Học trải nghiệm với chuyên đề “Ươm mầm tinh thể – Kết nối yêu thương”
Ngày 7/4, Trường THPT Lê Thánh Tôn, Quận 7, TP.HCM đã thực hiện chuyên đề học tập ngoại khóa với chủ đề “Ươm mầm tinh thể – Kết nối yêu thương” dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị Tuyền-giáo viên môn Hoá.
Học sinh Trường THPT Lê Thánh Tôn, Quận 7 trong chuyên đề “Ươm mầm tinh thể-Kết nối yêu thương”
Chuyên đề nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học ở các môn Khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp.
Trong buổi hoạt động chuyên đề ngoại khóa, tổ Hóa học mời một chàng trai với cái tên đặc biệt “Chàng trai tinh thể” – Nguyễn Bá Tuyên, người luôn sống hết mình với đam mê nghiên cứu khoa học lĩnh vực tinh thể học, khoáng vật, địa chất học.
Ở phần đầu tiên là hoạt động “Truyền lửa đam mê – Gắn kết yêu thương”, học sinh được lắng nghe chia sẻ từ Nguyễn Bá Tuyên về chặng hành trình chinh phục giấc mơ ươm mầm tinh thể, những chuyến đi khắp mọi miền đất nước để tìm hiểu về khoáng sản, địa chất, khoáng vật, tinh thể, mang về nghiên cứu và triển lãm.
Qua đó các em hiểu được thanh xuân tươi đẹp là không ngừng sống với đam mê và phải thật sự cố gắng biến giấc mơ thành hiện thực.
Video đang HOT
Cô Lê Thị Tuyền chuẩn bị dụng cụ và hoá chất cho học sinh trải nghiệm thực hành trong chuyên đề
Phần thứ hai của chuyên đề mang tên trải nghiệm , các em học sinh hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về lý thuyết tinh thể, kỹ thuật nuôi cấy tinh thể.
Những loại tinh thể tự nhiên tồn tại chủ yếu trong khoáng vật, quặng mỏ có ở các vùng núi cao, lần lượt được Tuyên giới thiệu cho các em qua chặng hành trình đi tìm tinh thể do chính Tuyên khám phá. Học sinh vô cùng thích thú và mong ước được một lần tham gia cùng đoàn thám hiểm địa chất này, qua đó các em hiểu hơn về Địa lý khoáng sản của đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Tiếp theo là hoạt động ươm mầm, nuôi tinh thể. Những hình ảnh sáng tạo qua việc uốn nắn những sợi dây chỉ để tinh thể bám vào là cả một quá trình hình thành và phát triển những năng lực đặc thù: Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các nhóm lần lượt nuôi cấy tinh thể đồng sunfat, tinh thể KDP, tinh thể phèn chua …
Học sinh lần lượt quan sát quá trình mọc mầm tinh thể, ghi chép quá trình hòa tan và chọn dung môi phù hợp, nhiệt độ thích hợp, điều kiện tối ưu sao cho tinh thể ra đều và đẹp.
Qua hoạt động này, học sinh lần lượt so sánh, đối chiếu với kiến thức học tập trên lớp để vận dụng vào thực hành thí nghiệm, từ đó hiểu được các hiện tượng huỳnh quang, lân quang của môn Vật lí khi khảo sát đèn UV soi rọi qua tinh thể.
Cô Lê Thị Tuyền (thứ hai từ phải qua) cùng nhóm nghiên cứu tinh thể học
Tại buổi chuyên đề, cô Lê Thị Tuyền cho hay, khoa học luôn ở thật gần chúng ta. Việc định hướng nghiên cứu khoa học chuyên sâu không hề đơn giản nhưng nếu có đam mê và nghị lực học sinh sẽ theo đuổi và chinh phục nó đến cùng.
“Đường đi muôn dặm phải bắt đầu bước đầu tiên, đó là điều tôi muốn các em học sinh của mình được truyền lửa đam mê khoa học qua hoạt động ngoại khóa này. Qua nhiều hoạt động, dần hình thành những năng lực, kỹ năng làm thí nghiệm, nghiên cứu định hướng mai sau”, cô Tuyền cho biết.
Thầy Hoàng Lương Hạo tổ trưởng chuyên môn Hóa học Trường THPT Lê Thánh Tôn, cụm trưởng cụm chuyên môn 2 tại TP.HCM chia sẻ: “Hoạt động học tập ngoại khóa tích hợp liên môn Hóa học, Vật lí, Toán học, Địa lí … nhằm tạo sân chơi học thuật cho các em học sinh thấy được ý nghĩa của bộ môn Hóa học nói riêng và Khoa học nói chung. Qua đó tạo động lực giúp các em yêu thích và đam mê môn học hơn, có những định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp ở tương lai.”
Học sinh trải nghiệm tại chuyên đề
Buổi hoạt động chuyên đề có rất nhiều giáo viên các trường THPT trong cụm 2 đến tham dự, cũng là cơ hội để sinh hoạt chuyên môn cụm và chia sẻ phương pháp dạy học mới nhằm lan tỏa tinh thần đổi mới giáo dục và sáng tạo nhằm thích ứng chương trình GDPT 2018 sắp tới.
Nhà trường cho học sinh đi học tập ngoại khóa phải được phụ huynh đồng thuận
Các nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập ngoại khóa phải lựa chọn những công ty cung cấp dịch vụ có đủ năng lực, uy tín, xe vận chuyển đảm bảo chất lượng.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quy định về đảm bảo an toàn trường học giáo dục an toàn giao thông năm học 2020 - 2021.
Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT, các trường học trực thuộc tiếp tục chủ động phối hợp cùng chính quyền và công an địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học theo Quy chế phối hợp số 505/QCPH/SGDĐT-CATP ngày 27/02/2017.
Học sinh hứng thú học tập qua các hoạt động trải nghiệm. Ảnh: Internet.
Cùng với đó là kiểm tra cơ sở vật chất (tường bao, móng, trần, tường, cống rãnh, cây xanh, bàn ghế, bảng, hệ thống điện, những điểm có nguy cơ gây tai nạn thương tích trong trường học...) và có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời, thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy trong đơn vị.
Các đơn vị tăng cường kiểm soát và giám sát khi khách đến liên hệ công tác, thực hiện nghiêm túc lịch trực cơ quan, không để người lạ xuất hiện trongcơ quan đơn vị.
Cùng với đó là tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19 và dịch bệnh theo mùa khác; chú trọng công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm soát chất lượng chặt chẽ chất lượng và vệ sinh an toàn nguồn thực phẩm cung cấp vào trường học.
Các phòng GD&ĐT và nhà trường tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, những kỹ năng tham gia giao thông an toàn, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông theo quy định. Các nhà trường phải chủ động phối hợp cùng chúng quyền địa phương tìm biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường.
Sở GD&ĐT Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh các đơn vị khi lựa chọn địa điểm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tham quan, học tập ngoại khóa cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trên địa bàn Thủ đô hoặc các tỉnh lân cận phải phù hợp với lứa tuổi, đối tượng tham gia.
Việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập ngoại khóa phải được sự thống nhất và đồng thuận của phụ huynh học sinh. Các nhà trường phải lựa chọn những công ty cung cấp dịch vụ có đủ năng lực, uy tín, xe vận chuyển đảm bảo chất lượng, lái xe phải có ý thức tốt, trách nhiệm cao. Lái xe phải đặc biệt nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bố trí cán bộ giáo viên, phụ huynh cùng tham gia và quản lý học sinh bảo đảm an toàn khi tổ chức.
ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM tuyển bổ sung 14 ngành học Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào các ngành chỉ từ 14 điểm, tính theo tổ hợp ba môn. Ảnh: PA Chiều 7-10, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã có thông báo tuyển sinh bổ sung cho 14 ngành học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Đáng nói, tổng chỉ tiêu trường cần...