Học tốt môn Tiếng Anh trên Internet: Nỗ lực từ hai phía
Dạy và học trực tuyến được áp dụng tại nhiều địa phương giúp học sinh ôn luyện và học bài mới. Là hình thức học mới, đòi hỏi thầy và trò có sự vào cuộc, kết hợp để cùng hướng tới một mục tiêu.
Ảnh minh họa/INT
Kết hợp nhiều phần mềm
Cô Trần Thủy Tiên, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang) cho biết: Qua 2 tháng khai thác trang web E-Learning của nhà trường cộng với việc sử dụng phần mềm Zoom để thực hiện các tiết dạy, cô và các GV của trường nhận thấy việc dạy và học online là một phần chắc chắn phải có trong chương trình giáo dục phổ thông và muốn có hiệu quả cần có nỗ lực cả hai phía, từ giáo viên và cả học sinh. Giáo viên phải thiết kế được bài giảng, bài tập khoa học, hấp dẫn để thu hút học sinh. Học sinh phải tích cực, chủ động và hoàn tất việc chuẩn bị bài trước khi vào tiết học.
Theo cô Đinh Kim Oanh, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, (TP Cần Thơ), muốn dạy trực tuyến môn Tiếng Anh hiệu quả cần có sự thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn. Các nhóm phải lên kế hoạch cụ thể dạy nội dung gì, sau đó phân chia các phần việc cho từng thành viên chuẩn bị. Sau đó cùng thống nhất một giáo án chung và chuẩn bị chu đáo để tiến hành dạy online. Với khối 12 nội dung dạy sẽ xoay quanh việc ôn luyện kiến thức và dạy bài mới.
Tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, các giáo viên bộ môn Tiếng Anh đã thành thục với việc dạy học trực tuyến cho học sinh. Hiện, mỗi tuần học sinh lớp 12 sẽ được học 4 tiết Tiếng Anh vào sáng thứ 7. Các giáo viên dạy sẽ tập trung tại phòng học ngoại ngữ của trường để lên lớp cho HS của lớp mình. Tiết 1 các em sẽ được học bài mới trên phần mềm Zoom. Tiết thứ 2, GV sẽ chia sẻ các bài tập trên phần mềm Shub Classroom và Google Classroom để học sinh có thể thực hiện làm các bài tập trên đó. Tính ưu việt của các phần mềm này là khi học sinh làm bài tập, thầy cô có thể kiểm soát được thời gian làm bài cũng như mức độ đúng sai của từng em. Sau khi hết tiết luyện tập, vào tiết 3 và tiết 4 GV sẽ quay trở lại lớp học trên phần mềm Zoom để chữa bài tập và củng cố các kiến thức.
Video đang HOT
Cô giáo Trần Thủy Tiên dạy trực tuyến.
Thầy trò cùng nỗ lực
Cô Trần Thủy Tiên chỉ ra những khó khăn cần phải khắc phục. Với giáo viên, soạn giảng một bài cho học sinh tự học đòi hỏi thầy cô phải đặt mình vào vị trí của học sinh, hiểu được các em cần gì trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Từ đó thầy cô mới có thể trình bày được hết phần nền kiến thức học sinh cần. Song song với đó, GV phải tạo bài tập như thế nào cho các em giỏi phải đầu tư suy nghĩ nhưng không phải là rào cản cho các em yếu hơn. Như vậy, để dạy 1 tiết online, GV phải đầu tư nhiều thời gian hơn và đồng thời phải hợp tác cùng nhau mới có thể thiết kế được các bài giảng có giá trị. Còn với HS, cần tính tự giác, tự học rất cao.
“Để thực hiện một tiết dạy online đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo hơn so với một tiết học bình thường. Không những vậy trong quá trình lên lớp ngoài việc dạy, thầy cô phải có cách bao quát để nhắc nhở các em tự giác tập trung. Đến thời điểm này, tôi đã ôn luyện cho HS lớp 12 được khoảng 7 đề Tiếng Anh giống như đề thi THPT quốc gia. Việc dạy và ôn luyện cho các em ôn tập cũng không có khó khăn gì”, cô Đinh Kim Oanh chia sẻ.
Châu Anh
Các môn học lớp 9: Nhẹ gánh sau giảm tải
Sau khi nhận được hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT về tinh giản các môn học, nhiều giáo viên cho rằng, nội dung cơ bản bảo đảm được vấn đề cốt lõi, đủ kiến thức và học sinh lớp 9 sẽ nhẹ gánh sau giảm tải.
Một buổi học qua truyền hình của học sinh lớp 9. Ảnh: Trần Dũng
Bám sát trọng tâm
Cô Dương Thu Hà - giáo viên dạy Văn, trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, cho biết, môn Văn lớp 9 theo chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT đã giảm dung lượng đáng kể, tập trung vào tiết giảm kỹ năng luyện tập kịch nói và văn học nước ngoài. Cô Hà nhận định, việc điều chỉnh này khá phù hợp về dung lượng do học kỳ I, học sinh đã phải học khối kiến thức khá nặng môn học này. Hơn nữa, nội dung sau giảm tải đã đáp ứng đủ yêu cầu chương trình dạy học, bám trọng tâm.
Đánh giá về nội dung tinh giản ở môn Toán, nhiều giáo viên cho hay, cơ bản nội dung không điều chỉnh nhiều, chỉ lược một số bài nâng cao liên quan hình học không gian, cung chứa góc, góc tạo bởi tia tuyến tuyến và dây cung. Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Hà - giáo viên dạy Toán trường THCS Lê Lợi, quận Hà Đông, nội dung về công thức nghiệm đã được thu gọn, điều này là hợp lý bởi học sinh chỉ cần nhớ một công thức, không cần nhớ nhiều dễ bị rối.
Với môn Tiếng Anh, nhiều giáo viên đều chung nhận xét, đã giảm đi phần kỹ năng học sinh không thi vào lớp 10. Theo phân tích của cô Đỗ Thị Yên Ninh - giáo viên dạy Tiếng Anh trường THCS Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP Hà Nội: "Năm nay, học sinh lớp 9 không phải học nặng kỹ năng nghe, mà khi thi vào lớp 10 lại thi trắc nghiệm, không có phần kỹ năng này, do vậy, chắc chắn các em đã được giảm tải đi khá nhiều".
Cũng liên quan đến nội dung giảm tải môn Tiếng Anh, nhiều giáo viên cho biết, với hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các nội dung giảm tải thuộc chương trình học đại trà (cũ), trong khi Hà Nội và nhiều địa phương đã áp dụng chương trình dạy môn Tiếng Anh thí điểm. Với tình huống này, để chủ động, giáo viên các trường sẽ căn cứ vào nội dung giảm tải của Bộ GD&ĐT để điều chỉnh nội dung giảng dạy của mình dù 2 chương trình khác nhau.
Không kiểm tra nội dung đã tinh giản
Đánh giá chung về nội dung tinh giản của Bộ GD&ĐT ở khối lớp 9, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông nhìn nhận, với việc tinh giản nội dung nâng cao và bớt tính ứng dụng chưa phù hợp, chưa thật cần thiết với lứa tuổi THCS, học sinh lớp 9 và nhiều phụ huynh đã "thở phào" khi nghĩ đến các đề thi. Đặc biệt, môn Văn năm nay được giới chuyên môn cho rằng đã bớt đi nhiều nội dung phức tạp hoặc đã được truyền thụ ở quá trình giảng dạy khối lớp 6, 7, 8 nên học sinh sẽ được giảm tải đáng kể, tự tin bước vào kỳ thi lớp 10 sắp tới.
Trên tinh thần đề cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, các môn học có tính nâng cao, nhà trường sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khẳng định sẽ không kiểm tra, đánh giá các nội dung đã tinh giản. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã định hướng tinh giản theo từng môn học cụ thể với tinh thần tinh giản những kiến thức nâng cao, giữ lại nội dung cốt lõi. Bộ GD&ĐT với từng môn học sẽ nói rõ "không dạy", "không làm", "không thực hiện" đối với một số nội dung, như các vấn đề liên quan thí nghiệm, thực hành do học sinh ở nhà không có điều kiện thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng định hướng sẽ khuyến khích học sinh tự làm các thí nghiệm, thực hành nếu với các dụng cụ đơn giản. Đối với những bài tập mang tính nâng cao hoặc những bài tập mà kỹ năng được hình thành thông qua một số bài tập khác, các giáo viên có thể không tổ chức dạy mà khuyến khích học sinh tự làm. Với các nội dung mang tính vận dụng, mở rộng, nâng cao, học sinh có cơ hội để vận dụng ở những năm tiếp theo.
Sẵn sàng ôn luyện cho học sinh thi vào trường chuyên
Do các chương trình nâng cao gần như được tinh giản, bởi vậy, với trường hợp học sinh thi vào các trường chuyên sẽ gặp khó khăn nhất định. Về phía nhà trường, sẵn sàng hướng dẫn các học sinh ôn luyện để thi các kiến thức nâng cao.
Bà Nguyễn Thị Vân Hồng - Hiệu trưởng trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
Bảo Thắng
Giáo viên loay hoay vì tinh giản nội dung theo sách khác thực tế dạy học Nhiều giáo viên đang giảng dạy chương trình Tiếng Anh hệ 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp khó khăn khi nội dung tinh giản lại theo sách Tiếng Anh hệ 7 năm. Tại Việt Nam hiện nay, phổ biến trên toàn quốc là hệ 7 năm và hệ 10 năm. Ảnh: HN Bộ Giáo dục và Đào tạo đã...