi". Ai có ý kiến không giống mình được liệt ngay vào dạng "cãi". Mà đã "cãi", tức là không ngoan. Và khái niệm ngoan thì đầy thiên kiến, thụ động: Gọi dạ bảo vâng! Ngoan ngoãn là một cái đích hướng tới của giáo dục.

Có tranh luận mới tìm ra chân lý

Một người viết khác cũng đang chịu vô vàn phỉ báng (chứ không phải tranh luận có lý lẽ) khi nêu quan điểm không nên bắt trẻ luyện chữ đẹp, trăm người bằng chằn chặn một vẻ như in.

Tôi lướt comment, hầu hết là: Nết chữ nết người, phải rèn chữ để rèn nết. Vậy, suy ra, mặc định trong suy nghĩ của số đông, cứ ai viết chữ đẹp là người tốt, chữ xấu là người không ra gì! Thật kỳ lạ.

Mỗi con người là một cá thể. Xã hội chỉ đa dạng, đa nguyên khi mỗi con người là một cá thể độc lập. Càng nhiều sự khác biệt càng thúc đẩy sự phát triển. Có tranh luận mới tìm ra chân lý.

Nhưng có vẻ như số đông chúng ta không đang tranh luận mà chỉ cãi nhau theo lối cảm tính, lấy số đông áp đảo số ít, đa số thắng thiểu số, không chút phân vân đi theo lối mòn đã được vạch sẵn và luôn thấy đó là con đường duy nhất đúng. Nên mới có những cuộc phỉ báng, ném đá tập thể những người không giống mình.

Cuộc gọt giũa từ gia đình - trường học - nơi làm việc - xã hội đã cho ra kết quả là những con người tròn trịa, "gọi dạ, bảo vâng".

Khi học cấp 1, tôi viết bài văn kể chuyện một cậu bé bắt chim về nuôi, rồi con chim con tội nghiệp ấy lìa đời. Cô giáo rất cáu, và cô mất khá nhiều năng lượng để chỉ cho tôi thấy tôi đã sai ở điểm nào: Con chim ấy phải được thả về với bầu trời tự do, sau khi cậu bé nhận ra lỗi lầm của mình. Tôi, đứa học trò cấp một, đã học một cách sâu sắc bài học ấy.

Dù chúng ta có muốn tin hay không, có thừa nhận hay không, thì chúng ta đã và đang được "trồng" như thế đó, để không thành những con người độc lập, có khả năng tư duy độc lập, dám bước chệch ra khỏi lối mòn để tìm kiếm cái mới.

Có một lý thuyết được Thomas Harris, nhà văn nổi tiếng người Mỹ đúc kết bằng một câu rất phũ: "Sự im lặng của bầy cừu".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cuối cùng, cũng hiểu được nguyên nhân khiến Trần Hiểu quyết tâm rời bỏ cuộc hôn nhân với Trần Nghiên HyCuối cùng, cũng hiểu được nguyên nhân khiến Trần Hiểu quyết tâm rời bỏ cuộc hôn nhân với Trần Nghiên Hy
20:52:08 03/04/2025
Tại sao Khánh Vy bị chỉ trích vì tương tác với Jisoo (BLACKPINK)?Tại sao Khánh Vy bị chỉ trích vì tương tác với Jisoo (BLACKPINK)?
21:37:32 03/04/2025
Điều gì đã xảy ra với gã thợ sửa máy tính phát tán 1.300 ảnh nóng của Trần Quán Hy và dàn ngọc nữ Cbiz?Điều gì đã xảy ra với gã thợ sửa máy tính phát tán 1.300 ảnh nóng của Trần Quán Hy và dàn ngọc nữ Cbiz?
20:21:17 03/04/2025
Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"
23:44:14 03/04/2025
Huỳnh Anh Tuấn hé lộ sự thật là "anh em cùng cha khác mẹ" với một sao nam đình đám?Huỳnh Anh Tuấn hé lộ sự thật là "anh em cùng cha khác mẹ" với một sao nam đình đám?
22:31:31 03/04/2025
Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãiMàn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi
19:41:26 03/04/2025
Vợ Tuấn Hưng lên tiếng về biểu cảm 'lạ' gây tranh cãiVợ Tuấn Hưng lên tiếng về biểu cảm 'lạ' gây tranh cãi
22:03:38 03/04/2025
Sở Văn hóa nhắc nhở ý thức ứng xử trên mạng sau vụ ồn ào của ViruSsSở Văn hóa nhắc nhở ý thức ứng xử trên mạng sau vụ ồn ào của ViruSs
21:17:51 03/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia Malaysia: Chính sách thuế quan mới của Tổng thống D.Trump gây áp lực đối với cả Mỹ và ASEAN

Chuyên gia Malaysia: Chính sách thuế quan mới của Tổng thống D.Trump gây áp lực đối với cả Mỹ và ASEAN

Thế giới

05:38:07 04/04/2025
Cũng theo Giáo sư Kim Beng, tác động tức thời nhất là lạm phát, cả ở Mỹ và trên toàn thế giới. Khi chi phí nhập khẩu tăng, các doanh nghiệp sẽ chuyển những chi phí này cho người tiêu dùng, đẩy giá lên cao.
Anh trai vừa dẫn bạn gái về nhà ra mắt, bố mẹ tôi đã giục cưới vội vì lý do này

Anh trai vừa dẫn bạn gái về nhà ra mắt, bố mẹ tôi đã giục cưới vội vì lý do này

Góc tâm tình

05:19:57 04/04/2025
Cuối tuần vừa rồi nhà tôi vui như hội, khi anh trai tôi đưa bạn gái về ra mắt, chưa kịp biết lai lịch cô gái ấy thế nào, nhưng bố mẹ tôi đã vội giục anh trai tôi sớm cưới để ông bà có cháu.
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"

Phim việt

23:41:36 03/04/2025
Phim chạm đến những ngóc ngách sâu kín, diễn tả nỗi đau của người vợ, người mẹ khi mất chồng, mất cha, mất người thân vì bão biển.
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái

MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái

Nhạc việt

23:38:21 03/04/2025
MONO chạy lên khu ghế khách mời, trao cái ôm nhẹ nhàng nhưng cực tình dành cho đàn chị. Tương tác giữa 2 nghệ sĩ thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông và khách mời có mặt tại buổi họp báo.
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần

Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần

Sao việt

23:19:58 03/04/2025
Người ta tưởng đâu tôi giàu lắm nhưng tôi chỉ giàu tình cảm thôi, nên có bao tiền đều phát hết, không để lại đồng nào trong người.
NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'

NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'

Hậu trường phim

23:09:43 03/04/2025
NSND Như Quỳnh, đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Đặng Thái Huyền cũng dàn nghệ sĩ chia sẻ sự xúc động, thán phục khi xem lịch sử Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?

Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?

Phim châu á

22:19:06 03/04/2025
Tháng 4, thị trường điện ảnh Trung Quốc chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt phim mới với những vai diễn từ các ngôi sao Lương Triều Vỹ, Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng.
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động

Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động

Sao châu á

22:16:59 03/04/2025
Xuất hiện sau 6 năm vắng bóng, Park Han Byul chia sẻ cô từng trải qua chuỗi ngày sống như địa ngục khi chồng - doanh nhân Yoo In Suk, vướng bê bối Burning Sun
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio

Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio

Sao âu mỹ

22:11:53 03/04/2025
Tài tử đoạt giải Oscar - Leonardo DiCaprio, vừa xuất hiện với một diện mạo hoàn toàn mới, giữa lúc rộ lên tin đồn anh đã đính hôn với bạn gái - người mẫu Vittoria Ceretti.
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn

Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn

Tv show

21:55:08 03/04/2025
Sau thời gian giữ kín, chương trình Đấu trường gia tốc chính thức ra mắt khán giả. Đây là một chương trình truyền hình thực tế nhập vai sinh tồn được mua bản quyền từ Nhật Bản.
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam

Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam

Netizen

21:48:05 03/04/2025
Trưa 3/4, Madam Pang có mặt ở Việt Nam chuẩn bị dự khán trận giao hữu quốc tế giữa U17 nữ Việt Nam và U17 nữ Thái Lan diễn ra cùng ngày tại sân bóng Học viện Cảnh sát .