Học trò chán sử là di chứng của phương pháp dạy và học

Theo dõi VGT trên

(GDVN) – Giáo dục lịch sử trong thời kỳ toàn cầu hóa cần phải chú trọng tới phương pháp của sử học.

LTS: Sau khi đăng tải bài viết “Hướng đi nào cho giáo dục lịch sử ở Việt Nam?”, tòa soạn nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi, đóng góp từ độc giả trong và ngoài nước. Các ý kiến đều rất mong muốn được đón đọc bài tiếp theo.

Ở bài này, tác giả Nguyễn Quốc Vương sẽ tập trung làm rõ tái xem xét mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử để phát triển và vận dụng phương pháp chỉ đạo học tập lịch sử thích hợp.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Theo tác giả Nguyễn Quốc Vương, việc xác định mục tiêu – triết lý của giáo dục lịch sử có mối quan hệ quyết định trực tiếp tới các phương pháp chỉ đạo học tập lịch sử.

Di chứng từ phương pháp dạy lịch sử

Nếu như mục tiêu của giáo dục lịch sử là “truyền đạt tri thức lịch sử”, “làm cho học sinh hiểu biết, nắm vững các sự kiện lịch sử”… thì đương nhiên các phương pháp chỉ đạo học tập lịch sử trong thực tế sẽ bị biến thành “phương pháp dạy học”.

Các phương pháp này cho dù được cải biến và du nhập các kĩ thuật dạy học tiên tiến từ nước ngoài như: dạy học theo dự án, ứng dụng công nghệ thông tin (trình chiếu powerpoint, sơ đồ tư duy, các phần mềm biên tập phim, ảnh, video..) đi chăng nữa nhưng tư duy chỉ đạo nó vẫn là tư duy “truyền đạt tri thức”.

Nghĩa là giáo viên sẽ làm bằng mọi cách sao cho học sinh ghi nhớ, hiểu một lượng tri thức lịch sử và các quan điểm lý giải chúng đã được quyết định sẵn một cách hiệu quả.

Với cách dạy này, học sinh có thể có được điểm số cao và giáo viên có cảm giác yên tâm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hệ quả và di chứng để lại trong trí tuệ, tâm hồn người học rất lâu dài và không dễ sửa chữa.

Học sinh có xu hướng trở thành người thụ động và độc đoán khi tiếp cận chân lý và giao tiếp với người khác trong môi trường đa văn hóa, đa giá trị.

Học trò chán sử là di chứng của phương pháp dạy và học - Hình 1

Ảnh minh họa. GDTĐ

Một khi xác định mục tiêu triết lý của giáo dục lịch sử là giáo dục nên “nhận thức lịch sử khoa học” và “phẩm chất công dân” nhằm hình thành nên người công dân có tư duy độc lập và tinh thần tự do thì công việc tiếp theo cần phải làm là tái xem xét mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử.

Video đang HOT

Tình trạng dạy học lịch sử kiểu nhồi nhét, truyền đạt tri thức lịch sử và thi cử thử thách trí nhớ của học sinh hiện nay có nguyên nhân xuất phát từ việc nhận thức phiến diện về mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử.

Đó là quan niệm cho rằng “giáo dục lịch sử truyền đạt thành tựu của sử học”.

Khi giới hạn mối quan hệ giữa hai ngành ở phạm vi hẹp như vậy, sách giáo khoa lịch sử đương nhiên trở thành nơi trình bày la liệt sự kiện lịch sử và giờ học trở thành quá trình nhồi nhét tri thức; các bài kiểm tra, bài thi biến thành công cụ thử thách dung lượng và chức năng bộ nhớ của học sinh.

Trong giáo dục lịch sử từ giờ về sau, ở mức độ nhất định việc làm cho học sinh ghi nhớ và lý giải tri thức vẫn cần, tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu đã nêu ra ở trên, các phương pháp chỉ đạo học tập lịch sử hiện đại dựa trên sự lý giải mới về mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử cần được áp dụng rộng rãi.

Mối quan hệ giữa sử học với giáo dục lịch sử thực ra không chỉ nằm ở phạm vi “nội dung” như đã nói ở trên mà chúng còn chia sẻ điểm chung về phương pháp.

Giáo dục lịch sử trong thời kỳ toàn cầu hóa cần phải chú trọng tới phương pháp của sử học.

Nghĩa là giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh học tập dựa theo các phương pháp của sử học, đem các di vật, sử liệu tới lớp để học sinh đọc hiểu, giải mã giống như quá trình nhà sử học làm, từ đó đưa ra các sự thật, tiến hành suy đoán về bối cảnh sinh ra các sự thật đó.

Như vậy, quá trình học tập lịch sử về cơ bản trở thành quá trình tìm kiếm sự thật của sử học. Học sinh được đóng vai là “nhà sử học nhỏ t.uổi” để nghiên cứu các di vật, sử liệu.

Giáo viên giờ đây không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức cho học sinh mà chú trọng huấn luyện các em phương pháp tìm kiếm sự thật một cách khoa học, thực chứng.

Để làm được điều đó đương nhiên sách giáo khoa cũng phải được thiết kế với hệ thống các sử liệu và hoạt động học tập phong phú như : điều tra thông tin, đọc và giải mã các tư liệu, làm báo lịch sử…

Các hình thái lịch sử

Cùng với việc thực hiện các phương pháp hướng dẫn học sinh học tập nói trên, tác giả sách giáo khoa và giáo viên cần phải kết hợp khéo léo ba hình thái học tập lịch sử thông dụng trên thế giới là “thông sử”, “lịch sử theo chuyên đề” và “lịch sử lội ngược dòng”.

“Thông sử” là sự “trình bày la liệt” các sự kiện, hiện tượng theo thứ tự thời gian giống như một dòng chảy có hệ thống. “Lịch sử theo chuyên đề” là hình thái ở đó người giáo viên bằng việc thiết lập các chủ đề nhất định có thể phân chia nhỏ hơn thành “lịch sử phụ nữ”, “lịch sử trường học”, “lịch sử địa phương”…

Hình thái thứ ba là “lịch sử lội ngược dòng”. Hình thái này cũng có thể được coi như nằm trong “lịch sử theo chuyên đề”. “Lịch sử lội ngược dòng” lấy điểm xuất phát là các chủ đề (vấn đề) hiện tại và giáo viên cùng học sinh sẽ tiến hành lội ngược dòng thời gian để phân tích, lý giải nó.

Ở Việt Nam hiện tại, hình thái học tập “thông sử” chiếm địa vị chủ đạo và phổ biến. Các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo chương, bài theo thứ tự thời gian trong sách giáo khoa.

Các bài giảng của giáo viên trên lớp cũng được tiến hành theo mô thức “nguyên nhân” (hoàn cảnh), “diễn biến” (quá trình), “kết quả-ý nghĩa”. Hình thái dạy học “thông sử” này có lợi thế trong việc xác lập một hệ thống tri thức tạo nên hình ảnh khái quát về xã hội theo sự phân kỳ lịch sử.

Tuy nhiên mô thức “nguyên nhân-diễn biến-kết quả” lặp đi lặp lại đã khiến sự “trần thuật lịch sử” trở nên đơn điệu và tẻ nhạt không gây hứng thú cho học sinh.

Để khắc phục, cần phải bổ sung hai hình thái học tập “lịch sử theo chuyên đề” và “lịch sử lội ngược dòng” vào sách giáo khoa và “thực tiễn giáo dục” của giáo viên.

Trong “học tập lịch sử theo chuyên đề” cần chú trọng các nội dung lịch sử xã hội (ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục tập quán) và các nội dung tổng hợp (tích hợp) là nơi giao cắt của nhiều môn học (môi trường, an sinh xã hội, quan hệ quốc tế).

“Cách mạng” trong tư duy và cách thức kiểm tra đ.ánh giá

Cùng với chương trình và sách giáo khoa, kiểm tra đ.ánh giá (KTĐG) cũng là tâm điểm của các diễn đàn thảo luận về cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Điểm số và các kỳ thi giống như chiếc vòi rồng khổng lồ đang hút cả xã hội vào đó. Trong sự bế tắc của giáo dục, giải pháp giành được sự ủng hộ đông đảo nhất là…bỏ các kỳ thi.

Nhưng vấn đề đặt ra là giáo dục là một quá trình tạo ra sản phẩm-một dạng sản phẩm đặc biệt là con người. Nhà trường-giáo viên phải có trách nhiệm với sản phẩm ấy. Không có kiểm tra-thi cử sẽ lấy gì để kiểm định chất lượng sản phẩm ấy?

Lối KTĐG phổ biến trong giáo dục lịch sử ở trường phổ thông hiện nay là nhằm vào “tri thức” và năng lực ghi nhớ của học sinh.

Trong 3 năm (2011-2014) dạy môn Lịch sử tại trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Trường thực hành trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội), tôi đã tiến hành thực nghiệm một vài ý tưởng về đổi mới phương thức KTĐG.

Thông thường “hình ảnh” môn Lịch sử trong đầu học sinh thường là “môn học thuộc” với đầy rẫy các năm tháng, sự kiện chồng chéo không thể nhớ hết.

Nếu như đặt ra câu hỏi “Em thấy điều gì khó khăn nhất khi học môn Lịch sử?” cho các học sinh Việt Nam, có lẽ câu trả lời phổ biến nhất sẽ là “khó nhớ năm tháng, sự kiện”.

Hiện tượng này phản ánh một thực tế giáo viên chỉ chú trọng đến truyền thụ và kiểm tra tri thức lịch sử của học sinh.

Giáo dục lịch sử và nghiên cứu lịch sử xét cho cùng không phải là vì quá khứ mà là vì hiện tại. Nghiên cứu lịch sử là để tìm ra câu trả lời cho hiện tại thông qua giải mã những sự thật của quá khứ.

Giáo dục lịch sử về bản chất không phải là làm cho học sinh biết thật nhiều về quá khứ mà là tạo cơ hội và giúp học sinh giải thích được thế giới hiện thực trước mắt bằng các cứ liệu lịch sử thực chứng, từ đó chủ động suy ngẫm về hiện tại và có thái độ, hành động cải tạo hiện thực cho tốt đẹp hơn.

Ở điểm này “nhận thức lịch sử khoa học” có mối quan hệ vô cùng mật thiết với “phẩm chất công dân”. Chính vì vậy ở trong các bài tập, bài kiểm tra nói trên, tôi có vận dụng phương pháp “đóng vai” (role-playing) cùng lý thuyết “đồng cảm” vốn được sử dụng phổ biến trong giáo dục lịch sử trên thế giới.

Thông thường, thái độ, mối quan tâm, hứng thú của học sinh đối với lịch sử, xã hội là thứ rất khó “đo lường” bằng các bài kiểm tra, bài tập nhằm vào “tri thức lịch sử” nhưng bằng cách KTĐG như trên tôi đã thu được kết quả ở mức độ nhất định.

Một vấn đề đặt ra: “Giáo viên sẽ đ.ánh giá, chấm điểm bài làm của học sinh như thế nào?”. Nói một cách khác, giáo viên sẽ đ.ánh giá bài viết của học sinh dựa trên các tiêu chí nào?

Như ở phần đầu bài viết đã trình bày, mục tiêu giáo dục được xác định là “nhận thức lịch sử khoa học” và “phẩm chất công dân” vì vậy tiêu chí đ.ánh giá bài làm của học sinh sẽ phải tập trung vào những bộ phận cấu thành, những biểu hiện của chúng.

Để đ.ánh giá “nhận thức lịch sử khoa học” của học sinh, giáo viên tiến hành xem xét ở ba biểu hiện của nó: tính thực chứng, tính lô-gic, tính chủ thể.

Để đ.ánh giá “phẩm chất công dân”, giáo viên căn cứ vào hứng thú, mối quan tâm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử. Cảm xúc của học sinh trước các sự kiện đó cũng như sự “xác định vị trí và hành vi” của bản thân trước lịch sử trong dòng chảy liên tục “quá khứ-hiện tại-tương lai”.

Trong thế giới hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đi kèm với sự du nhập và phổ biến các giá trị phổ quát ngày càng mạnh mẽ. Cho dù muốn hay không Việt Nam vẫn phải hòa vào dòng sông “toàn cầu hóa”.

Trên thực tế từ khi cải cách mở cửa đến nay, Việt Nam đã ngày một tiến gần hơn đến thế giới văn minh. Con người Việt Nam, sản phẩm của giáo dục, giờ đây không chỉ sống trong môi trường “thuần Việt” nữa mà sẽ sống trong môi trường “quốc tế hóa”.

Để có thể cùng chung sống hòa bình và khẳng định được giá trị, vị thế của mình, người Việt Nam cũng cần phải có những phẩm chất và năng lực công dân có tính phổ quát.

Một nền giáo dục mở, hòa nhập và chia sẻ những giá trị phổ quát của thế giới chắc chắn sẽ tạo nên những năng lực và phẩm chất cần thiết ấy.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

"Nàng dâu bị đuổi khỏi hào môn" đáng thương nhất showbiz Hàn: Con gái tuyên bố chỉ yêu thương mẹ kế, phớt lờ tình yêu của mẹ đẻ
12:30:51 24/09/2024
Drama với Cường Seven một lần nữa khiến Tăng Phúc mất điểm trong mắt khán giả: "Hoá ra b.ị g.hét là có lý do"
12:37:29 24/09/2024
Được hỏi về 365 tỷ khắc phục hậu quả, bị cáo Trương Mỹ Lan nói "số t.iền bé quá, không nhớ được"
14:12:14 24/09/2024
Lệ Quyên hát từ thiện, chồng cũ đại gia ngồi dưới ngủ gục, tương tác sượng trân
16:31:04 24/09/2024
3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Song Hye Kyo kiếm cả trăm tỷ mà không cần nhấc 1 ngón tay
12:33:11 24/09/2024
Quang Linh Vlogs được "Sếp em Mailisa" ngưỡng mộ, khen tới tấp trên livestream
14:23:53 24/09/2024
9.500 con gà c.hết ngạt được mua hết, chủ trang trại xúc động nói lời cảm ơn
15:51:57 24/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Séc: Ukraine cần chấp nhận khả năng Nga kiểm soát một phần lãnh thổ

Thế giới

18:15:35 24/09/2024
Tổng thống Séc Petr Pavel tin rằng Kiev cần chấp nhận khả năng Nga tạm thời kiểm soát một phần lãnh thổ của Ukraine sau khi cuộc chiến khép lại.

Nỗ lực làm sạch rác trên vịnh Hạ Long sau thiên tai

Tin nổi bật

18:15:16 24/09/2024
Ban Quản lý vịnh Hạ Long kêu gọi người nuôi biển thu gom, tái sử dụng các vật liệu phao, bè nuôi bị cuốn trôi trên vịnh để kiệm chi phí tái đầu tư, chung tay dọn rác trên vịnh.

Cách chăm sóc da khỏe mạnh, không mụn độ t.uổi dậy thì

Làm đẹp

18:09:19 24/09/2024
Hiện tượng này xảy ra gần bề mặt da, các nốt đỏ sẽ thường phát triển thành mụn nhọt. Nếu tổn thương xảy ra ở sâu trong da, các cục cứng nhỏ hoặc nang có thể hình thành và đây chính là mụn nang.

4 triệu người "hóng" Nhã Phương ngấu nghiến 1 món ăn, hành động vài giây cuối thành tâm điểm

Sao việt

18:07:32 24/09/2024
Nổi tiếng là người ăn uống kiêng khem nhưng Nhã Phương đã bỏ quên hình tượng để ăn 1 món khiến khán giả cũng ngỡ ngàng.

Tình trường sóng gió của nữ MC nổi tiếng: Người cũ hầu tòa, chồng tỷ phú bị bắt

Sao châu á

18:04:09 24/09/2024
Nữ MC nổi tiếng đài CCTV - Lưu Phương Phi có 2 cuộc tình rất ồn ào, người cũ của cô phải hầu tòa vì tội nhận hối lộ, chồng cô bị bắt vì cáo buộc l.ừa đ.ảo ngân hàng.

Một cầu thủ nổi tiếng lứa U23 Thường Châu l.y h.ôn sau 4 năm chung sống với vợ hotgirl, giờ thành "gà trống nuôi con"

Netizen

17:57:40 24/09/2024
Lứa U23 Việt Nam giành chức Á quân U23 châu Á diễn ra tại Thường Châu (Trung Quốc) năm 2018 đến nay đều đã dần yên bề gia thất . Nhưng cũng có những cặp đôi đến nhanh rồi chóng tàn.

Nội bộ fan anh tài là "quái vật âm nhạc" chiến nhau: Tố trưởng FC khiến idol mang tiếng "bắt cá hai tay", đòi sa thải cả ekip nghệ sĩ

Nhạc việt

17:37:06 24/09/2024
Sự khác biệt giữa cách vận hành, tiếp nhận thông tin và ủng hộ thần tượng tạo nên mâu thuẫn khó dung hoà. Thời gian qua, hàng loạt FC nghệ sĩ nam hỗn chiến .

Cay đắng nhất cuộc đời làm fan: Đang xem concert thì đọc được tin nhóm sắp tan rã

Nhạc quốc tế

17:34:33 24/09/2024
Concert hôm 23/9 tại Nhật Bản có lẽ là ký ức khó quên nhất với người hâm mộ, vì một thông tin trời giáng đã ập đến ngay khi các chàng trai đang biểu diễn.

Khả Ngân 'nên duyên' với tài tử Bollywood trong phim mới

Hậu trường phim

17:31:37 24/09/2024
Diễn viên Khả Ngân sẽ đóng cặp cùng tài tử Bollywood Shantanu Maheshwari trong bộ phim điện ảnh Love in Vietnam .

Ngọc Trinh xinh đẹp trong bộ ảnh thời trang trẻ, điểm tông hồng ngọt ngào

Phong cách sao

17:26:10 24/09/2024
Gần đây, cô tập trung công việc livestream bán hàng trên một số sàn thương mại điện tử, vì vậy gu ăn mặc cũng gắn liền với những local brand cho các teen girl.

Quần đảo hoang sơ được du khách ví như "Maldives thu nhỏ", sở hữu vị trí đặc biệt, gần đảo ngọc nổi tiếng

Du lịch

17:21:35 24/09/2024
Sau khi những bức hình về quần đảo được đăng tải trên các diễn đàn du lịch, nhiều người đã phải trầm trồ: Chẳng khác nào một Maldives thu nhỏ .